TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nguy cơ và phòng ngừa hen suyễn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nguy cơ và phòng ngừa hen suyễn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Thu Mar 04, 2021 11:20 pm    Tiêu đề: Nguy cơ và phòng ngừa hen suyễn

Nguy cơ và phòng ngừa hen suyễn


Hen (theo tiếng người ở miền Bắc Việt Nam) suyễn (theo tiếng người ở miền Nam Việt Nam), là tình trạng đường hô hấp bị hẹp lại và sưng dày lên, và có thể tạo ra chất nhầy quá mức cần thiết. Điều này có thể làm bệnh nhân bị khó thở, gây ra ho, khò khè khi thở ra, và hụt hơi.

Ở một số người, suyễn là “chuyện nhỏ.” Ở một số người khác, hen có thể là “chuyện lớn,” ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày, có thể dẫn đến các đợt tấn công, các cơn suyễn nặng, có thể chết người.


Tình trạng nặng nhẹ của suyễn thường thay đổi liên tục, do đó, việc hợp tác với bác sĩ để theo dõi và điều chỉnh thuốc men, điều trị, là việc rất quan trọng.


Hen suyễn không thể được chữa hết hẳn, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân áp dụng các điều trị thích hợp.

Giống như mọi thứ khác trên đời, tình trạng nặng nhẹ của suyễn thường thay đổi liên tục, do đó, việc hợp tác với bác sĩ để theo dõi và điều chỉnh thuốc men, điều trị, là việc rất quan trọng, để ta có thể kiềm chế được bệnh.



Các nguy cơ gây ra hen suyễn

    • Trong gia đình có người bị hen suyễn.

    • Có một hay nhiều bệnh dị ứng khác, như là viêm mũi dị ứng, eczema.

    • Quá cân hoặc béo phì.

    • Hút thuốc.

    • Hít khói thuốc của người khác hút (secondhand smoke).

    • Sống ở nơi bị ô nhiễm không khí.

    • Tiếp xúc với chất hóa học ở nơi làm việc (phân bón, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm móng tay...).



Các hậu quả của hen suyễn

    • Ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động, giấc ngủ, công việc.

    • Làm mất giờ làm việc, học tập.

    • Làm nghẹt đường dẫn không khí, và thoát khí đến (phổi) và đi (từ phổi).

    • Phải vào phòng cấp cứu hoặc bị nhập viện.

    • Bị các tác dụng phụ của thuốc, nếu không hiểu cách dùng và dùng không đúng.

      Do đó, cần hợp tác với bác sĩ, để hiểu cách trị, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc. Không chữa khi còn sớm hoặc lạm dụng thuốc, dùng thuốc không đúng mục đích, đều không tốt.


Hen suyễn là căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Cách phòng ngừa hen suyễn trở nặng

Không có cách tuyệt đối để phòng ngừa bị bệnh hen suyễn. Chỉ có cách tránh các yếu tố nguy cơ kể trên để giảm bớt nguy cơ bệnh bộc phát.

Nhưng khi đã bị bệnh, ta có nhiều cách để giúp giảm các cơn trở nặng của bệnh:

    • Cần phải hiểu rõ kế hoạch điều trị và làm cho đúng và đều đặn. Nói chung, có hai loại thuốc chính:

      • Thuốc để giúp phế quản không bị viêm, sưng dày lên, cần phải dùng thường xuyên, không phải đợi đến lúc lên cơn khò khè mới dùng.

      • Thuốc để cắt cơn suyễn khi bị lên cơn khò khè. Ta cần phải hiểu rõ tác dụng của từng thuốc để dùng cho đúng. Lý tưởng nhất là làm sao để càng ít bị các cơn khò khè càng tốt.

    • Chích ngừa cúm và viêm phổi. Vì nếu bị các bệnh này, nó sẽ có thể làm suyễn trở nặng hơn nhiều. Dĩ nhiên, kiểm soát tốt các bệnh nền, mạn tính khác, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, sung sức, sức đề kháng của cơ thể cao, cũng là điều rất cần thiết để phòng trở nặng hen suyễn hoặc/và khác bệnh khác.

    • Để ý để biết rõ và tránh các yếu tố nào có thể làm ta lên cơn khò khè, làm suyễn trở nặng (thí dụ như khói thuốc, khói xe, lông thú, không khí ô nhiễm, mùi chất hóa học, nước hoa nặng...).


Sử dụng máy peak flow meter để đo lưu lượng hơi thở


    • Để ý để biết rõ các triệu chứng nào có thể là dấu hiệu báo trước suyễn có thể sắp trở nặng, để dùng thuốc thích hợp và đúng lúc. Một cách để đo lường tình trạng thở của mình là dùng peak flow meter, một dụng cụ rẻ tiền, dễ sử dụng, để vừa tập thở sâu, vừa theo dõi hơi thở của mình hằng ngày, phát giác sớm khi nào bệnh có thể sắp trở nặng.

    • Tránh đợi đến lúc cơn hen trở nặng quá rồi mới bắt đầu dùng thuốc. Bằng cách học cách dùng, và theo dõi tình trạng thở của mình với peak flow meter (nên học cách dùng với bác sĩ phổi của mình sớm, và dùng thường xuyên), để khi thấy tình trạng đo lường hơi thở của mình bắt đầu giảm là dùng thuốc thích hợp ngay. Làm như vậy, vừa tránh bệnh trở nặng gây hại đến cơ thể, nguy hiểm, và tránh phải quá nhiều thuốc. Vì chữa sớm bao giờ cũng giúp ít phải dùng nhiều thuốc, ít phải dùng thuốc mạnh, thường có nhiều tác dụng phụ hơn (dĩ nhiên khi đã bị trở nặng, thì bắt buộc phải dùng, không còn cách nào khác).

    • Nhớ dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ. Có loại thuốc cần phải dùng thường xuyên để giúp tránh bệnh trở nặng. Không nên vì thấy không bị lên cơn suyễn mà tự mình ngưng dùng các thuốc này. Nếu thấy bệnh ổn định hơn, ta có thể liên lạc với bác sĩ để xem có thể điều chỉnh thuốc nhẹ hơn không. Tuyệt đối không nên tự động ngưng thuốc.


Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân