TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - PHƯỢNG VĨ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

PHƯỢNG VĨ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7359

Bài gửiGửi: Sat May 14, 2022 7:25 pm    Tiêu đề: PHƯỢNG VĨ


PHƯỢNG VĨ
(Phú Lan sưu tầm)



Flamboyant Tree in SW Florida








Phượng vĩ được trồng khắp nơi, nhưng vì sao loài hoa đỏ lung linh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?

Phượng vĩ được trồng khắp nơi trên đất Việt Nam dù đó là vùng đất mặn ven biển hay ở nơi gò đồi sỏi đá, giếng đào sâu gần trăm mét mới thấy nước. Có một thành phố vì yêu quá loài hoa này mà đâu đâu cũng trồng nên người ta gọi là thành phố hoa phượng đỏ, tức thành phố biển Hải Phòng. Nhưng vì sao phượng vĩ với chùm hoa đỏ rung rinh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?



Cây phượng vĩ theo âm Hán Việt là phượng hoàng mộc. Phượng hoàng là loài chim thần thoại xuất xứ từ văn hóa Trung Hoa. Đầu phượng hoàng giống đầu gà, còn đuôi như đuôi chim công, chim trĩ. Người Trung Quốc lấy tên loài chim thần thoại này đặt cho cây vì khi hoa nở có màu đỏ như mào gà.

Người Việt có văn hóa đặt tên nôm na, ví dụ xóm ở bên cầu thì gọi luôn là xóm Cầu, cây hoa sữa có nhiều cục lồi ra trên thân như cái vú trâu thì gọi luôn là cây vú trâu, hoa của nó cũng gọi là hoa vú trâu.

Vì thế dân gian không gọi cây phượng hoàng mà lại gọi phượng vĩ. Từ vĩ có nhiều nghĩa nhưng theo nghĩa thông thường là phần cuối hay cái đuôi. Khi quả phượng già (cũng là phần cuối của đời hoa) nó không rụng mà vẫn treo trên cành giống như cái đuôi nên người Việt gọi là phượng vĩ, gọi tắt là phượng.



Năm 1889, tức là chỉ một năm sau khi Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa của Pháp, chính quyền cho thành lập vườn thực vật (tức vườn Bách Thảo) trên một phần đất của hai làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp.



Vườn thực vật này ươm các giống cây, hoa của châu Âu, trồng thử nghiệm các loại rau nhập từ xứ ôn đới như bắp cải, xà lách, su hào, cà rốt... nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là trồng thử các giống cây nhập từ nhiều nước trên thế giới để chọn ra loại cây phù hợp trồng trên hè phố, khuôn viên công sở, vườn hoa.

Chính quyền đã đưa ra các tiêu chí cho cây trồng ở đô thị, trong đó rễ phải là rễ cọc để hạn chế gãy đổ vào mùa mưa bão, thân cây không tiết ra nhựa độc hại hay mùi hôi thối, hoa đẹp, có tán cho bóng mát bởi mùa hè miền Bắc nắng nóng gay gắt.

Vì sao họ không trồng các giống bản địa vốn đã quen với khí hậu, thổ nhưỡng mà phải nhập từ nước ngoài? Có hai lý do, một là các cây phải rụng lá vào những mùa khác nhau trong năm để giảm công sức cho công nhân vệ sinh, đồng thời làm cho thành phố có màu xanh quanh năm; hai là việc đưa về đa dạng các giống cây, hoa sẽ tạo ra kiến trúc phong cảnh.



Do đó, cây xà cừ, cọ, phượng được nhập từ châu Phi, bằng lăng nhập từ Australia, muồng từ Nam Mỹ, hoàng lan từ Malaysia... Sau một thời gian trồng thử nghiệm cùng với các giống cây bản địa, các nhà sinh vật đã phát hiện ra nhiều điểm thú vị của cây phượng vĩ là lớn nhanh, có tán rợp, lá nhỏ khi rụng sẽ không làm tắc cống thoát nước, đặc biệt hoa nở thành chùm đỏ thắm rất đẹp.

Khi các trường học theo mô hình giáo dục của Pháp xuất hiện ở Hà Nội, nhiều trường cho trồng phượng để lấy bóng mát vì bước sang mùa hè trời miền Bắc đã nắng chói chang. Và tình cờ khi phượng bắt đầu nở hoa cũng là thời gian chuẩn bị kết thúc năm học.

Việc các trường học từ Trung Kỳ trở ra Bắc Kỳ đều trồng loài cây này bắt đầu từ một nghị định về giáo dục ban hành năm 1906 của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Nghị định ra đời nhằm thống nhất các quy chuẩn giáo dục theo hệ thống trường học của Pháp vì trước đó khá lộn xộn.



Trong nghị định có những điều khoản khống chế chiều cao của lớp học, bắt buộc các trường học công hay tư phải có sân chơi, có cây bóng mát, quy định thời gian bắt đầu năm học mới từ đầu tháng 9 và kết thúc năm học vào tháng 5...

Vì thấy trước đó một số trường đã trồng phượng nên đốc lý Hà Nội khuyến khích các trường trồng cây này. Từ đó, cứ một ngôi trường mới mọc lên là người ta cho trồng phượng, dần dà phượng trở thành biểu trưng của trường học.

Đến năm 1912, Hà Nội có 24 trường tư và tất cả trường đều trồng phượng. Rồi phượng đi vào thi ca và gắn liền với tuổi học trò, từ việc lấy hoa phượng nhét vào cặp sách bạn gái, các cô cậu lấy nhị hoa chơi chọi gà, gom những lá phượng li ti lên tầng thả từ từ xuống sân trường...

Có nhà văn gọi tình yêu học trò là tình yêu hoa phượng. Nhưng trước khi được trồng ở trường học, những cây phượng đầu tiên được trồng ở phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) năm 1894, rồi sau đó là đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên).

[...]

Andy Van ST

May 8,2022

Nỗi Buồn Hoa Phượng - Tưởng Niệm NS Thanh Sơn



Về Đầu Trang
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1016

Bài gửiGửi: Tue May 24, 2022 9:00 am    Tiêu đề: MÙA HÈ TẠ TỪ (Thu Chi Lệ)



MÙA HÈ TẠ TỪ
(*Cảm tác bài nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng“ NS Thanh Sơn)

Nắng hạ về lung linh màu phượng đỏ
Con bướm về say lượn một trời thơ
Em vẫn hồn nhiên vui đùa nắng ấm
Lần chia tay chưa nghĩ đến bao giờ!

Mùa hạ qua mau cho lòng bỡ ngỡ
Phút chia tay chưa nói câu ân tình
Tiếng ve như tiếng lòng nức nở
Lời tạ từ đành giữ lại trong tim

Lời chia tay như từ trăm năm trước
Màu hoa ấy còn thắm mãi trong tim
Tuổi thơ ngây dần trôi như ngày tháng
Cho ngày sau ta vẫn mãi đi tìm

Giã biệt những ngày xưa thơ dại ấy
Biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Trường xưa còn lại gốc cây già cỗi
Như lòng ta cằn cỗi với thời gian

Phượng hồng hôm nay đã loang màu tím
Như màu thương nhớ còn mãi trong tim
Kỷ niệm dẫu phai như ngày tháng cũ
Vô tình như nước chảy trôi qua cầu

Nỗi sầu riêng một mình tôi
Màu hoa thương nhớ khôn nguôi
Mỗi hè càng thêm tiếc nuối
Tìm màu hoa lại thấy buồn..


Thu Chi Lệ
( Ngày 22.05.2022)


Được sửa bởi LE-HOA ngày Wed May 25, 2022 7:16 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1016

Bài gửiGửi: Wed May 25, 2022 7:15 am    Tiêu đề: Re: MÙA HÈ TẠ TỪ (Thu Chi Lệ)

LE-HOA đã viết :
MÙA HÈ TẠ TỪ
(*Cảm tác bài nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng“ NS Thanh Sơn)

Nắng hạ về lung linh màu phượng đỏ
Con bướm về say lượn một trời thơ
Em vẫn hồn nhiên vui đùa nắng ấm
Lần chia tay chưa nghĩ đến bao giờ!

Mùa hạ qua mau cho lòng bỡ ngỡ
Phút chia tay chưa nói câu ân tình
Tiếng ve như tiếng lòng nức nở
Lời tạ từ đành giữ lại trong tim

Lời chia tay như từ trăm năm trước
Màu hoa ấy còn thắm mãi trong tim
Tuổi thơ ngây dần trôi như ngày tháng
Cho ngày sau ta vẫn mãi đi tìm

Giã biệt những ngày xưa thơ dại ấy
Biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Trường xưa còn lại gốc cây già cỗi
Như lòng ta cằn cỗi với thời gian

Phượng hồng hôm nay đã loang màu tím
Như màu thương nhớ còn mãi trong tim
Kỷ niệm dẫu phai như ngày tháng cũ
Vô tình như nước chảy trôi qua cầu

Nỗi sầu riêng một mình tôi
Màu hoa thương nhớ khôn nguôi
Mỗi hè càng thêm tiếc nuối
Tìm màu hoa thấy ngậm ngùi..


Thu Chi Lệ
( Ngày 22.05.2022)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân