TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thường xuyên khô miệng dù uống nhiều nước? Có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nghiêm trọng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thường xuyên khô miệng dù uống nhiều nước? Có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nghiêm trọng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Aug 13, 2023 11:42 pm    Tiêu đề: Thường xuyên khô miệng dù uống nhiều nước? Có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nghiêm trọng

Thường xuyên khô miệng dù uống nhiều nước?
Có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nghiêm trọng

Thường cảm thấy khô miệng, Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu báo động: có thể là dấu hiệu của “tứ trọng bệnh”.


Thường cảm thấy khô miệng, có thể là dấu hiệu báo động bệnh gì? Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu báo động: có thể là dấu hiệu của “tứ trọng bệnh”.


4 vấn đề liên quan đến khô miệng thường xuyên


Bác sĩ Huang Xuan, một chuyên viên về y học chăm sóc đặc biệt, đã chỉ ra rằng khô miệng thường xuyên chủ yếu là do uống không đủ nước, cách ăn nhiều chất béo, nhiệt độ cao vào mùa hè hoặc đổ mồ hôi quá nhiều khi tập thể dục. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô miệng xảy ra thường xuyên thì nên cẩn thận, có lẽ đó là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.

1. Các bệnh tự miễn dịch. Bệnh tự miễn dịch là bệnh mà hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể, thường được gọi là hội chứng Sjogren (hay hội chứng Sugarren, hội chứng Sjögren), một trong những đặc điểm của bệnh là khô miệng. Một bài báo xuất bản trong tạp chí Đánh giá bệnh tự miễn dịch đã chỉ ra rằng người mắc chứng Sjogren có tỷ lệ khô miệng cao tới 90%.

2. Bệnh tiểu đường. Đây cũng là một bệnh phổ thông, chính nó là một bệnh chuyển hóa có thể gây khô miệng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dental Medicine đã chỉ ra rằng tỷ lệ khô miệng ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn, và nguyên nhân có thể liên quan đến “tổn thương thần kinh” do lượng đường trong máu cao gây ra.

3. Bệnh thận mãn tính. Những người mắc bệnh thận mãn tính có thể phải đối mặt với tình trạng khô miệng thường xuyên. Theo Tạp chí Clinical Nephrology, tỷ lệ khô miệng cao hơn ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính có thể liên quan đến các tình trạng như suy giảm tác dụng thận, tích tụ các chất chuyển hóa và điều trị bằng thuốc.

4. Ngưng thở khi ngủ. Đây là một bệnh liên quan đến đường hô hấp, khiến người bệnh bị ngưng thở nhiều đợt trong khi ngủ, không thể thở bình thường, gây thiếu oxy và khô miệng. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ còn có thể làm miệng và cổ họng bị khô, khiến người bệnh cảm thấy khát nước hơn.

Dữ liệu cho thấy, tỷ lệ khô miệng ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ là khoảng 40-50%; vậy nên, việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện các triệu chứng khô miệng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sleep Medicine tin rằng việc sử dụng “áp lực đường thở dương liên tục” (CPAP) để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm khô miệng một cách hiệu quả.


5 cách giảm khô miệng, khô lưỡi


Nếu tình trạng khô miệng thường xuyên xảy ra, hơn nữa tình trạng kéo dài hoặc trầm trọng hơn, thì có thể áp dụng những biện pháp nào để cải thiện tình trạng này? Bác sĩ Huang Xuan giải thích như sau:

1. Uống ít đồ uống chứa caffein. Buổi sáng thức dậy với tình trạng khô miệng, nhiều người có thói quen uống cà phê hoặc trà. Các tài liệu được công bố trên tạp chí y khoa có thẩm quyền JAMA đã chỉ ra rằng cafein trong cà phê và trà có thể khiến niêm mạc miệng và cổ họng bị khô. Do đó, bạn nên giảm uống cà phê, trà vào buổi sáng và thay chúng bằng nước lọc để cải thiện.

2. Bỏ thuốc lá. Bài báo đăng trên Tạp chí Clinical Respiratory Medicine chỉ ra rằng hút thuốc có thể kích thích tiết nước bọt quá mức vào ban ngày trong khi giảm tiết nước bọt vào ban đêm; ngoài ra, hít phải khói thuốc nhiều lần có thể khiến niêm mạc miệng, cổ họng khô và mỏng hơn. Do đó, với những người hay hút thuốc vào sáng sớm, họ hầu như luôn ở trong tình trạng khô miệng. Vậy nên, bỏ hút thuốc là cách duy nhất để giúp những người này bớt cảm giác khô miệng.

3. Tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc gây khô miệng, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu. Nghiên cứu trên Tạp chí Pharmacotherapeutics cho thấy những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến việc giảm sản xuất nước bọt, dẫn đến khô miệng và cổ họng. Nếu thuốc là nguyên nhân gây khô miệng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ xem có thể đổi loại thuốc khác hay không.

4. Tăng cường uống nước. Đây là một trong những nguyên nhân phổ thông nhất gây khô miệng. Tăng cường uống nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng, tránh uống nhiều rượu bia, cà phê, trà và các loại đồ uống lợi tiểu khác. Nếu bạn cảm thấy nước nhạt nhẽo, không màu không vị, thì có thể thêm vài lát trái cây hoặc bơm bọt khí để giúp tăng hương vị của nó.

5. Tránh ở trong môi trường độ ẩm thấp. Nếu môi trường ngủ quá khô có thể làm tăng cảm giác khô miệng. Nghiên cứu của Tạp chí Dentistry cho thấy độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng quan trọng đến niêm mạc miệng và cổ họng, môi trường quá khô có thể gây khô miệng. Lúc này, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện độ ẩm cho môi trường ngủ và giảm cảm giác khô miệng.

(theo Song Yun)
Hoàng Tuấn biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân