TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Quan sát những hiện tượng thiên văn trên bầu trời năm 2022
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Quan sát những hiện tượng thiên văn trên bầu trời năm 2022

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Fri Jan 07, 2022 9:52 pm    Tiêu đề: Quan sát những hiện tượng thiên văn trên bầu trời năm 2022

Quan sát những hiện tượng thiên văn trên bầu trời năm 2022

(Hình: Guillermo Ferla/Unsplash)


Nguyệt thực toàn phần, vô số trận mưa sao băng và supermoon sẽ thắp sáng bầu trời vào năm 2022. Năm mới chắc chắn sẽ là niềm vui của các tín đồ thích nhìn ngắm bầu trời (sky-gazers) với rất nhiều sự kiện thiên thể ghi rõ trên lịch.

Luôn có khả năng tốt là bạn sẽ nhìn thấy Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đang bay trên quĩ đạo của nó, nếu trong nhà bạn có ống nhòm và kính thiên văn đúng tiêu chuẩn. Và nếu bạn muốn biết những hành tinh nào có thể nhìn thấy trên bầu trời buổi sáng hoặc buổi tối, hãy tham khảo bản hướng dẫn chi tiết về các hành tinh có thể nhìn thấy trên lịch The Old Farmer’s Almanac. Dưới đây là những sự kiện hàng đầu năm 2022 trên bầu trời để bạn chuẩn bị sẵn ống nhòm và kính thiên văn.


supermoon (Hình: wwilmes/Flickr)


Trăng tròn (full moon) và trăng siêu cấp (supermoon)

Có 12 lần trăng tròn trong năm 2022, và hai lần hội đủ tiêu chuẩn supermoon. Các định nghĩa về supermoon có thể khác nhau, nhưng thuật ngữ này thường biểu thị cho Mặt trăng tròn, sáng hơn và gần Trái đất hơn bình thường nên nhìn lớn hơn trên bầu trời đêm.

Một số nhà thiên văn nói supermoon xảy ra khi mặt trăng nằm trong phạm vi 90% perigee (perigee là một điểm trên quĩ đạo Mặt trăng hay hành tinh được xem là gần Trái đất nhất) tức là gần Trái đất nhất. Theo định nghĩa này, trăng tròn Tháng Sáu cũng như trăng tròn Tháng Bảy sẽ được xem là supermoon. Dưới đây là danh sách 12 đêm trăng tròn năm 2022.

• Ngày 17 Tháng Một: Mặt trăng sói

• Ngày 16 Tháng Hai: Trăng tuyết

• Ngày 18 Tháng Ba: Trăng khuyết

• Ngày 16 Tháng Tư: Trăng hồng

• Ngày 16 Tháng Năm: Trăng hoa

• Ngày 14 Tháng Sáu: Trăng dâu

• Ngày 13 Tháng Bảy: Trăng hình cái xô

• Ngày 11 Tháng Tám: Mặt trăng cá tầm

• Ngày 10 Tháng Chín: Thu hoạch mặt trăng

• Ngày 9 Tháng Mười: Mặt trăng của thợ săn

• Ngày 8 Tháng Mười Một: Trăng Hải ly

• Ngày 7 Tháng Mười Hai: Trăng lạnh

Mặc dù đây là những cái tên thông dụng gắn liền với trăng tròn hàng tháng, nhưng mỗi cái tên lại mang ý nghĩa khác nhau tùy từng bộ lạc thổ dân châu Mỹ.


Super Blood Moon. (Hình: The Irish Times)


Nhật thực và nguyệt thực

Sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần (total lunar eclipse) và hai lần nhật thực một phần (partial solar eclipse) trong năm 2022 (theo The Old Farmer’s Almanac). Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời, nhưng chỉ chặn một phần ánh sáng của nó.

Hãy chắc chắn đeo kính nhìn nhật thực thích hợp để xem an toàn, vì ánh sáng Mặt trời có thể gây hại cho mắt của bạn. Những người sống ở phía Nam Nam Mỹ, Đông Nam Thái Bình Dương và bán đảo Nam Cực có thể nhìn thấy nhật thực một phần vào ngày 30 Tháng Tư. Những người sống ở Greenland, Iceland, châu Âu, Đông Bắc châu Phi, Trung Đông, Tây Á, Ấn Độ và phía Tây Trung Cộng sẽ nhìn thấy vào ngày 25 Tháng Mười.

Không thể nhìn thấy nhật thực một phần từ Bắc Mỹ. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng và Mặt trăng đi vào bóng của Trái đất. Trái đất đổ hai bóng lên mặt trăng trong thời gian nguyệt thực. Penumbra là bóng mờ một phần bên ngoài, và umbra là bóng tối hoàn toàn bên trong. Khi trăng tròn di chuyển vào bóng của Trái đất, nó sẽ tối đi, nhưng vẫn thấy.

Ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển Trái đất sẽ chiếu sáng mặt trăng một cách ấn tượng, khiến nó có màu đỏ – đó là lý do tại sao gọi là “trăng máu” (blood moon). Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khi quan sát, máu có thể giống màu sắt rỉ, màu gạch hoặc màu đỏ máu. Hiện tượng này xảy ra do ánh sáng xanh dương trải qua quá trình tán xạ khí quyển mạnh hơn khiến ánh sáng đỏ sẽ là màu chính xuất hiện khi ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển và chiếu ánh sáng đỏ lên Mặt trăng.

Những người ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ (ngoại trừ các vùng phía Tây Bắc) có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần từ 9g31 tối giờ miền Đông vào ngày 15 Tháng Năm và 2g52 sáng vào ngày 16 Tháng Năm. Một nguyệt thực toàn phần khác cũng nhìn thấy ở châu Á, Úc, Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Bắc Mỹ vào ngày 8 Tháng Mười Một, từ 3g01 đến 8g58 sáng nhưng Mặt trăng sẽ lặn đối với những người sống ở các khu vực phía Đông của Bắc Mỹ.


Mưa sao băng. (tranh: Wallpapercave)


3.Mưa sao băng (Meteor showers)

Năm mới bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid, dự liệu ​​sẽ đạt cực đại vào ban đêm từ ngày 2-3 Tháng Một đối với những người sống ở Bắc Mỹ (theo Hiệp hội Sao băng Mỹ-American Meteor Society). Đây là trận mưa sao băng đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng trong năm, dù trận mưa sao băng tiếp theo Lyrid không đạt cực điểm mà phải chờ đến Tháng Tư. Dưới đây là những trận mưa sao băng khác trong năm 2022:

• Lyrids: 21-22 Tháng Tư

• Eta Aquariids: 4-5 Tháng Năm

• Nam delta Aquariids: 29-30 Tháng Bảy

• Alpha Capricornids: 30-31 Tháng Bảy

• Perseids: 11-12 Tháng Tám

• Orionids: 20-21 Tháng 10

• Taurids miền Nam: 4-5 Tháng Mười Một

• Taurids miền Bắc: 11-12 Tháng Mười Một

• Leonids: 17-18 Tháng Mười Một

• Geminids: 13-14 Tháng Mười Hai

• Ursids: 21-22 Tháng Mười Hai



Để quan sát bầu trời tốt nhất, nếu sống trong thành phố, bạn phải lái xe đến một nơi ít bị ánh đèn thành phố che khuất tầm nhìn. Ở những nơi không ô nhiễm ánh sáng, thoáng đãng với tầm nhìn rộng lên bầu trời, mưa sao băng có thể nhìn thấy vài phút một lần từ tối muộn cho đến bình minh. Hãy nhìn thẳng và chờ khoảng 20 đến 30 phút cho mắt thích nghi với bóng tối (không nhìn vào điện thoại) để dễ nhận ra sao băng hơn.

Lê Tây Sơn/SGN

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân