TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Khác biệt thuốc bắc và dược thảo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Khác biệt thuốc bắc và dược thảo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sat Mar 23, 2024 11:14 pm    Tiêu đề: Khác biệt thuốc bắc và dược thảo

Khác biệt thuốc bắc và dược thảo


Dược thảo và thuốc bắc cũng từ thực vật mà ra và đôi khi lấy từ động vật. Tuy nhiên cách ứng dụng thì khác nhau rất nhiều về nguyên tắc nghiên cứu và lâm sàng trị bệnh. Nhân loại Đông cũng như Tây đều có nói tới âm dương, nhưng dùng nó để lý luận trong y học thì rõ ràng Đông áp dụng chủ yếu hơn Tây. Thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu để biết những khác biệt về dược thảo và thuốc bắc thường dùng hàng ngày, hỗ trợ cho sức khỏe và đời sống con người.


Những sự khác biệt

Thuốc bắc (Đông dược) đã được người xưa phân biệt và xếp loại thuộc dương, âm một cách chính xác để áp dụng chữa bệnh.


1. Về âm dương: Thuốc bắc phân biệt về âm dương, tại sao phải phân biệt về âm dương theo y lý y khoa Đông phương?

Học thuyết âm dương là tự hào của người phương Đông, đặc biệt đối với Đông y. Người xưa chỉ gọi âm dương tổng quát một lần (Thái Cực, Thị Sinh Lưỡng Nghi). Sau đó cũng là thuộc âm dương, nhưng đều có tên gọi khác nhau, nếu còn dùng hai chữ Âm Dương thì là từ ghép với một thể khác. Thí dụ chỉ dùng từ đơn hoặc âm, hoặc dương. Còn như các cặp hàn nhiệt, khí huyết, thủy hỏa thì đã có tứ tượng, nên phân biệt âm dương rõ ràng như loại hàn thì có âm hàn, dương hàn; loại nhiệt thì âm nhiệt, dương nhiệt; loại khí thì có âm khí, dương khí; loại huyết thì có âm huyết, dương huyết; loại thủy thì có dương thủy, âm thủy: loại hỏa thì có dương hỏa, âm hỏa...

Trong tự nhiên, sự vật nào cũng có hai mặt âm dương, hình thành một bản chất không thể chia lìa với hiện tượng như thời ngày và đêm; không có trên dưới, trong ngoài; giống có đực cái... cơ cấu của dịch lý là đạo tự nhiên hằng có giữ các cặp âm dương kể trên.

Luận đạo âm dương phải tuân theo đạo tam cực mà tự nhiên biểu lộ bằng các khiếu nơi mặt mỗi người, trên là mặt, giữa là tai-mũi, dưới là miệng.

Đạo tự nhiên, đâu đâu cũng biểu hiệu có ba cực, cho nên ngoài lý luận âm dương đối lập, chúng ta còn phải áp dụng âm dương thống nhất kéo dài bằng cách lập luật biểu lý, là bỏ quên một màng lưới kinh lạc gọi là tấu hằng có nơi con người.

Âm dương là hiện tượng những cơ cấu liên kết thành một thể mới là bản chất Đạo, chính là đường liên kết này. Cho nên làm thuốc Đông Y mà không hiểu đạo lý thì tất nhiên luận âm dương sai lệch.

Thuốc Đông dược đã được người xưa phân biệt và xếp loại thuộc dương, âm một cách chính xác để áp dụng chữa bệnh. Rồi sau đó mới kèm theo những đặc tính khác như giáng khí, tiêu thấp, tiêu đàm, lợi tiểu, tả hạ,...

Thí dụ: Khi một bệnh nhân bị bón, đi cầu không được, tới người thầy thuốc Đông y phải tìm hiểu nguyên nhân vì bón như ăn nhiều thức ăn có nhiều chất đạm, thịt chẳng hạn, hay bón do ăn thức ăn có nhiều dương tính, hay cơ thể có thực hỏa gây ra bón. Có nghĩa là định bệnh theo âm dương.

-Do thực hỏa gây ra bón thì người thầy thuốc phải dùng thuốc có tính chất hàn (thuộc âm) để giải nhiệt trong cơ thể, đồng thời dùng thêm dược thảo khác cho đi đại tiện dễ dàng, và điều chỉnh âm dương quân bình thì bệnh sẽ hết.

-Còn khi dùng dược thảo thì không quan tâm tới âm dương khi trị liệu. Cho nên đôi khi dùng bị phản ứng phụ làm chúng ta cảm thấy hồi hộp vì nóng quá, làm tim đập nhanh hơn, gây mất ngủ, miệng đắng... hay đôi khi chân tay bị lạnh là vì không quan tâm tới tính chất âm dương trong dược thảo.


Dược thảo chỉ được phân tích những thành phần vật chất, còn khí hóa không phân tích được, đó là lý do khác biệt giữa Đông dược và dược thảo.


2. Về khí hóa: Trong quá trình trao đổi từ dương đến âm gọi là biến, và từ âm đến dương gọi là hóa.

Tây y quan tâm tới thần kinh và nội tạng, còn Đông y chú trọng tới kinh lạc và tạng phủ. Tuy nhiên có chỗ rất khác nhau là Tây y phân biệt thần kinh giữa các cơ quan ngoại vi và nội tạng, trong khi đó Đông y lại nhìn hệ kinh lạc toàn diện từ ngoài là giác quan, giữa là kinh lạc, trong là tạng phủ đều thống nhất, trải suốt và dính liền.

Đông y truyền thống chú trọng tới cơ sở khí hóa nơi thân người, gọi là nhân thân khí hóa. Cơ sở của mạng lưới này gọi là kinh khí (có quan hệ với trời) và cũng được gọi là kinh lạc (có quan hệ với đất), do đó kinh lạc nơi thân người cũng có ba thành phần là khí-kinh-lạc (khí là vật thuộc trời, kinh là đường nơi thân, lạc là chất thuộc đất).

Cây cối hay dược thảo cũng như mọi chúng sinh đều phải sống thuận theo thiên nhiên âm dương, ngũ hành và khí hóa.

Chúng ta ở vùng nhiệt đới như Việt Nam chẳng hạn. Khi chúng ta tới Hoa Kỳ, ở những vùng khí hậu lạnh lẽo như Main, Minnisota, Boston,... chúng ta cảm thấy lạnh và rất khó chịu. Nhưng sau một thời gian thì cơ thể chúng ta sẽ thích hợp với hoàn cảnh.

Những cây dược thảo cũng vậy. Cho nên sâm Đại Hàn ở vùng cực lạnh, muốn sống còn phải hấp thụ dương khí của trời đất để sống, nên sâm Đại Hàn được xếp vào loại bổ dương. Khi chúng ta bị dương suy uống sâm Đại Hàn chúng ta cảm tháy ấm lại và ngoài ra nó còn hấp thụ được khí hạo nhiên của trời đất, cho nên chúng ta cảm thấy nhiều sinh lực khi uống vào, mặc dù đem phân tích theo vật chất thì không có nhiều loại vitamine là như vậy.

Dược thảo chỉ được phân tích những thành phần vật chất, còn khí hóa không phân tích được, đó là lý do khác biệt giữa Đông dược và dược thảo.

Thí dụ: Đương qui là một loại dược thảo được mệnh danh là nữ hoàng của dược thảo tại Âu Châu. Đông dược xếp đương qui vào loại bổ âm hay bổ huyết, vị ngọt, cay, đắng và ấm vào các đường kinh gan, tâm và tì.

Phân tích đương qui gồm có vitamine A, B12, E. Đương qui có tác dụng làm giảm căng thẳng, an tâm và tan máu bầm,giảm căng thẳng bắp thịt, thông huyết và loãng huyết.

Đương qui đối với Đông y vô cùng quan trọng để nuôi dưỡng cho cơ thể quí phụ nữ như bổ huyết, nuôi dưỡng những tuyến nhỏ, giúp điều hòa kinh nguyệt và điều chỉnh những bất thường của kinh kỳ và tình trạng mất kinh.

Nghiên cứu tại Đức cho biết đương qui giúp cho hệ thống hô hấp, làm giảm căng thẳng khí quản, vì vậy đương qui được dùng để chữa bệnh cảm và ho.

Đương qui còn giúp gia tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch, gia tăng hồng huyết cầu và làm loãng máu cục. Gần đây tại Hoa Kỳ dùng đương qui để trị bệnh dị ứng. Đương qui được nhiều nước trên thế giới dùng để bổ huyết, trị mụn, dùng chống ung thư, táo bón, nhức đầu, đau lưng và chứng tắc mạch máu.

Xem như vậy đương qui dùng trị được nhiều bệnh, nhưng Đông dược xếp đương qui vào loại bổ máu và nhất là dùng cho phụ nữ, tuy là thuốc bổ âm nhưng vẫn hấp thụ được khí hóa, nên là ôn dược. Người thiếu máu, dễ lạnh, dùng ôn dược như đương qui sẽ không bị phản ứng phụ và giúp ấm áp cơ thể theo đúng với qui luật âm dương, khí hóa trong vũ trụ và nhân thân.

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân