TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điểm phim: Ride the Thunder “Cưỡi Sấm”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điểm phim: Ride the Thunder “Cưỡi Sấm”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Thu May 07, 2020 3:36 pm    Tiêu đề: Điểm phim: Ride the Thunder “Cưỡi Sấm”

Điểm phim: Ride the Thunder “Cưỡi Sấm”


Đạo diễn: Fred Koster,

Diễn viên: Eric St, John, Joseph Hiếu, Pierre Nguyễn, Baker Le, Megatron Roy, Toan Doran,

Nhân ngày quốc hận thứ 45, CNN kính mời quý bạn tìm trên Netlix, Amazon, hay thuê DVD về xem, phim “RIDE the THUNDER” để thấy lại một phần nào sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam.

“Ride the Thunder” dựa trên cuốn sách Ride the Thunder của Richard Botkin, là cuốn phim nói về chiến tranh Việt Nam, tung ra vào năm 2015, nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh kết thúc. Truyện phim viết bởi người thật, đã tham dự cuộc chiến, là nhân chứng về những sự kiện đã xẩy ra với tác giả và những chiến hữu trong cuộc. Richard Botkin được sự góp ý của chị Kiều Chinh và bằng hữu thực hiện thành tác phẩm điện ảnh.



“Ride The Thunder” tên Việt là “Cỡi Sấm”. Đây là cuốn phim tương đối thật nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam từ trước đến nay và tất nhiên được đồng hương đón nhận nồng nhiệt kể từ mấy tuần qua. Và cũng tất nhiên đám truyền thông thổ tả cũng “bôi nhọ” và hạ nhục người Lính Việt Nam Cộng Hòa bằng “Fake news”

Qua gần 800 cuốn phim nói đến Việt Nam, tuyệt đại đa số chỉ là những hình ảnh hời hợt, phiến diện, thiếu trung thực. Những phim lớn với ngân sách hàng trăm triệu đã bóp méo sự thực về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Phim “We were Solder” đã loại hẳn vai trò người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà biến cuộc chiến bảo vệ tự do của Miền Nam Việt Nam, thành trận đánh tay đôi giữa quân Cộng Sản và đơn vị không kỵ Hoa Kỳ trên “võ đài thương mại”

Những tài liệu thiếu trung thực làm đau lòng người dân yêu chuộng tự do, hàng triệu sanh mạng đã mất trong cuộc chiến, vài triệu dân, quân, cán, chính khác đã ngã gục trong lao tù, trên đường vượt thoát tìm tự do.


Đạo diễn Fred Koster và các diễn viên Eric St. John, Joseph Hiếu, Pierre Cuong Nguyễn.


Ngoài việc đương đầu với công ty truyền thông, tuyên truyền một chiều của thế giới, khả năng tài chánh eo hẹp, không bao giờ chúng ta có tiếng nói trung thực. Cho đến khi những người cựu chiến binh Hoa kỳ, không đè nén nổi sự chua chát cho thân phận họ, phải làm một điều gì đó để gỡ chút danh dự cho người lính Mỹ và nhìn nhận sự hiện hữu của người lính Cộng Hòa, trong công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

40 năm sau, điều này mới được nói tới, tuy quá trễ nhưng vẫn còn hơn là âm thầm hờn tủi. Phim Ride The Thunder chỉ đưa ra một phần thật nhỏ, trong toàn diện cuộc chiến. Ở thời điểm tuyệt vọng, nhất họ chấp nhận liều thân để làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ.



Đơn vị tiêu biểu ấy là Tiểu Đoàn 3 “Sói Biển”. Mặt trận Đông Hà đến hồi quyết liệt, tiểu đoàn trưởng, Thiếu Tá Lê Bá Bình, chỉ huy 700 Thủy Quân Lục Chiến với trách nhiệm ngăn chặn đoàn quân xâm lăng Bắc Việt, quân số hơn 20 ngàn, hàng chục xe tăng, hàng trăm đại pháo tiến vào Đông Hà.

Chờ quân Bắc Việt rầm rộ tiến đến gần cầu Đông Hà, Thiếu Tá Bình và Đại Uy John Ripley, cố vấn cuối cùng ở lại với “Sói Biển”, gọi không lực oanh tạc, hy vọng sẽ tiêu diệt trọn bộ cánh quân Việt Cộng. Câu trả lời như một nồi nước sôi hắt vô mặt họ. Không Lực Hoa kỳ được lệnh ngưng tham chiến vì đã có điều đình ở cấp cao.

Để ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt, Ripley khẩn thiết xin Bộ tư lệnh cho phá hủy cầu Đông Hà. Cấp chỉ huy của ông (cũng có mặt làm nhân chứng trong phim) cho biết áp lực thượng cấp là phải bảo vệ cây cầu nguyên vẹn, nhưng, với quân số 700/ 20,000 và xe tăng T-54 đã tiến tới chân cầu. Cuối cùng bộ tư lệnh chấp thuận cho phá cầu.

Tiểu Đoàn 3 Sói Biển rải mỏng, bảo vệ, Đại Uý Ripley ôm từng bành thuốc nổ, liều mình chạy dưới hỏa lực xe tăng và bộ binh Bắc Việt, gài mìn vào từng chân cầu.

Khi chiếc T54 đầu tiên tiến lên cầu, Ripley hoàn tất và bấm ngòi nổ. Chiếc cầu khụy xuống vực, mang theo hàng ngàn lính tiền phương và vài chiếc xe tăng. Cuộc tiến quân như vũ bão khựng lại, nếu không cuộc chiến đã kết thúc sớm hơn và bi thảm hơn. Ngược lại, tiểu đoàn 3 Sói Biển hy sinh nặng nề về quân số.



Cuốn phim chỉ đưa ra một mặt trận, một đơn vị tiêu biểu nhưng đã nói lên có sự phối hợp giữa quân lực Hoa kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Đôi bên sát cánh, yểm trợ nhau trên mọi mặt trận chứ không chỉ là lính Mỹ với quân Bắc Việt đánh nhau, lính VNCH chạy trốn hết.

Tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn nguyên vẹn, nhưng chính giới Hoa Thịnh Đốn đã trói tay, chặt chân chiến sĩ VNCH. Họ cắt hết viện trợ quân sự, giảm thiểu viện trợ nhân đạo để Việt Nam rơi vào tay Trung Cộng, đổi lấy “Cái gọi là: Hòa Bình Trong Danh dự”, rồi việc gì đến, lịch sử đã ghi lại.



Thiếu Tá John Ripley trở về Mỹ trong lặng câm, không một người nhắc đến sự hy sinh to lớn của ông. Ngược lại, người Hoa kỳ đã bị giới truyền thông làm tay sai, đào Cine Jane Fonda, và tên trở cờ John Kerry, đâm thẳng vào tim các chiến binh Hoa kỳ, đứng ra ca ngợi cuộc xâm lăng Bắc Việt.

Ở chính quốc, John Ripley cũng như hàng trăm ngàn cựu chiến binh Hoa kỳ sống trong tủi nhục, mang tiếng là “sát nhân đàn bà con nít”. Họ chịu đựng tủi hờn, suốt 40 năm, trong khi 58 ngàn chiến hữu của họ đã hy sinh, hàng trăm ngàn bạn hữu mang thương tật thể xác và tâm hồn suốt đời.


một cảnh tù cải tạo lao động trong phim Ride the Thunder


Ở bên kia nửa vòng trái đất, hàng trăm ngàn quân, cán chính chế độ cũ bị dồn vào các trại tù khổ sai, tra tấn thể xác, hành hạ tâm hồn. Trong vòng lao lý nhiều người không chiụ nổi cực hình, mất mạng cũng như “mất nhân phẩm”.

Trọn vẹn Việt Nam biến thành một nhà tù vĩ đại, trong khi ở Nam Hà Thiếu tá Lê Bá Bình phải chiụ đựng những đòn thù man rợ. Đa số người có ý chí và lý trí như Lê Bá Bình đã nhẫn nhịn, chiụ đựng suốt 12 năm để có ngày đoàn tụ với vợ con, làm lại cuộc đời.



Hai nhân vật chính cùng “Cỡi Sấm” trong chiến cuộc, gặp lại nhau sau khi trải qua nhiều bể dâu. Với họ, dù ván bài Việt Mỹ đã lật ngửa, sang trang, nhưng với Lê Bá Bình và John Ripley họ là những người chiến thắng. Thời chiến, súng đạn không lấy được sanh mạng họ thì những tủi nhục trong lòng và thương tật ngoài thể xác không làm cho họ mất nhân phẩm và chưa bao giờ mất “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm”.

Người viết, xin ca ngợi những đóng góp công, của, mồ hôi nước mắt của nhiều người, để tạo lên tiếng nói, trả lại chút danh dự cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa.



Một tác phẩm điện ảnh, không có mục đích thương mại, với ngân sách tương đối khiêm nhường; nhà làm phim cũng như toàn bộ diễn viên Việt Mỹ đã bỏ hết tâm huyết, làm một việc có ý nghĩa, nói lên sự thật.

Dưới mắt chúng tôi, đã là một thành công lớn. Các diễn viên Việt Nam, đặc biệt là bạn tôi Joseph Hiếu, chứng tỏ khả năng diễn xuất từ hào hùng trong chiến cuộc, đến kiêu hùng trong lao xá, thật đáng ngợi khen.

Nguyễn Ngọc Chấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân