TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tưởng niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tưởng niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9653

Bài gửiGửi: Sat Jun 05, 2021 2:13 am    Tiêu đề: Tưởng niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn

Tưởng niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn


Vào ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang, người được coi là “Lãnh tụ phái cải cách ở Trung Cộng” đã từ trần, khiến các sinh viên thương tiếc. Những cuộc tụ họp quy mô nhỏ của sinh viên đã xuất hiện khắp nơi. Từ giữa đến cuối tháng 4, một số lượng lớn sinh viên và người dân từ khắp các địa phương đã đi đến Bắc Kinh, với hy vọng được nói chuyện với chính phủ và bày tỏ yêu cầu của họ: chống quan tham, chống tham nhũng, đấu tranh cho dân chủ.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Cộng không hề muốn lắng nghe ý kiến ​​của người dân, cơ quan ngôn luận của Trung Cộng đã lần nữa xuyên tạc sự thật, gây xích mích và tăng cường mâu thuẫn. Cuối cùng, Trung Cộng đã dùng xe tăng để đàn áp dã man phong trào dân chủ yêu nước này, gây ra cuộc đại thảm sát kinh hoàng.

Bắt đầu từ đêm ngày 3/6/1989, quân đội Trung Cộng đã tiến vào thành phố, và từng chiếc xe tăng tiến vào đại lộ Trường An ở Bắc Kinh. Vụ đại thảm sát này đã khiến thế giới chấn động, nó vạch trần bản chất tàn bạo và độc ác của Trung Cộng. Cuộc xung đột đẫm máu này đã “biến mất” và “bị lãng quên” ở Trung Cộng, các bức ảnh dưới đây là một số cảnh tại Công trường Thiên An Môn vào thời điểm đó. Để có thêm hình ảnh, độc giả có thể truy cập trang web hồ sơ lưu trữ ngày 4/6.


Từ tháng 4 đến 2/6/1989


Các sinh viên giương cao biểu ngữ “tự do” để yêu cầu cải cách tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 22/4/1989. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Hồ Diệu Bang mất vào ngày 15/4/1989 đã khiến rất nhiều sinh viên thương tiếc, bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 4, một lượng lớn sinh viên và người dân đã đổ xô đến Bắc Kinh để đấu tranh cho dân chủ. Bức hình chụp đám đông tụ tập ở Công trường Thiên An Môn ngày 22/4/1989.



Hồ Diệu Bang mất vào ngày 15/4/1989 đã khiến rất nhiều sinh viên thương tiếc, bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 4, một lượng lớn sinh viên và người dân đã đổ xô đến Bắc Kinh để đấu tranh cho dân chủ. Hình chụp đám đông tụ tập ở Công trường Thiên An Môn vào ngày 18/5/1989. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Ngày 13/5/1989, tại Bắc Kinh, sinh viên từ khắp các địa phương đã tập trung ở Công trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Các sinh viên tham gia tuyệt thực để kháng nghị trước Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào ngày 14/5/1989. Việc tuyệt thực bắt đầu vào ngày 13/5/1989. Các sinh viên cho biết, họ sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình để thu hút sự chú ý của chính phủ. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Các sinh viên tham gia tuyệt thực để kháng nghị trước Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào ngày 14/5/1989. Việc tuyệt thực bắt đầu vào ngày 13/5/1989. Các sinh viên cho biết, họ sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình để thu hút sự chú ý của chính phủ. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Các sinh viên tham gia tuyệt thực trước Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 14/5/1989. (Hình: Toshio Sakai/ AFP qua Getty Images)



Hình chụp một căn lều được dựng lên để chăm sóc các sinh viên kiệt quệ về thể chất tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 17/5/1989. (Hình: Catherine Henriette/AFP qua Getty Images)



Hình chụp các nhân viên y tế cấp cứu những sinh viên bị suy kiệt về thể chất vào ngày 17/5/1989, tại Bắc Kinh. (Hình: Catherine Henriette/AFP qua Getty Images)



Vào ngày 18/5/1989, các tầng lớp nhân dân đã tập trung tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh để đấu tranh cho dân chủ. (Hình: Catherine Henriette/AFP qua Getty Images)



Các sinh viên và người dân từ khắp các địa phương đã tập trung tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh để đấu tranh cho dân chủ. Hình chụp vào ngày 18/5/1989. (Hình: Catherine Henriette/AFP qua Getty Images)



Rất nhiều sinh viên và người dân các tầng lớp đã tập trung tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh để đấu tranh cho dân chủ. Hình chụp vào ngày 18/5/1989. (Hình: Catherine Henriette/ AFP)



Ngày 19/5/1989, tại Bắc Kinh, cuộc kháng nghị bằng cách tuyệt thực của sinh viên trước công trường Thiên An Môn đã bước sang ngày thứ bảy. (Hình: Catherine Henriette/ AFP)



Các loại biểu ngữ và cờ hiệu được treo khắp nơi tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Hình chụp vào ngày 19/5/1989. (Hình: Naohiro Kimura/ AFP)



Vào ngày 20/5/1989, Bắc Kinh tuyên bố giới nghiêm ở một số khu vực thành thị, quân đội từ nơi khác tiến vào Bắc Kinh và được huy động đến trung tâm thành phố, người dân đổ ra đường để thuyết phục binh lính rút lui. (Hình: Catherine Henriette/AFP)



Các sinh viên hô to khẩu hiệu trên công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Hình chụp vào ngày 21/5/1989. (Hình: Naohiro Kimura/AFP)



Vào ngày 25/5/1989, tại Bắc Kinh, dưới lệnh giới nghiêm, hàng triệu người đã xuống đường tuần hành, bao gồm Liên đoàn Công nhân Tự trị Thành phố Bắc Kinh, các sinh viên, nhà báo, công nhân, thậm chí cả các cán bộ từ Viện nghiên cứu các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của Quốc vụ viện, CCTV và Ủy ban Cải cách Hệ thống Quốc gia cũng tham gia cùng. (Hình: Catherine Henriette/AFP)



Vào ngày 25/5/1989, tại Bắc Kinh, dưới lệnh giới nghiêm, hàng triệu người đã xuống đường tuần hành, bao gồm Liên đoàn Công nhân Tự trị Thành phố Bắc Kinh, các sinh viên, nhà báo, công nhân, thậm chí cả các cán bộ từ Viện nghiên cứu các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của Quốc vụ viện, CCTV và Ủy ban Cải cách Hệ thống Quốc gia cũng tham gia cùng. (Hình: Catherine Henriette/AFP)



Vào ngày 28/5/1989, tại Bắc Kinh, đội ngũ “Diễn hành dân chủ người Hoa toàn cầu” đã khởi hành tại Công trường Thiên An Môn và diễn hành quanh thành phố. (Hình: Naohiro Kimura/AFP)



Một bức tượng Nữ thần Dân chủ đã được dựng lên trên Công trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hình chụp vào ngày 30/5/1989. (Hình: Naohiro Kimura/AFP)



Các sinh viên đang chế tạo bức tượng “Nữ thần Dân chủ” tại Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 30/5/1989. Bức tượng Nữ thần dân chủ cao khoảng 10m, là biểu tượng cho phong trào sinh viên ngày 4/6, do hơn 20 sinh viên chế tác trong vòng 4 ngày. (Hình: Catherine Henriette/AFP)



Công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh chật cứng người vào ngày 2/6/1989. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)



Một sinh viên hô to trước những binh lính. Hình chụp vào ngày 3/6/1989, tại Bắc Kinh. (Hình: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)


Từ tối ngày 3/6 đến ngày 4/6


Giải phóng quân (PLA) vượt qua rào cản do sinh viên dựng lên, tiến hành trục xuất sinh viên vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh. (Hình: Catherine Henriette/Hồ sơ của AFP/AFP)



Sáng sớm ngày 4/6/1989 tại Bắc Kinh, quân đội nổ súng vào người dân, những sinh viên và người dân bị bắn được đưa đến bệnh viện bằng xe đạp và xe ba bánh. (Hình: Manuel Ceneta/AFP/Getty Images)



Sáng sớm ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, PLA bắt đầu giải phóng công trường, họ đã khai triển tấn công, gây thương vong cho người dân. Hình chụp những sinh viên và người dân bị bắn được đưa đến bệnh viện bằng xe đạp và xe ba bánh. (Hình: Manuel Ceneta/AFP)



Vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, PLA bắt đầu giải phóng công trường, họ đã tiến hành một cuộc tấn công, các phóng viên nước ngoài cũng bị thương. (Hình: Tommy Cheng/AFP)



Vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, xe bọc thép của quân đội đã xuyên thủng các rào chắn và tiến về phía Công trường Thiên An Môn, người dân đã nổi đậy phản kháng. (Hình: Tommy Cheng/AFP)



Vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, sinh viên, người dân và binh lính dưới sự khuấy động của Trung Cộng đã trở thành hai phe đối lập. (Hình: AFP)



Vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, một đoàn xe tăng tiến vào công trường Thiên An Môn, dân chúng đã nổi đậy phản kháng. (Hình: Manuel Ceneta/AFP)



Vào ngày 4/6/1989, tại Bắc Kinh, một đoàn xe tăng tiến vào công trường Thiên An Môn, dân chúng đã nổi đậy phản kháng. (Hình: Manuel Ceneta/AFP)



PLA đã lái một đoàn xe tăng tiến vào Công trường Thiên An Môn. Hình chụp vào ngày 4/6/1989 tại Bắc Kinh. (Hình: Manuel Ceneta/AFP)


Cộng sản Trung Cộng dùng quân đội xe tăng và súng liên thanh đàn áp chính người dân của mình


Xe tăng bắt đầu dọn dẹp hiện trường, hài cốt của nhiều nạn nhân nằm bên vệ đường



Những người có mặt trong sự việc Thiên An Môn không ai nghĩ rằng chính quyền lại ra lệnh bắn vào nhân dân.



Có rất nhiều những bà mẹ có con đi học đại học ở Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình đã không bao giờ còn thấy được con mình. Con của các mẹ đã bị biến thành cát bụi.



Cho đến thời điểm này chính phủ Trung Cộng vẫn che giấu tội ác này và không ai biết con số đích xác số người chết là bao nhiêu.



Thông tin từ chính phủ các nước thì có hơn 10 ngàn người chết còn chính phủ Trung Cộng thì nói có 240 kẻ làm loạn bị chết vì chống trả quân đội.

Lý Minh biên tập
Xuân Hoàng biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân