TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cần lưu ý gì khi chọn mua màn hình (monitor)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cần lưu ý gì khi chọn mua màn hình (monitor)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sử Dụng Máy Tính
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9692

Bài gửiGửi: Wed Sep 29, 2021 11:53 pm    Tiêu đề: Cần lưu ý gì khi chọn mua màn hình (monitor)

Cần lưu ý gì khi chọn mua màn hình (monitor)

(hình: Linus Mimietz/Unsplash)


Trong bối cảnh làm việc ở nhà đang trở thành khuynh hướng, mua một chiếc màn hình rời để mở rộng chỗ làm việc là một ý tưởng không tệ chút nào. Nhưng... phải chọn thế nào đây?


(hình: Sebastian Bednarek/Unsplash)


Chọn mua màn hình rời

Màn hình là thứ tiếp xúc nhiều nhất với người dùng. Một chiếc màn hình tốt không chỉ giúp thị giác tốt hơn mà còn nâng cao năng suất lên rất nhiều. Nhưng việc lựa chọn một chiếc màn hình phù hợp với nhu cầu và túi tiền không phải là một điều dễ dàng.



Ba vấn đề cần lưu tâm

Nhìn chung, tất cả đặc điểm của một chiếc màn hình đều có thể gói gọn vào ba vấn đề tổng quát nhất: Thông số thiết kế, thông số kỹ thuật và liệu chiếc máy tính hoặc laptop của người dùng có hoạt động nổi hay không.

    • Thông số thiết kế: là những thứ liên quan đến việc “bên ngoài”, có thể kể đến kích thước màn hình, thiết kế các cổng USB, tính thẩm mỹ, màn hình cong/phẳng hay chuyên môn hơn một tí là loại panel.

    • Thông số kỹ thuật: là các thông số chuyên môn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất hiện trên máy của một chiếc màn hình. Một số thông số kỹ thuật quan trọng chính là độ phân giải, tần số refresh, tốc độ phản hồi, độ rộng không gian màu, độ sáng màn hình, độ tương phản,... Nhìn chung, đây là những thông số quan trọng và đáng lưu tâm nhất khi chọn mua.

    • Tính đáp ứng: không phải cứ mua một chiếc màn hình về, cắm vào là sử dụng được. Thực tế thì một chiếc màn hình có thông số càng tốt, hiện trên máy càng “đẹp” sẽ yêu cầu máy tính/laptop của bạn cũng phải có phần cứng khỏe tương xứng.

Nào, bây giờ chúng ta sẽ bắt tay vào tìm hiểu chỉ tiết hơn về các thông số.


So sánh hình ảnh hiện trên máy của panel TN và IPS (hình: PresentationPoint)


Kỹ thuật panel

Các dụng cụ điện tử ngày càng phát triển, và kỹ thuật panel cũng vậy. Mỗi màn hình đều có ưu khuyết điểm riêng, phù hợp với các đối tượng sử dụng khác nhau. Phẩm chất hiện của màn hình có đẹp hay không cũng nhờ một phần lớn do các panel.

    • Panel TN: Đây là kỹ thuật đã xuất hiện trên thị trường tương đối lâu. TN là viết tắt của Twisted Nemantic. Không cần bàn sâu về kỹ thuật, chúng ta chỉ cần biết trong tiêu thụ, đây là loại panel tương đối thông dụng.

      Nó có giá thành rẻ, tốc độ phản hồi và tần số quét có thể thiết kế đạt ở mức cao. Tuy nhiên đây là tất cả những ưu điểm mà TN có. Hiện tại, loại panel này không còn được quá ưu chuộng vì màu sắc hiện trên máy kém, góc nhìn hẹp, bị chuyển đổi màu tạm thời khi có tác động trực tiếp lên một khu vực màn hình.


Màn hình LG sử dụng panel IPS (hình: Brandon Romanchuk/Unsplash)


    • Panel IPS: IPS viết tắt của In-Plane Switching. Kỹ thuật panel này đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những màn hình thiên hướng sáng tạo nội dung và ưu tiên phẩm chất hiện trên máy (sắc nét, màu đẹp, chính xác). Nó hầu như sửa chữa được toàn bộ nhược điểm của TN như có góc nhìn rộng lên tới 178 độ, màu sắc tốt, số lượng màu sắc có thể vượt qua con số 16.7 triệu màu, cao cấp hơn có thể lên tới 1.07 tỷ màu.

      Nhược điểm là tốc độ của màn hình dùng IPS thường chậm, không phù hợp lắm với các người chơi game. Ngoài ra, giá thành của màn hình IPS cũng thường cao hơn. Bên cạnh IPS, chúng ta cũng có thể bắt gặp kỹ thuật được gọi là nano IPS. Đây là kỹ thuật nâng cao của IPS, giúp tăng khả năng hiện trên máy của màn hình và thường được trang bị trên các model màn hình cao cấp.


Panel VA trên màn hình Cooler Master GM34-CW (hình: Cooler Master)


    • Panel VA: Đây là viết tắt của chữ Vertical Alignment. Nhìn chung, chúng ta có thể xem VA là kỹ thuật mang tính chất “trung hòa” giữa IPS và TN. Tức là nó có tốc độ phản hồi nhanh hơn IPS, màu sắc tốt hơn TN. Ưu điểm vượt trội nhất của panel VA đó là độ tương phản rất tốt, màu đen hiện trên máy sâu. Panel VA thường được trang bị trên các màn hình chơi game, vừa bảo đảm tần số quét cao, nhưng cũng đáp ứng tốt về mặt display.



    • Các kỹ thuật hiện đại sau này: Có thể kể đến như những miniLED, OLED, AMOLED, microLED. Chúng có thể là biến đổi nâng cấp hoặc điều chỉnh từ các kỹ thuật khác. Ưu điểm vượt trội nhất của các kỹ thuật này nằm ở chỗ có độ tương phản rất cao, giúp hình ảnh có thể được biểu lộ giống thực hơn.

      Tuy nhiên chúng ta không cần quá quan tâm về các kỹ thuật này vì hiện tại chúng rất ít được trang bị trên các màn hình rời cho máy tính, chủ yếu vẫn nằm trên điện thoại, cellphone hay TV. Giá thành của các màn hình này cũng tương đối đắt đỏ, ví dụ một chiếc màn hình rời OLED của hãng LG giá có thể gấp 5-7 lần một chiếc màn hình IPS thuộc hạng tốt.

Lưu ý nhỏ: Các kỹ thuật panel là thứ cho phép màn hình có thể hiện hình ảnh được tốt hay không, chứ không quyết định hoàn toàn khả năng hiện trên máy của chúng. Nói cách khác, đây chỉ là điều kiện “cần”, không phải là “điều kiện đủ” và hoàn toàn không phải là yếu tố để khẳng định phẩm chất một chiếc màn hình.


Màn hình 4K có số lượng điểm ảnh gấp bốn lần màn hình Full HD (hình: Samsung)


Độ phân giải

Chúng ta cùng nói về thông số được nhắc đến rất thông dụng. Độ phân giải chính là số lượng điểm ảnh trên một chiếc màn hình. Độ phân giải càng cao, hình ảnh hiện trên máy càng sắc nét. Ví dụ: Một màn hình 4K độ phân giải 3840 x 2160 chắc chắn sẽ nét hơn một màn hình chỉ dừng lại ở Full HD 1920 x 1080.

Bên cạnh đó, độ phân giải cũng là một thông số “ngốn” tài nguyên CPU của máy tính. Để xuất hình ảnh ra một chiếc màn hình 8K sẽ yêu cầu phần cứng giải quyết rất nhiều, nhiều hơn 4K. Và tương tự, xuất hình ảnh 4K sẽ nặng máy hơn 2K, 2K sẽ nặng máy hơn Full HD. Full HD từng là một tiêu chuẩn trong giai đoạn khoảng một chục năm trước. Nhưng hiện tại, 2K và 4K là những loại màn hình được người dùng chọn lựa hơn. Một chiếc màn hình 2K sử dụng tốt hiện tại cũng chỉ vào khoảng $180, rất phải chăng và độ nét thì tốt hơn hẳn một chiếc Full HD.

Có một lưu ý ở chỗ độ phân giải, đó là hệ máy mà bạn đang dùng. Màn hình 2K có khả năng hiện thị sắc nét nếu dùng trên các máy Windows, nhưng nếu chúng ta sử dụng với máy tính Mac thì sẽ hơi “rỗ”. Lý do nằm ở cách quản lý pixel trên hệ điều hành macOS. Để tối ưu nhất, màn hình dùng với máy tính Mac nên lựa chọn độ phân giải ở ít nhất 4K trở lên.


Màn hình ultrawide đem đến chỗ làm việc rộng rãi (hình: LG)


Kích thước màn hình – Tỉ lệ màn hình

Tùy thuộc vào nhu cầu, chúng ta sẽ cần chọn màn hình có kích thước và tỉ lệ phù hợp. 24 inch và 27 inch là hai kích thước màn hình đang rất thông dụng hiện tại. Còn với tỉ lệ màn hình, đó là 16:9 hoặc 16:10. Nếu nhu cầu của màn là làm việc văn phòng đơn thuần, hoặc không đòi hỏi nhiều sự khác biệt thì cứ dùng những kích thước và tỉ lệ bên trên. Tuy nhiên lại có nhiều người thích màn hình to, do đó có thể lựa chọn kích thước 29 inch hoặc 32 inch để mở rộng thêm chỗ làm việc.

Nhiều năm gần đây, các hãng sản xuất màn hình cũng bắt đầu ra mắt những chiếc màn hình rộng với tỉ lệ 21:9 hay thậm chí là 32:9. Những màn hình này có chiều rộng rất lớn, phù hợp để làm việc đa cửa sổ, nhiều tác vụ cùng lúc.

Tuy nhiên, không phải cứ càng to và càng dài là tốt. Ví dụ màn hình dài rộng quá sẽ làm chúng ta phải xoay cổ nhiều khi sử dụng, và khi chơi game thì đó là một thảm họa. Hoặc một màn hình to quá kích thước lên tới 34 inch có thể làm cho chúng ta bị ngợp khi sử dụng, nhất là với khoảng cách nhìn gần. Do đó, hãy thậm trọng khi lựa chọn.

Một lưu ý tiếp theo đó là từ 27 inch trở lên, chúng ta nên lựa chọn độ phân giải 4K vì lúc này, màn hình 2K sẽ bắt đầu bị “rỗ” dù là sử dụng với máy tín Windows hay macOS.


Màn hình cho người chơi game thường có refresh rate cao, thiết kế mạnh (hình: Alienware)


Tần số refresh

Tần số refresh chính là số lượng khung hình mà màn hình có thể hiện trên máy trong một giây, frames per second hay viết tắt là FPS. Tần số quét trên các màn hình thường dừng lại ở 60Hz, và nếu bạn không phải là một người yêu thích chơi game thì cũng không cần quá quan tâm đến thông số này. Nhưng đối với các người chơi game thì lại là câu chuyện khác.

Các trò chơi điện tử thường diễn ra với tiết tấu và nhịp độ nhanh. Lúc này, tốc độ refresh hình ảnh càng cao đồng nghĩa với việc chơi game càng thích. Tuy nhiên, cũng giống như độ phân giải, tần số refresh càng cao đồng nghĩa với việc máy càng phải tải nhiều. Ví dụ một tựa game 4K với 120FPS đồng nghĩa với trong một giây, máy phải xuất ra màn hình tới 120 khung hình có độ phân giải 4K. Và đây không phải là một việc dễ chịu với các máy cấu hình yếu.


4K với tần số 144Hz trên LG 27GN950 (hình: LG)


Cần cân bằng lựa chọn giữa độ phân giải và refresh rate

Như đã nói, đây là hai thông số “ngốn phần cứng”, do đó không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lựa chọn màn hình với cả hai thông số này cao nhất. Thông thường khi chọn mua, người mua cần xác định rõ nhu cầu. Nếu chúng là là người sáng tạo, hoặc ưu tiên độ nét để nhìn ngắm chi tiết trên màn hình được rõ ràng thì nên chọn những màn hình 4K với 60FPS. Ngược lại, nếu chơi game là ưu tiên lớn nhất, hãy chọn màn hình 120FPS hay 144FPS hay thậm chí cao hơn, những hãy hy sinh độ phân giải về còn 2K.

Thực tế, như đã nói, [email protected] hay [email protected] sẽ đòi hỏi cấu hình máy tính thuộc hàng cao trở lên. Đó là còn chưa kể những màn hình như vậy thường có giá thành tương đối đắt đỏ.


Hãy xem cổng USB Type-C tiện lợi đến cỡ nào (hình: Dell)


Cổng USB

Màn hình ngoài còn đóng một vai trò như khu vực tổng hợp liên kết. Vấn đề này thường không quá nghiêm trọng, nhưng cũng nên đề cập để tránh những bất tiện trong quá trình sử dụng. Hãy lựa chọn màn hình có số lượng cổng USB và loại liên kết phù hợp với nhu cầu thường ngày. Một lưu ý nhỏ, nếu có thể mua được màn hình có cổng USB Type-C thì rất tốt. Cổng USB này có thể vừa giúp xuất hình ảnh từ laptop ra màn hình, vừa có thể cấp điện từ màn hình vào lại laptop. Như vậy, chỉ cần cắm một sợi dây là chúng ta đã có thể sử dụng được, rất tiện lợi và làm gọn đáng kể không gian làm việc.


Các cổng USB trên màn hình Dell U2722D (hình: Dell)


Kết

Trên đây là những yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua một chiếc màn hình rời. Một chiếc màn hình tốt là một khoản đầu tư xứng đáng, vì đây là thứ mà chúng ta tiếp xúc hầu hết thời gian khi làm việc trên máy tính.

Philip Le/SGN

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sử Dụng Máy Tính Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân