TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ăn nhanh và ăn chậm: Thói quen nào tốt cho sức khỏe hơn?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ăn nhanh và ăn chậm: Thói quen nào tốt cho sức khỏe hơn?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9646

Bài gửiGửi: Sun Apr 14, 2024 11:17 pm    Tiêu đề: Ăn nhanh và ăn chậm: Thói quen nào tốt cho sức khỏe hơn?

Ăn nhanh và ăn chậm: Thói quen nào tốt cho sức khỏe hơn?


Đối với những người đã quen với việc ăn nhanh, họ thường vô tình tiêu thụ quá nhiều thức ăn trước khi óc nhận được tín hiệu rằng họ đã no.

Thói quen ăn uống của chúng ta được hình thành trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Người ăn nhanh có thể là do họ thường bận rộn, thời khóa biểu công việc dày đặc; điều này ngược lại với người ăn chậm, nhưng người ăn chậm không nhất thiết là họ rảnh rỗi hơn, có thể họ đã quen với việc này từ nhỏ, họ coi việc ăn uống như một nghi thức của cuộc sống, mỗi miếng ăn là một hương vị, một kinh nghiệm...

Điều này đặt ra một câu hỏi: Ăn nhanh và ăn chậm, thói quen nào tốt cho sức khỏe hơn?



Ảnh hưởng của tốc độ ăn uống tới sức khỏe

Đề cập đến mối liên hệ giữa tốc độ ăn uống và sức khỏe, chúng ta sẽ thấy rằng việc lựa chọn tốc độ ăn uống không phải là vấn đề tầm thường.

Đối với những người đã quen với việc ăn nhanh, họ thường vô tình tiêu thụ quá nhiều thức ăn trước khi óc nhận được tín hiệu rằng họ đã no.

Việc vô tình ăn quá nhiều này, tích lũy theo thời gian, có thể dẫn đến tăng cân, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các nguy cơ về sức khỏe như béo phì, tăng lipid máu và hội chứng chuyển hóa.

Ngoài ra, việc nuốt thức ăn nhanh còn có thể gây khó tiêu vì thức ăn nhai không kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày.

Ngược lại, những người ăn chậm dường như có thể tránh được những nguy cơ này ở một mức độ nhất định.

Nghiên cứu cho thấy ăn chậm hơn giúp giảm lượng thức ăn nạp vào vì nó giúp óc có đủ thời gian giải quyết cảm giác no, từ đó giảm nguy cơ ăn quá nhiều. Ví dụ, nghiên cứu đã phát giác ra rằng trẻ ăn chậm có nguy cơ thừa cân thấp hơn 39% so với trẻ ăn nhanh.

Tổng hợp lại, từ góc độ sức khỏe, ăn chậm rõ ràng là một lựa chọn tốt hơn. Bằng cách nhận biết tác động của tốc độ ăn uống đối với sức khỏe và có những điều chỉnh phù hợp, chúng ta có thể thúc đẩy tốt hơn sự phát triển hài hòa giữa cơ thể và tinh thần.



Làm thế nào để kiểm soát tốc độ ăn uống?

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đưa ra tốc độ ăn chính xác được đề nghị. Người ta thường tin rằng tốc độ ăn lý tưởng sẽ cho phép bữa ăn kéo dài khoảng 20 đến 30 phút, vì óc phải mất khoảng thời gian tương ứng mới nhận được tín hiệu no.

Làm thế nào đạt được điều này?

Đầu tiên, hãy cố gắng ăn chậm lại một cách có ý thức. Bạn có thể theo dõi thời gian bữa ăn của mình bằng đồng hồ hẹn giờ để bảo đảm mỗi bữa ăn kéo dài ít nhất 20 phút.

Một phương pháp khác là tăng số lần nhai như thêm nhiều rau lá xanh và các thực phẩm khác cần nhai nhiều, nhai mỗi ngụm thức ăn từ 20 đến 30 lần, điều này không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn dễ hơn mà còn kéo dài thời gian bữa ăn.

Sử dụng dụng cụ ăn uống nhỏ hơn cũng là một mẹo hiệu quả. Những chiếc thìa và nĩa nhỏ sẽ làm chậm quá trình ăn uống của bạn một cách tự nhiên bằng cách hạn chế lượng thức ăn trong mỗi miếng ăn.

Ngoài ra, đặt dụng cụ ăn xuống, hít một hơi thật sâu hoặc nhấp một ngụm nước sau mỗi miếng ăn có thể giúp bạn sống chậm lại và thưởng thức từng miếng ăn.

Cuối cùng, điều quan trọng là tránh bị phân tâm trong khi ăn. Cố gắng không xem TV hoặc sử dụng điện thoại trong khi ăn, vì điều này sẽ khiến bạn ăn nhanh hơn mà không nhận ra.



Chúng ta có thể kết hợp những phương pháp này vào thói quen sinh hoạt hàng ngày và tìm ra nguyên nhân khiến chúng ta ăn nhanh.

Bạn có thể ghi lại nhật ký ăn uống của mình trong vòng một tuần: bạn đã ăn ở đâu, bạn làm gì khi ăn, bạn cảm thấy thế nào và mất bao lâu để hoàn thành.

Làm điều này không chỉ giúp bạn xác định được nguyên nhân điển hình dẫn đến việc ăn nhanh, nó còn giúp bạn nhận thức được thời điểm mà bạn có khuynh hướng dành thời gian và thưởng thức món ăn của mình tốt hơn.

Việc kết hợp những chiến lược này vào cuộc sống hàng ngày không có nghĩa là chúng ta nên quá ám ảnh với việc ăn uống, nó đơn giản sẽ thúc đẩy một lối sống lành mạnh hơn bằng cách điều chỉnh tốc độ ăn uống.

Tóm lại, việc thay đổi thói quen cần có thời gian và nỗ lực kiên trì. Hãy dành thời gian, tìm ra tốc độ ăn uống lành mạnh phù hợp với bạn nhất thông qua luyện tập và biến việc ăn uống thành một niềm vui trong cuộc sống.

(theo Zhao Li)
Nhật Duy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân