TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lithium kim loại quý hiếm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lithium kim loại quý hiếm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Thu Dec 07, 2023 10:13 am    Tiêu đề: Lithium kim loại quý hiếm

Lithium kim loại quý hiếm
Trần Lý Lê



Lithium (theo Cổ Hy Lạp có nghĩa là “đá”), tên hóa học là Li, đứng thứ ba trên Periodic Table. Đây là một kim loại mềm, màu trắng xám, có tính kiềm (alkali metal), dễ cháy, nhạy, dễ phản ứng [trong tiến trình hóa học] nên cần được cất giữ trong [môi trường] chân không hoặc dung dịch ít thay đổi như dầu khoáng hoặc kerosene. Khi gặp không khí, lithium chuyển màu xám xịt hoặc đen. Trong thiên nhiên, lithium lẫn trong đất như các khoáng chất; dễ hòa tan nên lithium cũng hiện diện trong nước biển hoặc trong hỗn hợp lithium chloride và potassium chloride trong thực phẩm như hạt ngũ cốc và rau cỏ.

Nhà hóa học Thụy Điển Johan August Arfwedson tìm ra lithium năm 1817 trong khoáng chất mineral petalite và được ghi nhận trên Periodic Table.



Một mỏ lithium ở Bolivia

Người Huê Kỳ đã dẫn đầu trong lãnh vực đãi lọc và chế biến lithium cho đến cuối thế kỷ XX, sau đó nguồn cung cấp kim loại này chuyển sang các quốc gia khác như Úc, Chile, và Bồ Đào Nha; Bolivia dù có nhiều lithium nhất thế giới nhưng vẫn không phải là nguồn cung cấp mạnh mẽ. Lithium được buôn bán dưới dạng lithium carbonate, Li2CO3.


Trong y học, lithium carbonate và lithium citrate đã được dùng để chữa trị bipolar disorder

Lithium dùng vào việc gì?

Trong nhiều ngành kỹ nghệ, lithium được sử dụng để thu góp các tạp chất trong quá trình gạn lọc kim loại như sắt, kẽm, đồng, chì... cũng như lọc bỏ oxygen, hydrogen, nitrogen, carbon, sulfur, các halogens và nhiều cách sử dụng khác.

Từ mấy chục năm qua, trong y học, lithium carbonate và lithium citrate đã được dùng để chữa trị bipolar disorder (rối loạn lưỡng cực?) một chứng bệnh tâm thần luân chuyển giữa trầm cảm (depression) và khích động quá mức (mania). Một lượng lithium nhỏ cũng được bá tánh dùng như chất “bổ sung”, hiệu quả chưa được chứng minh.



Pin Lithium

Lithium [âm thầm] có mặt khá lâu nhưng đến gần đây thì ‘tên tuổi’ nổi như cồn; lithium là danh xưng được nhắc đến thường xuyên vì kim loại này được dùng để chế tạo pin điện thoại [di động] và hầu như mọi dân cư địa cầu đều có điện thoại di động! Từ thập niên 90, nhờ lượng nguyên tử nhẹ, lithium được dùng trong việc chế tạo nhiều loại pin / battery [có thể] ‘nạp lại’ (rechargeable) cho xe hơi [chạy bằng điện], máy phát điện hoặc điện thoại di động, máy hình...


Núi lửa cổ xưa McDermitt Caldera tại Nevada và Oregon có thể chứa cỡ 100 megatons lithium, nguồn tài nguyên lithium lớn nhất trên Trái đất

Khi việc sử dụng lithium trở nên thường xuyên thì hãng xưởng Huê Kỳ hăm hở tìm cách thăm dò và đào xới đất đai để tiếp tục làm ăn. Vùng đất McDermitt Caldera tại Nevada và Oregon xem ra là nơi “giàu có” lắm, chất chứa cỡ 100 megatons lithium, tàn dư từ trận bùng cháy núi lửa 16 triệu năm trước đây. Nhiều lithium như thế nên tương lai của thế giới vật dụng điện tử hình như... nằm ở nơi đó nên các công ty đào mỏ đang tìm cách đào xới sao cho hợp lý và hợp pháp! May quá ta còn có một vài cơ quan chính phủ nhìn nhỏi đến đất đai, bất kể tư nhân hay đất công, hễ đào xới quy mô là phải xin phép đàng hoàng, bằng không đất đai cũng tan hoang đổ nát như ở quê nhà ngàn dặm!

Nhìn thoáng, vùng McDermitt Caldera nằm ở cuối trời xa xôi chẳng mấy người héo lánh; dãy thung lũng đá sỏi kia kéo dài dọc theo biên giới hai tiểu bang Nevada-Oregon. Xa xôi vắng người như thế nên tên tuổi lạ lẫm quá xá! Nhưng đó là chuyện cũ chứ bây giờ vùng đất kia nằm trong tầm ngắm của nhiều ngành kỹ nghệ, từ đào mỏ, tinh lọc đến chế tạo hợp chất lithium.



Theo bài tường trình trên tạp chí Science Advances của ông Tom Benson, một chuyên viên địa chất tại Đại Học Columbia University và công ty Lithium Americas Corporation, (sciadv.adh8183), McDermitt Caldera chất chứa nhiều lithium hơn dự đoán trước đây nhưng khó khăn nhất là việc khai thác món kim loại quý giá kể trên. Làm thế nào để đào xới đất đai mà vẫn bảo tồn [phần nào] mức an toàn môi sinh cần thiết theo luật pháp hiện hành.
Cần lithium thì ta cần lithium lắm, đến năm 2030 thì thế giới sẽ cần cả một megaton lithium


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân