TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9660

Bài gửiGửi: Sat May 09, 2020 1:21 pm    Tiêu đề: Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng?

Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng?

Thường trú nhân phải chứng minh rằng họ không bỏ rơi sự thường trú của họ. (Hình: shrm.org)


Hỏi: Ba tôi có thẻ xanh 10 năm thì được phép ra khỏi nước Hoa Kỳ thời hạn bao lâu? Ba tôi về Việt Nam từ trước Tết tới bây giờ là gần được sáu tháng rồi như vì dịch COVID-19 nên không trở về lại Hoa Kỳ được.

Đáp: Theo luật di trú, thường trú nhân nhập cảnh Hoa Kỳ được chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là “thường trú nhân trở về” (tức là returning LPR) và loại thứ hai là “thường trú nhân xin nhập cảnh.”

Sự khác biệt của hai loại là “thường trú nhân trở về” được coi là không cần xin phép nhập cảnh cho nên những điều luật cấm nhập cảnh không thể được áp dụng. Nhưng “thường trú nhân xin nhập cảnh” vì đương đơn đang xin nhập cảnh, Sở Di Trú được quyền áp dụng những điều luật cấm nhập cảnh.

“Thường trú nhân trở về” chỉ cần có giấy thẻ xanh hoặc reentry permit.

Thường trú nhân vắng mặt ở Hoa Kỳ liên tục hơn 180 ngày được coi là “thường trú nhân xin nhập cảnh.” “Thường trú nhân xin nhập cảnh” ngoài sự chứng minh đương đơn là thường trú nhân, đương đơn phải là người không có ý định bỏ rơi sự thường trú của mình.

Vấn đề chính là thường trú nhân phải chứng minh rằng họ không bỏ rơi sự thường trú của họ và những yếu tố để chứng minh người thường trú nhân có bỏ rơi sự thường trú của họ hay không là: liên hệ gia đình ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, tài sản ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, việc làm ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có phải chính thức được gọi là nhà hay không, lý do rời khỏi Hoa Kỳ, và thời gian ở ngoài Hoa Kỳ...

Tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch COVID-19 này, nhiều người không thể mua vé để về lại Hoa Kỳ được cho nên đó có thể là lý do chính đáng mà người thường trú nhân phải bị ở ngoài Hoa Kỳ quá sáu tháng.


Nếu “người được bảo lãnh” mất thì vợ hoặc chồng và những người con độc thân dưới 21 tuổi của “người được bảo lãnh” sẽ không được tiếp tục di dân sang Hoa Kỳ dưới đơn bảo lãnh đó.


Hỏi: Tôi đã làm giấy tờ bảo lãnh cho gia đình của con trai tôi ở Việt Nam từ năm 2012. Nhưng cách đây mấy hôm, con trai tôi vừa mới qua đời. Vậy hồ sơ bảo lãnh cho gia đình con trai tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Có cách nào để có thể mang các cháu cùng con dâu sang Hoa Kỳ được không?

Đáp: Trong trường hợp “người bảo lãnh” chết, hồ sơ bảo lãnh có thể không bị hủy bỏ nếu Sở Di Trú USCIS quyết định sự hủy bỏ không thích đáng vì vấn đề nhân đạo. Khi đơn bảo lãnh được quyết định rằng sự hủy bỏ không thích đáng vì nhân đạo, thì đơn bảo lãnh sẽ được phục hồi (tức là reinstated). Ích lợi của sự phục hồi là đơn bảo lãnh vẫn được tiếp tục và ngày ưu tiên (tức là priority date) vẫn được giữ như cũ.

Còn trường hợp “người được bảo lãnh” mà qua đời thì hiện nay trong bộ luật di trú không có điều luật nào được miễn sự hủy bỏ đơn bảo lãnh nếu “người được bảo lãnh” mất. Nghĩa là nếu “người được bảo lãnh” mất thì vợ hoặc chồng và những người con độc thân dưới 21 tuổi của “người được bảo lãnh” (tức là những người được đi theo) sẽ không được tiếp tục di dân sang Hoa Kỳ dưới đơn bảo lãnh đó.

Thêm vào đó, luật di trú không cho phép công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con dâu/con rể hoặc cháu nội/cháu ngoại.


Đương đơn phải xin quyền lợi nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân trong vòng một năm tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn. (Hình: edmundclt.org)


Hỏi: Trường hợp người bảo trợ ở Hoa Kỳ đã hoàn tất hồ sơ bảo lãnh diện ưu tiên 4, nhưng vì ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi lại, vậy các trường hợp đủ điều kiện để được thụ hưởng CSPA lúc đó, bây giờ đã quá tuổi, thì còn được đi theo cha mẹ hay không?

Đáp: Mục 3 của đạo luật CSPA có sự đòi hỏi rằng đương đơn phải xin quyền lợi nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân trong vòng một năm tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn.

Nếu đương đơn nộp hoàn thành mẫu đơn DS-260 trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn, và đơn xin chiếu khán không được giải quyết vì priority date retrogress (tức là ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi), đương đơn thông thường sẽ được coi là đã đáp ứng các yêu cầu của Mục 3. Đương đơn sẽ tiếp tục được coi là đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi theo các quy định của đạo luật CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại. Nghĩa là tuổi của đương đơn được đứng lại từ ngày chiếu khán đáo hạn trước khi bị thụt lùi.

Trong trường hợp đương đơn chưa kịp nộp mẫu đơn DS260 nhưng ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi, đương đơn sẽ được cơ hội yêu cầu quyền lợi CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại. hưng tuổi của đương đơn sẽ tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại nếu đương đơn xin quyền lợi đó trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn lại.


Bản tin chiếu khán


Theo yêu cầu của quý bạn đọc, sau đây là bản tin chiếu khán cho Tháng Năm, 2020.

Ưu tiên 1 – priority date là ngày 22 Tháng Ba, 2014, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2A – priority date là hiện hành, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 2B – priority date là ngày 15 Tháng Giêng, 2015, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 – priority date là ngày 15 Tháng Ba, 2008, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 – priority date là ngày 22 Tháng Bảy, 2006, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân