TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhiễm ký sinh trùng ruột non Giardia: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhiễm ký sinh trùng ruột non Giardia: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9646

Bài gửiGửi: Thu Apr 11, 2024 11:22 pm    Tiêu đề: Nhiễm ký sinh trùng ruột non Giardia: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị

Nhiễm ký sinh trùng ruột non Giardia:
Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị

Bệnh Giardia (nhiễm trùng ruột non do ký sinh trùng Giardia) phổ thông khắp nơi trên thế giới và gây ra triệu chứng tiêu chảy. (Hình: The Epoch Times)


Hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 7.15 triệu bệnh nhân bị bệnh từ nguồn nước bị nhiễm bẩn, trong đó nhiễm ký sinh trùng Giardia là nguyên nhân phổ thông nhất. Năm 2018, có 15,579 trường hợp nhiễm bệnh Giardia ở Hoa Kỳ, trong đó gần 97% được xác nhận.

Ký sinh trùng Giardia có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa qua nước, đất hoặc phân. Loài ký sinh trùng ruột này phát triển trong ruột non của con người và các động vật có xương sống khác, chẳng hạn như hải ly và chim.

Nhiễm trùng ruột non do ký sinh trùng Giardia, hay còn gọi là bệnh Giardia, có thể tàn phá đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, kém hấp thụ và có thể để lại biến chứng lâu dài.

Các triệu chứng sớm của bệnh Giardia

Các triệu chứng của bệnh Giardia rất đa dạng, bao gồm:

• Tiêu chảy

• Kém hấp thụ

• Đầy hơi

• Đau bụng

• Mệt mỏi

• Giảm cân

Bệnh Giardia cũng có thể không có triệu chứng. Tình trạng này có thể là mạn tính hoặc cấp tính và có thể dai dẳng.


Kén Giardia sau khi vào cơ thể sẽ trưởng thành và truyền nhiễm ruột non, nơi ký sinh trùng phá vỡ hệ vi sinh vật khỏe mạnh. (Hình: The Epoch Times)


Nguyên nhân gây bệnh Giardia?

Bệnh Giardia truyền nhiễm qua đường phân-miệng. Ký sinh trùng Giardia tạo ra các kén ký sinh trùng được bài tiết qua phân. Kén này có thể lây ngay khi chúng được bài tiết ra. Kén có thể tồn tại trên bề mặt, trái cây, rau và nước trong nhiều tuần đến nhiều tháng. Ăn phải kén Giardia sẽ dẫn đến nhiễm Giardia.

Tôi có thể bị nhiễm bệnh ở đâu?

Nguyên nhân gây bệnh qua đường nước này không tồn tại trong hệ thống nước thủy cục của các nước phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, các mầm bệnh liên quan đến màng sinh học và kháng chlorine cũng như việc sử dụng nước giải trí (nước giải trí là nước chúng ta câu cá, chèo thuyền, vui chơi, bơi lội. Có hai loại nước giải trí, đã qua xử lý và chưa qua xử lý. Vô tình uống phải cả hai loại nước giải trí này có thể dẫn đến bệnh tật do tiếp xúc với mầm bệnh hoặc chất gây ô nhiễm hóa học) là những thách thức hiện đại dẫn đến cơ hội cho căn bệnh này xuất hiện trở lại.

Có thể bị nhiễm Giardia từ nước uống. Ví dụ, đường ống cũ trong tòa nhà hoặc nước từ giếng tư nhân có thể chứa ký sinh trùng.

Nhiễm Giardia cũng có thể xảy ra tại khu vui chơi ở công viên nước và các cơ sở giải trí dưới nước khác. Theo một nghiên cứu chứng bệnh được công bố trên tập san Epidemiology & Infection (Dịch tễ học & Nhiễm trùng) mầm bệnh kháng chlorine có thể cư trú trong nước giải trí và hệ thống ống nước này.

Ai dễ bị nhiễm ký sinh trùng Giardia?

Những người có nguy cơ cao nhất là:

• Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh

• Du khách quốc tế

• Người đi bộ uống nước từ sông, hồ, hoặc suối

• Những người bơi trong vùng nước tự nhiên

• Những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn

• Người chăm sóc tiếp xúc với tã hoặc trẻ em mặc tã

• Người đang dùng thuốc trụ sinh

• Những người bị bệnh đường tiêu hóa mạn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh celiac

Các testing để phát giác bệnh Giardia

Thử kháng nguyên trong phân bằng phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG, IgM giúp chẩn đoán bệnh.

Nuôi cấy dịch hút tá tràng.

Các biến chứng của bệnh Giardia

• Biến chứng ở mắt

• Chán ăn và tình trạng dinh dưỡng kém

• Viêm khớp

• Bệnh bắp thịt

• Phát ban

• Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS)

• IBS sau nhiễm trùng

• Chứng khó tiêu tác dụng

Biến chứng lâu dài của bệnh Giardia trên trẻ em

Bệnh Giardia có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, có thể bao gồm:

• Thiếu sắt

• Thiếu vi chất dinh dưỡng

• Suy dinh dưỡng protein-năng lượng

• Khiếm khuyết về nhận thức

• Chậm tăng trưởng

Thuốc điều trị bệnh Giardia

Bệnh Giardia thường khỏi trong vòng hai đến ba tuần khi được điều trị bằng thuốc.

Loại thuốc phổ thông nhất được sử dụng để điều trị bệnh Giardia là trụ sinh nitroimidazole, gồm metronidazole và tinidazole. Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên International Journal for Parasitology: Drugs and Drug Resistance (Tập san Quốc tế về Ký sinh trùng: Thuốc và Kháng thuốc), việc điều trị bằng những loại thuốc này có hiệu quả từ 80 đến 90%.

Tác dụng phụ có thể xảy ra của nitroimidazole là:

• Buồn nôn

• Mệt mỏi

• Khó chịu

• Nôn

• Yếu ớt

• Nhức đầu

Cần lưu ý rằng hiện tượng ký sinh trùng kháng thuốc đang gia tăng.

Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến bệnh Giardia như thế nào?

Bệnh Giardia thường dễ điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn khi kéo dài và bệnh Giardia trở thành mạn tính. Bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống của bệnh nhân và dẫn đến cảm giác tuyệt vọng.

Cảm giác tuyệt vọng khi bị bệnh Giardia mạn tính hoặc kéo dài có thể biểu lộ dưới dạng căng thẳng. Căng thẳng có thể làm gián đoạn tiếp xúc ruột-óc. Khi căng thẳng tăng lên, cường độ đau, triệu chứng đầy hơi và khó chịu cũng có thể tăng lên. Căng thẳng có thể làm mỏng lớp bảo vệ của ruột và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh Giardia. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến tốc độ thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, đôi khi dẫn đến tiêu chảy.

Sự tái phát các triệu chứng cũng có thể là do hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng (PI-IBS). Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ đối với IBS. Tuy nhiên, các yếu tố tâm lý dường như không ảnh hưởng đến PI-IBS vì chúng gây ra tình trạng mệt mỏi mạn tính sau khi nhiễm bệnh Giardia. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu tác động tâm lý của PI-IBS.

Bệnh Giardia mạn tính có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin A, B12 và folate. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin B12 và folate có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, bổ sung vitamin A có thể có lợi trong việc bảo vệ khỏi bệnh Giardia, mặc dù quá liều vitamin A đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến tác dụng nhận thức.

Các phương pháp tiếp cận tự nhiên đối với bệnh Giardia

Cách tiếp cận chung là sử dụng kết hợp dinh dưỡng và thực vật hoặc thảo dược.

Ăn thực phẩm nguyên chất, thực phẩm dồi dào chất xơ và ít chất béo, đồng thời tránh thực phẩm chứa nhiều đường lactose và đường tinh luyện có thể giảm thiểu các triệu chứng.

Đưa men vi sinh và mầm lúa mì vào phương pháp ăn uống hàng ngày cũng có thể giúp loại bỏ ký sinh trùng.

Tỏi và các loại thảo mộc khác có chứa berberine đã được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng đối với bệnh Giardia nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những tuyên bố này.

Nghiên cứu trường hợp được báo cáo trên Epidemiology & Infection (Tập san Dịch tễ học & Nhiễm trùng) đã đề cập rằng mối liên hệ giữa những người tiêu thụ trái cây và rau sống và việc giảm tỷ lệ bị bệnh Giardia đã được chứng minh. Nhưng một lần nữa, tiền đề này cần được nghiên cứu thêm.

Ngăn ngừa bệnh Giardia như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh Giardia là thay đổi hành vi, bao gồm:

    • Rửa tay sau khi chạm vào trẻ đang mặc tã hoặc bắt tay người khác.

    • Rửa sạch sau khi bơi trong vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo.

    • Rửa sạch sau khi bơi trong công viên nước hoặc các cơ sở giải trí dưới nước khác.

    • Tránh bơi trong những vùng nghi ngờ có nước đọng, chẳng hạn như hố sỏi.

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi quốc tế:

    • Mang theo và sử dụng nước rửa tay.

    • Uống nước đóng chai hoặc đun sôi nước từ vòi trước khi uống hoặc nấu ăn.

    • Chỉ ăn thực phẩm đã được rửa sạch và nấu chín kỹ.

(theo Dawn Sheldon)
Thu Anh biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân