TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao nhiều người tin rằng COVID-19 không có thật?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao nhiều người tin rằng COVID-19 không có thật?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Thu Dec 10, 2020 12:01 am    Tiêu đề: Tại sao nhiều người tin rằng COVID-19 không có thật?

Tại sao nhiều người tin rằng COVID-19 không có thật?


Highlights

    • Các nhân viên chăm sóc sức khỏe và giới chức địa phương phải tìm cách áp chế tin đồn và nay cải thiện việc đưa tin tức xác thực đến dân chúng hiệu quả hơn.

    • Báo The Atlantic kể lại những câu chuyện của độc giả chỉ trích hệ thống bệnh viện đã nói dối, đeo mặt nạ vô tác dụng và vaccine sẽ gây nguy hiểm.

    • Chuyên viên y tế nói quan niệm sai lầm về vaccine sẽ khiến dịch bệnh vẫn còn trong xã hội một thời gian dài sắp tới.

    • Y tá Doering đăng trên Twitter rằng cô có 19 bệnh nhân cần hỗ trợ thở oxy 100% và những người này thề rằng họ không mắc căn bệnh đã kết liễu cuộc sống của hơn 250,000 người Mỹ kể từ tháng Hai.


Cô y tá Jodi Doering đang nói chuyện với phóng viên CNN về nhiều bệnh nhân phủ nhận sự tồn tại của coronavirus, thậm chí khi họ sắp chết


Những y tá tại miền Nam Dakota, Mỹ nói nhiều bệnh nhân của họ phủ nhận sự tồn tại của coronavirus, thậm chí khi họ sắp chết. Nhiều thính giả gởi thư tới chương trình phát thanh Khoảng cách Xã hội của báo The Atlantic chỉ trích bệnh viện của Mỹ nói dối về trường hợp tử vong COVID-19, đeo mặt nạ không có tác dụng bảo vệ và vaccine COVID-19 thật sự nguy hiểm. Bạn có tin vào những giả thuyết phi lý này?

Cô Jodi Doering là một y tá phòng cấp cứu ở Nam Dakota, đã bị shock trước sự chối bỏ căn bệnh của các bệnh nhân. Một bệnh nhân của cô đã qua đời vì COVID-19, nhưng vẫn phủ nhận sự tồn tại của đại dịch.

Các bài tweet cuối tuần qua của y tá Doering đã lan truyền nhanh chóng.



Nhiều người Mỹ nhận ra tin tức đã lan tỏa sai lệch và gây ảnh hưởng như thế nào. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe và giới chức địa phương phải tìm cách chế ngự tin đồn và nay cải thiện việc đưa tin tức xác thực đến dân chúng hiệu quả hơn.

Hoa Kỳ đã vượt qua 11 triệu trường hợp nhiễm coronavirus hôm Chủ nhật, các chuyên viên y tế báo động về những tuần lễ còn ảm đạm hơn sắp tới.

Giới chức các tiểu bang kêu gọi dân chúng hãy nghiêm chỉnh nhìn nhận đại dịch và tuân thủ các quy tắc xã hội nghiêm ngặt. Nhiều chuyên viên y tế thúc giục chính phủ thực hiện nhiều hạn chế hơn, chẳng hạn như quy định về mặt nạ, để ngăn chặn sự lây lan.

Tuy nhiên, những niềm tin sai lầm được phổ biến lại liên quan tới mặt nạ, từ bệnh viện và từ vaccine, vốn là những nơi chốn và cách thức giúp làn sóng dịch bệnh tại Mỹ giảm bớt.


Những niềm tin phi lý về COVID-19


Những câu chuyện của thính giả gởi đến chương trình phát thanh Khoảng cách Xã hội của báo the Atlantic cho thấy nhiều người Mỹ không tin rằng COVID-19 là có thật.

Bệnh viện nói dối về trường hợp nhiễm COVID

Một thính giả gởi thư đến cho trưởng ban của chương trình Katherine Wells: “Tôi sống chung nhà với một người bạn, người này tin rằng số trường hợp nhiễm COVID-19 ở Mỹ bị các bệnh viện thổi phồng lên để kiếm thêm tiền”.

Một thính giả khác nói: “Nhiều bạn tôi không tin rằng đang có đại dịch hoặc thậm chí là dịch bệnh coronavirus”.

Chuyên viên Y tế James Hamblin nói các bệnh viện ở Mỹ không thể kiếm lợi từ việc tuyên bố trường hợp nhiễm COVID-19. Đại dịch là một gánh nặng lớn đối với nhân viên.

Tuyên bố số trường hợp nhiễm cao đồng nghĩa với phong tỏa, hủy bỏ và trì hoãn rất nhiều trường hợp giải phẫu được lựa chọn, vốn là nguồn thu chủ yếu của bệnh viện.

Hiện nay các giường bệnh gần như sử dụng hết công suất. Vì vậy, bệnh viện ở Mỹ thậm chí còn mất nhiều tiền hơn trước.

Ngoài ra, báo The Atlantic kể lại một câu chuyện của độc giả:

“Một trong những người bạn lâu năm của gia đình theo khuynh hướng bảo thủ của tôi đã nói rằng một người họ hàng lớn tuổi của anh ấy đã được xét nghiệm vài ngày trước khi cô ấy qua đời được cho là vì COVID-19. Cả hai lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, nhưng bệnh viện đã viết trên giấy chứng tử của cô rằng nguyên nhân tử vong là COVID-19. Bạn tôi nói với tôi điều này là do các bệnh viện nhận tiền từ chính phủ khi có người chết vì COVID-19”.

Cũng cùng khuynh hướng chỉ trích các bệnh viện như ở trên, nhưng câu chuyện này còn lan truyền khiến nhiều người tin rằng động cơ lợi nhuận có hệ thống đã làm cho mọi người phải chịu đựng hoặc nói dối về sự phổ thông của căn bệnh.



Mặt nạ không thể ngăn coronavirus

Một tin tức sai lệch lớn lao khác là mặt nạ. Rất nhiều người gặp bối rối khi phải mang mặt nạ liên tục trong vài tháng đầu tiên.

Hướng dẫn của chính phủ không chính xác, vì vậy đã có sự nhầm lẫn về vai trò của mặt nạ cho đến khi nhiều chính phủ chính thức áp dụng quy định bắt buộc mang mặt nạ.

Một thính giả chỉ trích quy định về mặt nạ tại tiểu bang của cô đã khiến các bậc cha mẹ hoảng sợ.

Cô nói có rất nhiều lời bàn tán về việc học sinh kéo mặt nạ xuống vì các em không thể đeo mặt nạ cả ngày:

“Nhiều phụ huynh tuyên bố rằng không có căn cứ khoa học nào chứng minh mặt nạ là hữu hiệu và chúng gây hại nhiều hơn lợi. Một trong những lập luận cho rằng mọi người đang ‘hít thở khí CO2 của chính họ’ và mặt nạ ‘có thể gây ra các vấn đề khác về phổi.’ Tôi có thể tìm thấy rất nhiều bằng chứng để bác bỏ những gì họ nói, nhưng tôi cảm thấy vô ích vì mọi người ở chỗ tôi ở đã quá quen với tin tức sai lệch này.”

Thật sự, các nhà khoa học tuyên bố mặt nạ có hiệu quả trong việc phòng ngừa coronavirus.

Chuyên viên y tế Hamblin nói trên báo The Atlantic rằng đây là cách mà rất nhiều vấn đề bắt đầu với tin tức về sức khỏe. Khi bạn gặp một câu hỏi hóc búa chẳng hạn: tại sao lại xảy ra sai sót từ một lời khuyên lành mạnh như vậy?

Hầu hết mọi người chỉ tập trung vào những trường hợp đặc biệt và ngoại lệ, và tin tưởng vào những trường hợp đó. Họ không nghĩ tới sự thật là khi mọi người đeo mặt nạ, họ đã cứu được hàng ngàn mạng sống.

Nhiều người chỉ tin vào điều họ muốn tin mà thôi. Đằng sau niềm tin đó là họ thật sự ghét mang mặt nạ.


A protester with sign saying Covid-19 vaccination is the real intention of the whole epidemic, at Queens Park in Toronto, Canada, on April 25, 2020. (Photo by Arindam Shivaani/NurPhoto via Getty Images) NURPHOTO VIA GETTY IMAGES


Vaccine COVID-19 là thứ nguy hiểm

Trong lịch sử, vaccine luôn là đầu mối của những tin tức sai lệch và đẩy lùi sự tuân thủ của cộng đồng.

Sự hoài nghi về vaccine COVID-19 không mới mẻ. Rất nhiều câu hỏi gởi tới truyền thông đều biểu lộ sự lo lắng về hiệu quả của vaccine.

Những người không phải là người chống vaccine cũng cho thấy họ nghi ngờ về độ an toàn bởi vì vaccine COVID-19 được sản xuất với tốc độ quá nhanh cũng như quá trình điều chế vaccine lần này mang tính chất bất thường.

Chuyên viên y tế Hamblin nói:

“Tôi nghĩ rằng thuật ngữ người chống vaccine bị lạm dụng rất nhiều. Có một nhóm nhỏ những người cố tình đánh lừa và thu lợi từ việc truyền bá các thuyết âm mưu. Nhưng đa phần nhiều người chỉ thắc mắc, không hiểu, lo ngại, do dự với vaccine COVID-19 mà thôi.”



Tuy nhiên bạn nên có lý do để tin vào sự an toàn của vaccine lần này.

Rất nhiều cơ quan quốc tế kiểm soát những vaccine tiềm năng, lãnh đạo các quốc gia và lãnh đạo các công ty dược phẩm đều trải qua lựa chọn kỹ càng.

Chuyên viên y tế và các nhà khoa học sẽ bảo đảm không ai có thể cố tình gây ra hiểu lầm với những đợt chích vaccine sắp tới.

Tuy nhiên, 5 năm nữa kể từ bây giờ, có thể giới y khoa mới đánh giá được một vài tác dụng phụ từ những người đã chích vaccine, mà hiện nay họ chưa thể hiểu biết.



Tất cả các tin tức tốt về vaccine có thể sẽ sụp đổ nếu bị lấn áp bởi làn sóng tin tức sai lệch.

Nếu một cộng đồng chỉ có khoảng 35% dân số được chích ngừa coronavirus thì mọi người vẫn phải mang mặt nạ và giữ khoảng cách.

Coronavirus vẫn sẽ tiếp tục xâm nhập vào xã hội một thời gian dài và theo cách mà chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn rằng chúng ta có bị nhiễm bệnh hay không.

Lê Tâm

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân