TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Các nhà khoa học xác định nguyên nhân gây ngứa kinh niên
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Các nhà khoa học xác định nguyên nhân gây ngứa kinh niên

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Oct 17, 2022 7:10 am    Tiêu đề: Các nhà khoa học xác định nguyên nhân gây ngứa kinh niên

Các nhà khoa học xác định nguyên nhân gây ngứa kinh niên


Chứng ngứa cấp tính - ví dụ do côn trùng cắn, xảy ra khi cơ thể tiết ra các chất miễn dịch làm khởi động các sợi thần kinh cảm giác ngứa trên da. Tín hiệu này được gửi đến óc và gây ra cảm giác ngứa. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được cách quá trình này [cấp tính] trở thành kinh niên.

Một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Mark Hoon của NIDCR dẫn đầu, đã kiểm soát da của người và chuột bị các bệnh về da liên quan đến ngứa kinh niên. Các kết quả đã được công bố trên trang Science Translational Medicine.

Nhóm nghiên cứu phát giác ra rằng các mẫu da từ người bị các bệnh liên quan đến ngứa kinh niên có sự tăng số lượng một phân tử truyền tín hiệu miễn dịch gọi là oncostatin M (OSM). OSM gửi các tín hiệu miễn dịch đến các tế bào bằng cách kích thích các protein thụ thể trên bề mặt tế bào. Mặc dù nghiên cứu trước đây cho thấy OSM có liên quan đến các chứng viêm như viêm khớp, nhưng có rất ít bằng chứng về sự tham gia của OSM trong chứng ngứa.

Các nhà khoa học cho rằng các tế bào thần kinh cảm giác ngứa ở cả chuột và người đều sản xuất thụ thể của OSM. Điều này cho thấy OSM có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào này.

Để tìm kiếm câu trả lời, các nhà nghiên cứu đã cho các tế bào thần kinh cảm giác ngứa trong đĩa nuôi cấy tiếp xúc với OSM. Họ xem xét các phản ứng của tế bào thần kinh bằng cách đo sự thay đổi điện thế. Không giống như đa số các chất gây ngứa, OSM không trực tiếp kích thích các tế bào thần kinh cảm giác ngứa. Thay vào đó, OSM làm tăng các phản ứng của các tế bào thần kinh đối với histamine, một phân tử gây ngứa được cơ thể tiết ra trong các phản ứng miễn dịch. Tiếp xúc lâu dài với OSM cũng làm tăng ngưỡng kích thích của các tế bào thần kinh - nghĩa là các tế bào trở nên nhạy cảm hơn cho dù với kích thích rất nhỏ.

Theo cách tương tự, chích OSM vào da của chuột đã làm tăng số lần gãi ngứa do histamin. Khi chỉ có histamine, hiện tượng gãi ngứa xảy ra ngay lập tức nhưng kéo dài trong thời gian ngắn. Ngược lại, khi chích OSM, chuột đã từ từ tiếp tục hành vi gãi ngứa sau khoảng 30 phút.

Loại bỏ thụ thể OSM giúp đảo ngược một phần những tác động của OSM lên việc gãi ngứa. Ở chuột thí nghiệm bị ngứa kinh niên do vẩy nến, việc điều trị bằng một loại thuốc ngăn chặn thụ thể OSM gần như đã loại bỏ hoàn toàn hiện tượng gãi ngứa.

Tiến sĩ Hoon giải thích: “Các phát giác cho thấy sự tăng OSM kéo dài do các nguyên nhân gây ngứa khác có thể chuyển các phản ứng ngứa ngắn hạn thành dài hạn. Các thuốc phân tử nhỏ ngăn chặn hoạt động của OSM có thể là liệu pháp hứa hẹn đối với chứng ngứa kinh niên.”

National Institutes of Health
Vân Hi biên dịch


National Institutes of Health: Viện Y tế Quốc gia (NIH) là cơ quan nghiên cứu y sinh lớn nhất thế giới, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân