TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đọc bài biên khảo về con hổ của gs. Phạm Trọng Lệ (L.Hoa)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đọc bài biên khảo về con hổ của gs. Phạm Trọng Lệ (L.Hoa)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1015

Bài gửiGửi: Tue Feb 15, 2022 9:05 am    Tiêu đề: Đọc bài biên khảo về con hổ của gs. Phạm Trọng Lệ (L.Hoa)



Đọc bài biên khảo về “Con Hổ“ của GS.PTL (L.Hoa)


Tác giả đã bỏ nhiều công phu tra cứu trong kho tàng Văn chương (Việt- Anh- Pháp- TH..) để hoàn thành bài biên khảo chứa nhiều giá trị văn chương và nhân văn về con vật mang danh „Chúa sơn lâm“ vô cùng phong phú..
Riêng trong vhs Việt Nam, đã có bao nhiêu câu truyện, huyền thoại, thành ngữ, tục ngữ nói về con vật tượng trưng cho Năm 2022 nầy.

*Tác giả cũng không quên đưa vào bài thơ đặc sắc “Hổ Nhớ Rừng“ của nhà thơ nổi tiếng thời tiền chiếnThế Lữ (với nhiều bài dịch ra Pháp và Anh ngữ..) Bài thơ nầy đã được đưa vào sách giáo khoa miền Nam một thời vì giá trị nhân văn, vì lòng bất khuất cùng tâm sự đớn đau của chúa sơn lâm trong lúc sa cơ bị giam nhốt trong cũi sắt với lòng thất vọng đắng cay đã thốt lên lời bi thương: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!“
*Hổ trong Tuyện Kiều (Nguyễn Du):“Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao (Tả hình dáng hiên ngang của Từ Hải)
-“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành“(Nói về cảnh T.Hải bị HồTôn Hiến dùng kế hại đến chết đứng giữa trận tiền!)
-Người đời thường nhắc đến cái ghen của nhân vật Hoạn Thư trong truyện Kiều so sánh với „Sư tử Hà Đông“!
(Dù bị ví tai ngược dữ dằn như „Sư tử Hà Đông“ nhưng bình thường phần đông người phụ nữ VN xinh đẹp, duyên dáng, dịu hiền ,đảm đang, nhân ái..đáng được nể phục và ngưỡng mộ!)

* Và trongTục ngữ VN cũng có những câu truyền bá trong nhân gian như câu:
“Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/Tri nhân, tri diện, bất tri tâm“ (Vẽ cọp, vẽ da, xương khó vẽ. /Biết người, biết mặt, nhưng khó biết lòng).-“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng“ v.v..
*Ngoài ra có những câu tục ngữ nước ngoài cũng vô cùng ý nghĩa :
Ex:- “Ne blâme pas Dieu d’avoir créé le tigre, remercie-le plutôt de ne pas lui avoir donné des ailes.“ (proverbes éthiopiens/Indien)
(Đừng trách Thượng Đế đã tạo ra con hổ; thay vì hãy thầm cám ơn Ngài đã không ban cho nó thêm đôi cánh)
- Quand un homme désire tuer un tigre, il appelle cela sport; quand un tigre desire le tuer, il appelle cela férocité.
George Bernard Shaw
(Khi con người muốn giết một con hổ thì người ta gọi hành động đó là “thể thao”; khi con hổ giết một người thì người ta gọi đó là “hung ác”!)
(Source: https// evene.lefigaro.fr/citations/mot.php?mot.tigre&p=2)


Vì tg. đã đưa rất nhiều Ngữ vựng, Thành ngữ (cả những câu rất phổ biến trong nhân gian) làm bài tham khảo khá dài dòng, có chút khô khan. Có lẽ nên thêm vào những câu chuyện về con hổ trong lịch sử , trong dân gian, chuyện đương đại ở VN, bài viết sẽ lôi cuốn đ/g hơn nữa…

Tuy nhên bài Tham khảo nầy đã là một tài liệu vô cùng quý báu cho thế hệ trẻ mai sau học hỏi được nhiều thêm một nét văn hóa trong thời đại càng ngày càng bị ảnh hưởng của làn sóng văn minh dồn dập, đôi khi tuổi trẻ còn bị sai phương hướng cho những món ăn tinh thần truyền thống của dân tộc Việt. (Còn thế hệ chúng ta đã trải nghiệm và hiểu biết khá nhiều về những từ ngữ, tục ngữ dân gian.. sẽ bị thời gian vùi lấp!)
Người rồi cũng sẽ mất nhưng chữ viết vẫn tồn tại vĩnh viễn trên thế gian nầy!

Cám ơn GS. PTL đã có công viết nên một bài Biên khảo rất giá trị về văn chương trong đầu năm “Con Hổ“ 2022.

Cựu gs.PTLệ Hoa
(Đức quốc ,Ngày 10.02.2022)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân