TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Yakhchāl - tủ lạnh trong sa mạc của người Ba Tư xưa cách đây 2.400 năm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Yakhchāl - tủ lạnh trong sa mạc của người Ba Tư xưa cách đây 2.400 năm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9646

Bài gửiGửi: Mon Feb 28, 2022 12:41 am    Tiêu đề: Yakhchāl - tủ lạnh trong sa mạc của người Ba Tư xưa cách đây 2.400 năm

Yakhchāl - tủ lạnh trong sa mạc
của người Ba Tư xưa cách đây 2.400 năm


Các nhà nghiên cứu kiến trúc thời nay vẫn cần phải nghiên cứu thêm sao cho có thể giải thích và vận dụng được các yếu tố thiên tài của các kỹ sư thời xưa.

Ngày nay, biết cách giữ mát và sử dụng các dụng cụ làm mát có lẽ là một điều hết sức thông thường và dễ dàng. Ít ai trong chúng ta phải lo lắng về việc này, cho dù là đang ở trong bầu không khí nóng bức của mùa hè.

Đôi khi giữa khí trời oi bức, máy lạnh và tủ lạnh còn tỏa hơi lạnh ra ngoài nhiều đến nỗi tạo thành băng và đóng lại trên các miếng lọc gió hay ngăn trữ đông. Việc quá dễ dàng sở hữu các tủ lạnh và máy lạnh ở thời đại ngày nay sẽ khiến chúng ta ít khi thắc mắc rằng trong quá khứ, con người đã làm lạnh bằng cách nào khi thời tiết quá nóng.



Chúng ta thường cho rằng tổ tiên cổ xưa của chúng ta là những người rất lạc hậu về kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng ta đã lầm!

Vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, giữa sa mạc nóng như thiêu như đốt ở Ba Tư (Iran ngày nay), con người thời ấy đã tìm ra cách khai thác cái lạnh thông qua việc sử dụng kiến trúc khéo léo và vật liệu đơn giản để tạo ra các lò làm lạnh khổng lồ được gọi là yakhchāls - nghĩa đen là “hố băng”.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhấm nháp chocolate nóng trong mùa đông lạnh giá, hoặc trong vài tháng tới, chúng ta lại có thể dùng chocolate từ trong tủ lạnh.

Còn thời ấy, từ khi yakhchāl được coi là một loại tiện nghi dùng để làm lạnh chung, người dân địa phương đã biết tích trữ thực phẩm, đồ uống và các đồ dễ hỏng khác trong đó để tích trữ - ví dụ như faloodeh, một món tráng miệng đông lạnh truyền thống của Ba Tư, sẽ giúp mọi người giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.


Bên trong một yakhchal khổng lồ


Yakhchāls đã vận hành như thế nào? Giống như một máy lạnh khổng lồ thời cổ xưa, Yakhchāls thậm chí còn có thể giúp giữ mát cho các tòa nhà.

Vậy, những công trình kiến trúc này đã làm cách nào để giữ cho tất cả những tảng băng đó không bị tan chảy?



Điều này liên quan đến cách nhiệt độ tăng vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm ở vùng khí hậu sa mạc. Ở vùng sa mạc, nhiệt độ ban đêm thường xuống dưới mức đóng băng, và cái lạnh này đã được khai thác. Các con kênh dẫn nước vào qanat - một ao nước ngọt không sâu lắm gần yakhchāl. Những bức tường được xây dựng bao quanh, tạo ra những bóng râm và có tác dụng hạn chế việc bốc hơi khi mặt trời lên. Ban đêm, khi nước bắt đầu đóng băng, thì đá sẽ được thu hoạch và cho lắng xuống hố của yakhchāl. Ở một số vùng khác, đá lạnh sẽ được vận chuyển từ trên núi xuống để giữ cho tủ lạnh cổ xưa này được hoạt động tốt.


Một bức tường gạch không nung bên cạnh một yakhchāl. (Hình: Ggia / CC BY-SA 3.0)


Hiện nay, vẫn còn khoảng 129 yakhchāl ở Iran và được quy hoạch thành các khu mang tính chất trưng bày với những mái vòm lớn, hình nón bằng gạch nung, cao hơn 18 mét và dày tới một mét ở phần gốc. Các lỗ thông hơi, đôi khi nằm ở phía dưới, cho phép không khí mát hơn đi vào với không khí ấm hơn thoát ra từ lỗ trung tâm ở trên cùng.



Đây cũng là một điều tuyệt vời khi nhìn từ bên trong hướng lên lỗ thông gió này. Điều thú vị là vật liệu không nung của mái vòm được chế tạo từ cát chịu nóng, đất sét, lòng trắng trứng, vôi, lông dê và hỗn hợp tro. Người ta tin rằng các mái vòm cũng đã từng được bao phủ bởi một lớp cách nhiệt bằng rơm dày, giúp chống lại tia nắng mặt trời một cách đáng kể.



Bên dưới các mái vòm có những hố sâu đến gần 8 mét, nơi băng sẽ được lưu trữ và giữ mát dưới mặt đất. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhờ vào vật liệu và kiến trúc đặc biệt mà nhiệt độ của những tháng mùa đông sẽ giúp giữ mát và giảm nhiệt độ cho những tháng ấm hơn hoặc tháng hè bên trong các yakhchāl. Có thể nói, các yakhchāl giữ được cái lạnh quanh năm.


Một yakhchāl ở tỉnh Yzad, Iran. (Hình: Pastaitaken/ CC BY-SA 3.0)


Ngày nay chúng ta có điện xoay chiều rất tiện lợi. Các dụng cụ làm lạnh được cung cấp năng lượng và được điều chỉnh chỉ bằng vài nút bấm. Hơn nữa, con người thời hiện đại còn có các vật liệu cách nhiệt polystyrene giúp giữ mát một cách dễ dàng. Nhưng khi nhìn lại quá khứ, chúng ta càng cảm thấy kinh ngạc khi thấy các bậc cha ông cổ xưa của chúng ta đã làm điều này như thế nào mà không cần ổ cắm điện và hoàn toàn không có lưới điện. Các nhà nghiên cứu kiến trúc thời nay vẫn cần phải nghiên cứu thêm sao cho có thể giải thích và vận dụng được các yếu tố thiên tài của các kỹ sư thời xưa.

Hoa Long
(Theo The Epoch Times)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân