TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đoc lại một đoạn kinh ngắn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đoc lại một đoạn kinh ngắn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Aug 23, 2021 9:53 pm    Tiêu đề: Đoc lại một đoạn kinh ngắn




Đọc lại một đoạn kinh ngắn.

法 師 Pháp Sư

藥王!

若有善男子、善女人,

如來滅後,欲為四眾

說是法華經者,

云 何 應說?

是善男子、善女人,

入 如來室,

著如來衣,

坐如來座,

爾乃應為四眾廣說斯經。

如來室者,

一 切眾生中大慈 悲心是;

如來衣者,

柔和忍辱心是;

如來座者,

一 切法空是。

安住 是中,

然後以 不

懈怠心為

諸菩薩及

四眾廣說

是法華經

Chuyển âm Hán Việt:

PHÁP SƯ


Dược Vương!

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân

Như Lai diệt hậu, dục vị tứ chúng

Thuyết thị Pháp Hoa kinh giả

Vân hà ưng thuyết?

Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân

Nhập Như Lai thất

Trước Như Lai y

Tọa Như Lai tòa.

Nhĩ nãi ưng vị tứ chúng quảng thuyết tư kinh.

Như Lai thất giả,

Nhất thiết chúng sinh trung đại từ bi tâm thị.

Như Lai y giả,

Nhu hòa nhẫn nhục tâm thị.

Như Lai tòa giả,

Nhất thiết pháp không thị.

An trú thị trung

Nhiên hậu dĩ bất

Giải đãi tâm vị

Chư Bồ-tát cập

Tứ chúng quảng thuyết

Thị Pháp Hoa kinh.

*****************************

Đối chiếu bản Hán ngữ và bản Anh ngữ Phẩm PHÁP SƯ

Để cho quí bạn & các em thấy tại sao chúng tôi nói chúng ta không cần phải đọc bản dịch chữ Anh của Hendrik Kern [tên khai sinh: Johan Hendrik Casper Kern (1833-1917), người Hòa-Lan] Phẩm PHÁP SƯ trong Kinh Pháp Hoa, mà chỉ cần đọc bản chữ Hán của Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva 344-413) là đủ, vừa có âm điệu vừa chính xác, mặc dù cả hai bản dịch đều từ Phạn ngữ (Sanskrit).

Sau đây mời quí bạn đọc bản chữ Anh (dịch năm 1884) nhé:

Any Bodhisattva Mahâsattva, Bhaishagyarâga, who after the complete extinction of the Tathâgata, in the last times, the last period shall set forth this Dharmaparyâya to the four classes of hearers, should do so, Bhaishagyariga, after having entered the abode of the Tathâgata, after having put on the robe of the Tathâgata, and occupied the pulpit of the Tathâgata. And what is the abode of the Tathâgata, Bhaishagyarâga? It is the abiding in charity (or kindness) to all beings; that is the abode of the Tathâgata, Bhaishagyarâga, which the young man of good family has to enter. And what is the robe of the Tathâgata, Bhaishagyarâga? It is the apparel of sublime forbearance; that is the robe of the Tathâgata, Bhaishagyarâga, which the young man of good family has to put on. What is the pulpit of the Tathâgata, Bhaishagyarâga? It is the entering into the voidness (or complete abstraction) of all laws (or things) ; that is the pulpit, Bhaishagyarâga, on which the young man of good family has to sit in order to set forth this Dharmaparyâya to the four classes of hearers.”

(Nguồn: Amazone)

Chúng ta thấy gì?

1) Tất cả các từ-ngữ có dấu (^) thật ra là dấu ngang - ở trên đầu các nguyên âm; như: Mahâsattva phải viết là Mahāsattva (Đại Bồ-tát) ; Bhaishagyarâga phải viết là Bhaishagyarāga (Dược Vương) ; Tathâgata phải viết là Tathāgata (Như-Lai) Dharmaparyâya phải viết là Dharmaparyāya (Pháp môn) ; nhưng chẳng sao cả,, vì vào thời điểm 1844 chưa có FONT Sanskrit bằng chữ La-tinh!

2) Nếu quí bạn nào biết tiếng Anh khi đọc bản dịch trên chắc chắn sẽ thấy không bằng bản Hán âm Việt-Nam. Hãy đối chiếu Hán âm Việt và ngữ nghĩa khi dịch sang Việt ngữ là thấy rõ.

3) Mấy câu như các “tổ-từ” (phrase): Nhập Như Lai thất; Trước Như-Lai y; Tọa Như-Lai tòa của âm Hán-Việt chắc là phải hay và rõ nghĩa hơn chữ Anh nhiều.

4) Những câu như: It is the abiding in charity (or kindness) to all beings; không thể nào hay bằng: Nhất thiết chúng sinh trung đại từ-bi tâm thị.v.v.. và v.v..

************************************************************

Quí bạn & các em sau khi đối chiếu với bản âm Hán-Việt thì sẽ thấy tại sao người Hoa, người Nhật, người Hàn và người Việt chúng ta dễ dàng thấy Đạo Phật – nhất là Phật giáo Đại thừa (Mahayana Buddhism) – gần với chúng ta nhất vừa TÍN NGƯỠNG lại vừa HÀNH TRÌ là thế. Có người bảo có một tu sĩ Việt Nam nào đó đã thuộc hết quyển Kinh Pháp Hoa; tốt thôi; nhưng chúng tôi (Mr Phụng) cho rằng đó chỉ là lời tán thán quá cao ; vị đó có thể thuộc hết một hay hai hay ba phẩm trong 28 phẩm mà ngài ưa thích để tụng niệm & hành trì suốt đời, nhưng cả một quyển Kinh thì e hơi khó trong thời buổi VẬT CHẤT đang bỏ xa TINH THẦN này.

Sau cùng, cầu chúc quí bạn & các em Phật tử nào Kính Mến & Tin Yêu PHÁP HOA KINH như các Tổ Sư TRÍ KHẢI (571-597; chuyên về Triết lý) và Tổ Sư NHẬT LIÊN (1222-1888; chuyên về Niệm Pháp) sẽ nhận được ÂN SỦNG của Chư Phật và Bồ-Tát từ Thập phương và các cõi tam thiên đại thiên thế giới chuyển về.

********************************************************

CÒN TIẾP.

Kỳ sau: Giải nghĩa đoạn kinh và Tính chất Kỳ diệu & Uyên áo của đoạn kinh trên.

ĐỖ KIM PHỤNG

Cần Thơ, đô thị miền sông nước,

August 24th 2021

CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU

विद्यारत्न[

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân