TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không (bài 2)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không (bài 2)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Aug 26, 2021 11:36 pm    Tiêu đề: Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không (bài 2)




BÁT NHÃ TÂM KINH và Nhất Thiết Pháp Không (Bài 2)

Trước khi viết tiếp, chúng tôi (người viết, ĐKP) xin thưa rằng : Mình chỉ là một Phật tử, sau khi đọc qua ba quyển Kinh của ba tôn giáo lớn khác : The Bhagavadgita của Ấn giáo, The Holy Bible Cựu Ước & Tân Ước Thánh Kinh của Do Thái giáo & Ky-tô giáo và The Noble Qur’ân của Hồi giáo cùng các Kinh khác của Nho giáo, mình thấy thích hợp (nhà Phật gọi là KHẾ CƠ) với Kinh & Luận của Phật giáo, đặc biệt là Pháp Hoa Kinh, nên đeo đuổi đến nay.

Rồi khi thấy cái gì hay và bổ ích mình chia xẻ với quí bạn, noi theo chủ trương của thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát (1906-1969) với châm ngôn GÓP LẠI TỰ BỐN PHƯƠNG, TUNG RA KHẮP BỐN PHƯƠNG khi năm 1950 ông lập nxb Bốn Phương & nhà sách Yiễm Yiễm Thư trang (113-115 đường Kitchener, Saigon) – năm 1968 đổi lại Yiễm Yiễm Thư Quán (72d Trần Văn Thạch, Saigon); và cũng nói theo chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) “Thấy cỗ ăn ngon, quá mừng sinh dạn, xin viết mấy chữ ở đầu sách, anh em bốn bể cũng nhiều người đồng ý với bỉ nhân” khi ngài viết ĐỀ TỪ ngày 01/3/1931 cho cuốn HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN của Đào Duy Anh (1904-1988) đầu tiên ra đời, trong những năm tháng ngài bị thực dân Pháp an trí ngài ở Huế. Thế đấy, chia xẻ cho nhau như một nhịp cầu tri âm.
**********************************

Trở lại đề tài.
Trong tác phẩm để đời, The Essentials of Buddhist Philosophy của J. Takakusu (1866-1945), mà các nghiên cứu sinh tiến sĩ triết học Phật giáo khắp thế giới luôn tham khảo, GS Takakusu viết :

Khai tổ của Thiên Thai tông là Huệ Văn (505-577),từng là một học giả vĩ đại và là một lãnh tụ của hằng trăm học chúng. Khi ông khám phá một bài tụng về trung đạo trong Trung Luận (Mādhyamika-śāstra) và một đoạn chú giải liên quan đến chữ “trí”trong Đại Trí Độ luận (Mahāprajñāprāmitā sāstra ) cả hai đều của Long Thọ (Nāgārjuna) ông liền tỏ ngộ.

Bài kệ ấy như sau :
Những gì khởi lên do các duyên,
Ta gọi chúng tức thị không
Và cũng chính là giả danh
Và cũng là ý nghĩ của Trung Đạo.

Bài kệ muốn nói, duyên khởi (pratīya-samutpāda) là từ đồng nghĩa với tánh không (Śūnyatā) và tên gọi giả thiết của trung đạo. Ba chân lý của Thiên Thai tông bắt nguồn từ đây – KHÔNG, GIẢ, TRUNG.”
Khi chú thích về đoạn văn trên đây, Long Thọ nói :”Tất cả những khía cạnh của trí tuệ bàn ở đây đều được chứng ngộ ngay cùng một lúc. Nhưng để tăng tiến sự lý giải về trí huệ viên mãn (Bát-nhã-ba-la-mật) chúng được trần thuật riêng rẽ theo thứ tự. Đọc chú thích này, Huệ Văn hội ngay ý nghĩa. Nhận thức về các chủng loại của đạo lý là nhận thức về đạo lý (Đạo chủng trí) soi sáng thế giới của sai biệt và giả danh. Nhận thức về vạn sự hữu (Nhất thiết trí) là nhận thức về tất cả cái gì đang hiện hữu đều là phi hữu hay không (Śūnyatā)và khám phá th6e giới vô sai biệt và bình đẳng, trong khi nhận thức về các chủng loại của vạn sự hữu (Nhất thiết chủng trí) là nhận thức của quan điểm trung dung soi sáng trung đạo không nghiên về hữu hay vô, sai biệt hay vô sai biệt. Thế là chứng ngộ ba trí của tôn phái này được đạt đến.


(xin xem : bản Việt dịch của Tuệ Sỹ “Các Tông Phái Phật Giáo” nxb Đại học Vạn Hạnh 1969; được tái bản & sửa đổi : “Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo” nxb Phương Đông , 2007; trang 195-196).
****************************************************
Để rõ nghĩa hơn, HT Tuệ Sỹ (sinh 1943) đã chú thích thêm như sau, nguyên văn :

“Đoạn dẫn, Cưu-ma-la-thập, Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1[T8n223,tr. 219a19] :

“Bồ-tát muốn thành tựu đạo huệ, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
Muốn bằng đạo huệ mà thành tựu đạo chủng huệ, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
Muốn bằng đạo chủng huệ mà thành tựu nhất thiết trí,hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
Muốn bằng nhất thiết trí mà thành tựu nhất thiết chủng trí, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
Muốn bằng nhất thiết trí mà đoạn trừ phiền não tập, ,hãy học Bát-nhã ba-la-mật.


(xin xem : bản Việt dịch của Tuệ Sỹ “Các Tông Phái Phật Giáo” nxb Đại học Vạn Hạnh 1969; được tái bản & sửa đổi : “Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo” nxb Phương Đông , 2007; trang 196-197).
******************************************

Quí bạn và các em cũng như người viết bài này chỉ cần MEDITATION (trầm tư mặc tưởng) những gì của GS Takakusu và HT Tuệ Sỹ được trích ra ở trên, chúng ta cũng có thể NGỘ ra nhiều điều từ bốn chữ NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG.

CÒN TIẾP

विद्यारत्न
August 27th 2021
(10:30 AM)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân