TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại Sao Con Gà Tây Gọi Là “Turkey”?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại Sao Con Gà Tây Gọi Là “Turkey”?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Nov 28, 2021 11:41 pm    Tiêu đề: Tại Sao Con Gà Tây Gọi Là “Turkey”?

Tại Sao Con Gà Tây Gọi Là “Turkey”?

Gà tây trong rừng. (nguồn: www.pbs.org)


Nhân mùa Lễ Tạ Ơn với món ăn truyền thống không thể thiếu là gà tây, Việt Báo xin dịch bài viết của Giáo Sư Jack Lynch dạy tại Đại Học Rutgers University – Newark, mà trong đó đề cập đến một thắc mắc của không ít người rằng là tại sao con gà này lại có tên là ‘Turkey’ tức Thổ Nhĩ Kỳ, và một số chuyện có liên qua đến cái tên gà tây này. Bài này được đăng trên trang mạng theconversation hôm 22 tháng 11 năm 2021.



“Ngày Lễ Con Gà Rừng - Meleagris Gallopavo Day” có một chút khó nghe. Đó có thể là lý do tại sao Lễ Tạ Ơn, hầu hết mọi người sẽ chọn gọi là “Ngày Lễ Gà Tây” ít chính xác hơn theo khoa nghiên cứu các loài chim.

Và như gà tây là loại thịt đa dụng - hãy nghĩ đến các chọn lựa còn lại! – cũng thế chữ “gà tây,” có thể chỉ mọi thứ từ chính con gà tới một quốc gia Châu Âu có đông dân tới những thất bại của phim.

Là một học giả nghiên cứu về nguồn gốc của chữ, tôi rất thích “nói về gà tây” – không chỉ bằng cách nào con chim được đặt tên như thế, nhưng cũng về cách nào chữ này đã được cải biến qua thời gian. Nhưng hãy bắt đầu với những gì đã trở thành trung tâm của hầu hết những bữa ăn tối vào Ngày Lễ Tạ Ơn.


Aztec illustration from the Florentine Codex featuring a turkey.


Gà tây Bắc Mỹ - loại mà nhiều gia đình sẽ ăn vào Lễ Tạ Ơn – đã được thuần hóa tại Mexico khoảng 2,000 năm trước.

Người Châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy những con gà tây vào khoảng năm 1500, khi những nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến Châu Mỹ và mang chúng về lại quê hương của họ. Vào những năm 1520s, gà tây đã được nuôi ở Tây Ban Nha, và không bao lâu sau đó món ăn ngon này đã xuất hiện trên bàn ăn của những người giàu ở khắp Châu Âu.


Một bức tranh vẽ gà tây năm 1767


Ồ, con gà tây!

Nhưng món nhập cảng mới này gọi là gì? Những người Châu Âu tại Tân Thế Giới đã bị choáng ngợp bởi những cây trái và động vật mới mà họ thấy, và thường dùng các tên quen thuộc để chỉ các loại không quen. Thí dụ, người Tây Ban Nha nghĩ những con gà tây giống những con chim công, nên họ đã dùng chữ “pavos” của tiếng Tây Ban Nha.” Người Pháp gọi chúng là “poules d’Indes,” hay gà Da Đỏ, sau đó rút ngắn lại gọi là “dine.”

Đối với người Anh, những con chim ở Mỹ mới được khám phá trông giống con chim địa phương ở Phi Châu nhưng được giới thiệu vào Châu Âu bởi các thương gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 14 và 15.

Và đây là điểm chính trong câu chuyện tại sao con gà tây ngày nay lại có tên như thế.



Đế Quốc Ottoman lúc đó đang ở thời cực thịnh. Chủng tộc Thổ Nhĩ Kỳ, sống ở Constantinople mà ngày nay là thủ đô Istanbul, cai trị đế quốc trải dài từ Cận Đông, Trung Đông tới Bắc Phi. Kết quả là đối với nhiều người Châu Âu, bất cứ là ai mà hễ từ “Phương Đông” thì là “người Thổ Nhĩ Kỳ.”

Bởi vì dân của Ottoman thống trị thương mại tại phía đông của Địa Trung Hải, nhiều sản phẩm đến Châu Âu được xem như là thuộc “Thổ Nhĩ Kỳ.” Vì vậy đá quý từ Ba Tư được đặt tên là “đá Thổ Nhĩ Kỳ,” và tiếng Pháp của tên đó, “pierre turquoise” [đá ngọc lam], cho chúng ta chữ “turquoise.”

Tương tự như vậy, con gà Phi Châu, được đem tới bán bởi các thương gia Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành “gà thổ nhĩ kỳ” [turkey-cock hay turkey-hen]. Trải qua nhiều năm tháng, chữ này bị rút ngắn lại chỉ còn chữ “turkey” [gà thổ mà tiếng Việt gọi là gà tây].


Bữa tiệc gà tây Lễ Tạ Ơn. (nguồn: www.science.org)


Bây giờ tới bữa tiệc

Cho đến khi gà ở Tân Thế Giới được vào Châu Âu, chúng đã được có mặt trong các bữa tiệc chúc mừng. Tiếng Anh đầu tiên xuất hiện trên báo trong một câu chuyện về bữa dạ tiệc được chính trị gia John Prideaux tổ chức vào năm 1555 ghi rằng: Thực đơn gồm 38 con nai đỏ, 43 chim trĩ, 50 bánh nướng trái mộc qua, 63 con thiên nga, 114 chim bồ câu, 120 con thỏ, 840 chim chiền chiện, 325 gallons rượu Bordeaux và 2 con gà tây.”



Tuy nhiên, bữa dạ tiệc gà tây nổi tiếng nhất được phục vụ tại Plymouth Plantation ở Massachusetts vào năm 1621, khi 50 người di dân sống sót sau một năm khó khăn tàn bạo cùng với 90 người Mỹ Bản Xứ mở tiệc 3 ngày. Không phải chỉ có gà tây được đãi ăn. Viết trong History of Plymouth Plantation, Thống Đốc William Bradford ghi rằng những người Mỹ Bản Xứ đã mang tới “cá tuyết, cá vược và các loại cá khác,” và những người khác thì mang tới “chim nước” và thịt nai. Nhưng ông có ấn tượng đặc biệt với nhiều gà tây.”

Con gà này đã trở thành rất gắn bó với các bữa dạ tiệc ăn mừng thu hoạch mùa màng mà chúng ta gọi là “Ngày Gà Tây” Tạ Ơn kể từ ít nhất vào năm 1870.



Chuyện xoay quanh cái tên gà tây

Trong khi đó, chữ gà thổ đã tiếp tục tìm kiếm những người sử dụng mới, cho thấy với hàng chục ý nghĩa. Vào năm 1839, Southern Literary Messenger, là tạp chí do nhà thơ Edgar Allen Poe làm chủ bút, tường trình về một kiểu khiêu vũ mới, được gọi là “turkey-trot” do những chuyển động giật của nó.

Vào năm 1920, Sở Y Tế của New York báo cáo rằng “Một vài người nghiện đã tự nguyện ngưng dùng thuốc phiện và ‘chịu đựng nó’... mà trong tiếng lóng của họ để gọi cho việc dùng ‘gà tây lạnh’.”

Danh tiếng ngu ngốc của con gà tây đã gợi ra những ý nghĩa khác. Người viết chuyên mục chuyện phiếm huyền thoại Walter Winchell nói với các độc giả của báo Vanity Fair vào năm 1927 về một số tiếng lóng mới của giới showbiz: “con gà tây,” theo ông viết, “là sản phẩm hạng ba.”

Rồi kể từ đó về sau, những cuốn phim thất bại với nhiều phê bình hay thu hoạch kém đều bị gọi là gà tây.

Một ý nghĩa chê bai khác đã đến vào thập niên 1950s, khi gà tây trở thành tên gọi cho “một người ngu ngốc, chậm chạp, kém cỏi, hay nói cách khác là vô giá trị.” Điều đó có lẽ đã dẫn tới sự trỗi dậy của chữ “juve turkey” [gà tây rỗng tuếch], lần đầu xuất hiện trong bài phát biểu của người Mỹ Gốc Phi Châu vào đầu thập niên 1970s, được nhà từ vựng tiếng lóng Jonathon Green định nghĩa là “một người không chân thành, gian dối, không trung thực.”

Việt Báo
(theo theconversation)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân