TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể tổn thương phổi lâu dài
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể tổn thương phổi lâu dài

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Thu Mar 17, 2022 11:44 pm    Tiêu đề: Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể tổn thương phổi lâu dài

Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 nhẹ
cũng có thể tổn thương phổi lâu dài

Bác sĩ xem xét hình chụp CT scan. (Hình: Saul Loeb/AFP via Getty Images)


Một nghiên cứu công bố hôm Thứ Ba, 15 Tháng Ba, trên tạp chí Radiology cho thấy nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể gây ra những bất thường về phổi, theo bản tin hãng thông tấn UPI.

Theo báo cáo này, các nhà nghiên cứu thấy rằng trong số 100 bệnh nhân có triệu chứng hậu COVID-19, thì hơn một nửa có dấu hiệu bệnh lý đường thở nhỏ (small airway disease) khi chụp CT. Những người nhiễm COVID-19 nhẹ, điều trị tại nhà cũng bị ảnh hưởng không khác gì những người nhập viện.

Bác Sĩ Alejandro Commellas, nhà nghiên cứu của trường Y thuộc đại học University of Iowa Carver, cho biết việc ảnh hưởng đường thở, một di chứng của hậu COVID-19, không phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của COVID-19. Bệnh nhân thường bị “kẹt khí” (air trapping) trong phổi, vốn là tình trạng khi hít vào thì bình thường, nhưng khi thở ra thì không khí lại bị giữ lại. Tình trạng này thường xuất hiện trong các bệnh hen suyễn, khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính.

Bác Sĩ Cedric “Jamie” Rutland, một nhà nghiên cứu về phổi, người không tham gia cuộc nghiên cứu này, giải thích rằng triệu chứng trên là dấu hiệu của tình trạng viêm trong các đường dẫn khí nhỏ hơn (tiểu phế quản). Ông từng điều trị cho các bệnh nhân bị hậu COVID-19 và thường phải dùng các loại thuốc làm dịu tình trạng viêm đường thở như “prednisone” hoặc “corticosteroid” dạng hít.

Theo ông, thời gian phục hồi sau các triệu chứng hậu COVID-19 rất khác nhau ở mỗi người. Ông không rõ liệu có ai bị tiến triển thành bệnh phổi hay không.

Tương tự, ông Comellas cũng không chắc liệu các bất thường về đường thở mà nghiên cứu này chỉ ra có nguy cơ tiến triển thành bệnh mãn tính hay không. Nhưng ông cho rằng có người sẽ hồi phục hoàn toàn, còn có người thì không.


Một số triệu chứng hậu covid


Các nghiên cứu gần đây ước tính có đến 30% người nhiễm COVID-19 bị các triệu chứng hậu COVID-19 trong nhiều tháng, chẳng hạn mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung, mất vị giác khứu giác, khó thở, ho mãn tính.

Một giả thuyết cho rằng cơ thể một số người khi nhiễm COVID-19 khởi động quá mức hệ thống miễn dịch, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong cơ thể. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự của hậu COVID-19 vẫn còn là một bí ẩn.

Trong nghiên cứu mới của mình, ông Comellas và các đồng nghiệp nghiên cứu 100 bệnh nhân từng nhiễm COVID-19, trong đó 67% không nhập viện. Một số người có tiền sử bệnh về phổi như hen suyễn hay khí phế thũng, nhưng đa số đều không có. Ba phần tư số bệnh nhân không hút thuốc, 2% là người có hút thuốc ở thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, tất cả đều gặp phải triệu chứng khó thở, ho và mệt mỏi trong hơn 30 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành chụp CT từng bệnh nhân. Tại thời điểm chụp CT, một nửa số bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 từ 75 ngày trước, một số khác thì nhiễm hơn sáu tháng trước.

Kết quả cho thấy 58% có dấu hiệu bị kẹt khí trong phổi, trong đó 57% là những người nhiễm COVID-19 nhẹ tự điều trị tại nhà.



Độ nặng nhẹ của COVID-19 không liên quan quá nhiều đến mức độ trầm trọng của tình trạng kẹt khí, khi cả bệnh nhân nhập viện và không nhập viện đều có lượng mô phổi bị ảnh hưởng tương tự. Ông Comellas gọi đây là một phát giác đáng ngạc nhiên.

Theo ông Comellas, khi khám phổi thông thường, bác sĩ và người bệnh sẽ không nhìn ra những điểm bất thường về đường thở này. Do đó ông khuyến cáo những ai có khó khăn đường thở kéo dài sau khi nhiễm COVID-19 nên đi chụp CT để có kết quả chính xác hơn. Còn ông Rutland khuyên rằng bất kỳ ai bị triệu chứng hậu COVID-19 này đều nên tìm bác sĩ để thăm khám.

V.Giang

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân