TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nguyệt thực dài nhất thế kỷ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9653

Bài gửiGửi: Wed Nov 17, 2021 12:33 am    Tiêu đề: Nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ


Trăng tròn tháng 11 - được gọi là “Trăng tròn Hải Ly” năm nay sẽ trùng với nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.

Khi cái lạnh của mùa thu ngày càng trở nên lạnh hơn, và ngày ngắn lại, thời điểm gần đến ngày đông chí là thời điểm mà những người đặt bẫy đã từng tìm cách bắt những loài gặm nhấm lớn như hải ly và lấy da của chúng để giữ ấm trong những tháng sắp tới.

Vào đêm ngày 19 tháng 11, một kỳ trăng tròn được đặt theo tên của loài “động vật có vú xây đập” cùng với hiện tượng thiên thể “nguyệt thực một phần”, nơi mà Mặt trăng sẽ gần như bị che khuất hoàn toàn bởi bóng của Trái đất

Dưới đây là những điều bạn cần biết về Trăng tròn Hải Ly và nguyệt thực trùng hợp của nó:



Nguyệt thực là gì?

Hiện tượng nguyệt thực chỉ xảy ra khi trăng tròn, khi mặt trời và mặt trăng ở gần đối diện của Trái đất và bóng trên mặt đất phủ lên bề mặt Mặt trăng. Có ba loại nguyệt thực: toàn phần, một phần và bán phần.

Nguyệt thực toàn phần là khi mặt trăng đi vào khu vực phía sau Trái đất hoàn toàn, nơi mặt trời bị che khuất hoàn toàn trong bóng tối - được gọi là “bóng tối hoàn toàn” (umbra). Hiện tượng nguyệt thực toàn phần khiến mặt trăng có màu đỏ khi ánh sáng đi qua bầu khí quyển của Trái đất bị lọc và khúc xạ trên bề mặt mặt trăng. Đây còn được gọi là “trăng máu” vì màu đỏ của nó.


Nguyệt thực tháng 11 năm 2021 này, góc quan sát tại Việt Nam chỉ có thể nhìn thấy Mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn.


Nguyệt thực một phần (chẳng hạn như tháng này) là khi mặt trăng nằm một phần bên trong “bóng tối hoàn toàn” (umbra), phần còn lại nằm trong “bóng nửa tối” (penumbra) - nơi mặt trời chỉ bị Trái đất che một phần.

Trong các lần nguyệt thực một phần, mặt trăng xuất hiện một phần bị che khuất trong bóng tròn của Trái đất, với mặt trăng tròn vẫn có thể nhìn thấy ở một đầu.


(Hình: paw/ Shutterstock)


Cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ đều có thể xem hiện tượng nguyệt thực bắt đầu lúc 11 giờ đêm 18 đến 1 giờ sáng 19, lúc nguyệt thực rõ nhất.

Theo NASA: Nguyệt thực một phần của tháng này sẽ thấy 97% bề mặt của mặt trăng được bao bọc bên trong “bóng tối hoàn toàn” (umbra), khiến nó gần như là nguyệt thực toàn phần - và sẽ là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, kéo dài 3 giờ 28 phút.

Nguyệt thực hình khuyết là khi mặt trăng ở bên trong hình khuyết nhưng ở ngoài hình chóp; có khuynh hướng làm mờ ánh sáng của mặt trăng một chút nhưng thiếu trắc diện bóng tối ấn tượng của các lần nguyệt thực khác - nơi Trái đất, mặt trời và mặt trăng gần như xếp thành một đường thẳng. Hiện tượng nguyệt thực đôi khi khó nhận thấy bằng mắt.


Hải ly (Hình: Szymon Bartosz/ Shutterstock)


Tại sao trăng tròn tháng 11 được gọi là “Trăng tròn Hải Ly”?

Theo truyền thống của thổ dân châu Mỹ và thời tiền thuộc địa, tuần trăng này trùng với mùa đặt bẫy hải ly để bắt hải ly và lấy da của chúng để giữ ấm trong những tháng mùa đông sắp tới.

Trăng tròn tháng 11 còn được gọi là “Trăng Rét” (Frost Moon), khi tháng bắt đầu có nhiệt độ lạnh hơn.


Hiện tượng nguyệt thực toàn phần Trăng Máu được quan sát từ Thành phố Panama, Panama, hôm 20/01/2019. (Hình: Luis Acosta/AFP/Getty Images)


Những điều cần biết khi ngắm nguyệt thực:

Quý vị không cần bất cứ dụng cụ đặc biệt gì để xem hiện tượng này, chỉ cần nhìn lên trời. Nếu trời có nhiều mây, có thể xem hiện tượng nguyệt thực đặc biệt này trực tuyến tại trang web:

https://www.youtube.com/watch?v=80uMSAWogjo.

Hiện tượng nguyệt thực một phần này thấy rõ ở khu vực Bắc Mỹ, miền Đông nước Nga, biển Thái Bình Dương, Mexico, Trung Mỹ, và một vài phần của miền Tây Nam Mỹ.

Sau kỳ trăng tròn này sẽ là “Trăng lạnh” (còn được gọi là “Trăng sồi” hoặc “Trăng đêm dài”) xảy ra vào ngày 18 tháng 12.

Đối với nguyệt thực tiếp theo, sẽ là nguyệt thực toàn phần vào ngày 16 tháng 5 năm 2022.

theo Bách Diệp

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân