TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Uống dầu cá Omega-3 lợi (và hại) như thế nào?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Uống dầu cá Omega-3 lợi (và hại) như thế nào?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon May 17, 2021 12:15 am    Tiêu đề: Uống dầu cá Omega-3 lợi (và hại) như thế nào?

Uống dầu cá Omega-3 lợi (và hại) như thế nào?


Dầu cá Omega 3 có tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh, mắt, tim mạch, và chống viêm nhiễm. Thường BS khuyên quý vị uống dầu cá hàng ngày, nhưng quý vị phải uống dầu cá đúng cách và đúng liều lượng. Dùng quá nhiều dầu cá có thể gây hại sức khỏe do tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu, tiêu chảy, và tăng nguy cơ chảy máu.



Dầu cá Omega 3 và Omega-3, 6, 9 là gì?

    • Là dầu chiết xuất từ cá chứa nhiều acid béo (fatty acid) omega-3, đây là loại acid béo có 1 liên kết đôi cách xa 3 vị trí từ gốc methyl CH3 (nên gọi là omega-3). Đây là các acid béo rất quan trọng mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp (1). Các acid này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình thành vỏ của tế bào (cell membrane), trong quá trình tạo ra tính hiệu, do vậy, ảnh hưởng đến hầu như các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim mạch, óc, và hệ miễn dịch.

    • Omega 3 còn là tên gọi chung của họ acid béo, có 3 loại acid béo quan trọng mà cơ thể chúng ta cần: Eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA), chủ yếu có nguồn gốc từ cá và rong biển nên còn gọi là omega-3s. Loại còn lại là Alpha-linolenic acid (ALA) là loại acid béo thông dụng nhất trong chế độ dinh dưỡng ở phương Tây, ALA thường có trong hạt, dầu thực vật, và các loại rau cải.

    • Các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tốt nhất của omega-3 là lên hệ tim mạch, thông qua nghiên cứu về rối loạn nhịp tim (2), hạ huyết áp, kiểm soát nhịp tim, tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu khác cho thấy dầu cá omega 3 làm khỏe cho tóc và da, và giảm rủi ro ung thư đường ruột (3).

    • Omega-6 và Omega-9 là các loại acid béo khác mà chúng ta thường dùng. Giống như omega-3, omega-6 (liên kết đôi cách xa 6 vị trí từ gốc methyl) là acid béo cơ thể không tổng hợp được, cần phải lấy từ bên ngoài. Omega 6 có một số tác dụng giảm viêm nhưng không tốt bằng omega 3. Omega 9, ngược lại, không phải là loại acid béo cần thiết vì cơ thể chúng ta tự tổng hợp được.



Tại sao chúng ta cần bổ sung dầu cá omega 3?

    • Vì khi chúng ta ăn uống dầu mỡ, tỉ lệ giữa các loại omega-3, 6, và 9 thường không cân bằng, lâu dài dẫn đến các bệnh lý về mỡ hay tim mạch (4). Các nghiên cứu cho thấy chúng ta nên ăn uống tỉ lệ omega-3 và omega-6 là 1:4 trong khi thực tế chúng ta chỉ ăn 1 (omega 3) kèm theo 10 (omega 6) thậm chí 1:50. Rõ ràng chúng ta ăn quá ít omega 3 và quá thừa omega-6.

      Theo các nghiên cứu, Omega-3s có cả EPA (có tác dụng tốt cho tim mạch) và DHA (tác dụng tốt hệ thần kinh). Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là ăn cá có các chất này (như cá hồi hay cá mòi) ít nhất 2 lần/tuần, nếu quý không ăn cá thường xuyên hoặc bị dị ứng với cá, quý vị có thể uống dầu cá omega 3 để thay thế.



Dầu cá có tác dụng tốt với bệnh nhân mắc bệnh tim, trầm cảm, ung thư, trẻ em, và phụ nữ mang thai

    • Một nghiên cứu tổng hợp với bệnh nhân dùng kết hợp EPA/DHA giảm 19-50% tỉ lệ tử vong đột ngột (5) cũng như giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh mạnh vành. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo rằng những người mắc bệnh mạch vành nên uống 1.000 mg EPA/DHA kết hợp mỗi ngày (lều 2-4g omega 3).

      Nghiên cứu khác cho thấy sử dụng omega-3 liều cao 2-4g mỗi ngày, có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu gợi ý dùng omega-3 đúng liều cũng có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cần thêm dữ liệu và thời gian để theo dõi. Nghiên cứu cũng cho thấy omega-3, đặc biệt là DHA, rất quan trọng cho em bé trước, trong, và sau khi mang thai của phụ nữ. Các hướng dẫn y khoa thường khuyến cáo dùng 200 mg DHA trong khi mang thai và cho con bú.



Làm sao để biết cơ thể tôi thiếu dầu cá?

    • Hiện nay, chưa có thí nghiệm nào có thể cho thấy chúng ta thiếu dầu cá omega 3. Tuy nhiên, nếu cách ăn uống của quý vị thiếu cá, ăn chay, hoặc ít hạt hay ăn ít rong biển có thể khiến quý vị thiếu dầu cá omega-3.

    • Các nghiên cứu cho thấy cơ thể cần lượng EPA/DHA có trong dầu cá khoảng 250mg mỗi ngày.



Chọn mua dầu cá mua ở đâu và tỉ lệ EPA/DHA là gì?

    • Tại Hoa Kỳ, quý vị có thể dùng dầu cá dưới dạng toa thuốc bác sĩ như Lovaza, Omtryg, Epanova (Chứa cả EPA/DHA) hoặc Vascepa (chứa nhiều tinh chất EPA) hoặc quý vị tự mua dầu cá omega 3 tại Costco, Walmart, hay các cửa hàng dược phẩm. Các loại thuốc dầu cá kê toa đều có nhiều hơn 300mg kết hợp EPA/DHA.

      Do sản phẩm toa thuốc phải theo quá trình sản xuất nghiêm ngặt nên thuốc dầu cá cần toa Omega 3 thường là loại BS sẽ khuyên quý vị dùng hơn là tự mua bên ngoài. Một số hãng bảo hiểm không trả thuốc dầu cá omega-3 nên quý vị sẽ phải mua bên ngoài.

    • Khi mua tự dầu cá bên ngoài, quý vị lưu ý tìm hiểu tỉ lệ EPA/DHA trong mỗi viên dầu cá để chọn loại phù hợp cho cơ thể mình. Thường các tổ chức y tế đều khuyên dùng 250mg kết hợp EPA và DHA. Tại Mỹ, 1000mg dầu cá (1g) có khoảng 300mg EPA/DHA kết hợp.

    • Nam và nữ hấp thụ EPA/DHA khác nhau do cơ thể phụ nữ có nhiều mỡ hơn nam. Đa số dầu cá trên thị trường có tỉ lệ EPA = DHA. Do cơ thể phụ nữ có thể chuyển hóa acid béo ALA thành DHA nhanh hơn nam. Vì vậy, có một số loại dầu cá dành cho nam giới với tỉ lệ DHA cao hơn so với EPA.



Uống bao nhiêu dầu cá omega-3 là đủ và nên uống khi nào?

    • Quý vị nên uống 1g (1000mg) dầu cá/ngày cho người không bị mỡ cao Triglyceride và uống 2-4g/ngày dầu cá một ngày cho người bị mỡ cao Triglyceride. Quý vị nên uống dầu cá sau khi ăn sáng hay ăn trưa để giảm các khó chịu về đầy bụng hay tiêu chảy.



Dùng quá nhiều dầu cá có thể hại sức khỏe (6)

    • Tăng lượng đường trong máu Dùng omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu chỉ ra dùng 8 gram acid béo omega-3 mỗi ngày dẫn đến tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây cho thấy uống dầu cá liều cao (4.4/ngày) vẫn không gây ra tiểu đường (7).

    • Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của việc dùng quá liều dầu cá. Một nghiên cứu cho thấy uống dầu cá có thể liên quan đến nguy cơ chảy máu cam cao hơn, với 72% bệnh nhân chảy máu khi dùng nhiều hơn 5 gram dầu cá hàng ngày. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ngừng uống dầu cá trước khi giải phẫu.

    • Huyết áp thấp: Dùng dầu cá liều cao có thể làm hạ huyết áp một cách không mong muốn. Vì vậy, khi bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp, bệnh nhân nên cẩn thận khi dùng chung vối dầu cá vì huyết áp có thể tụt thêm.

    • Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường thấy do uống nhiều dầu cá. Bụng trướng, đầy hơi, và trung tiện cũng là các tác dụng phụ đáng kể của dùng nhiều dầu cá.

    • Trào ngược acid và đau bao tử Bệnh nhân thường gặp triệu chứng trào ngược dạ dày (GERD) như ợ hơi, buồn nôn và khó chịu dạ dày khi dùng dầu cá liều cao. Về lâu dài, các triệu chứng có thể tiến triển thành bệnh đau bao tử.

    • Đột quỵ do xuất huyết. Do dầu cá tăng khả năng chảy máu, đôi khi bệnh nhân có thể sẽ bị đột quỵ do xuất huyết trong óc khi dùng kết hợp với một số thuốc chống đông máu. Một số nghiên cứu phát giác dùng quá liều omega-3 có thể làm giảm khả năng đông máu của máu và tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.

    • Ngộ độc Vitamin A: Gần đây, nhiều loại dầu cá được bổ sung thêm vitamin A. Vì vậy, uống quá liều dầu cá có kèm vitamin A có thể gây tác dụng phụ nếu dùng quá liều như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích thích da. Về lâu dài, quá liều vitamin A có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí suy gan trong trường hợp nặng.

    • Mất ngủ: Uống dầu cá quá liều có thể gây ra mất ngủ, khó ngủ hay giữ giấc ngủ ngon.

      Điều thú vị là nếu quý vị dùng dầu cá liều vừa phải thì có thể giúp quý vị ngủ ngon. Đều này chỉ ra dùng dầu cá (hay bất kỳ loại thuốc nào) phải nên dùng đúng liều, không phải càng nhiều là càng tốt.

Dr. Wynn Tran
Nguồn: facebook.com


Nguồn tham khảo:

1.omega-3-fats

2.17109646

3.PMC6133177

4.omega-3-6-9-overview

5.CIR.0000000000000709

6.fish-oil-side-effects

7.2019-08-fish-oil-supplements-effect-diabetes

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân