TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Loài người đã làm ô nhiễm âm thanh và acid hóa đại dương như thế nào?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Loài người đã làm ô nhiễm âm thanh và acid hóa đại dương như thế nào?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Jun 30, 2019 11:54 pm    Tiêu đề: Loài người đã làm ô nhiễm âm thanh và acid hóa đại dương như thế nào?

Loài người đã làm ô nhiễm âm thanh
và acid hóa đại dương như thế nào?


A NASA report said the sea ice extent on both poles had reached the lowest levels since data began being collected in 1979. (AAP)


Biến đổi môi trường và cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường trên cạn, mà còn tác động lớn đến các đại dương, vốn chiếm hai phần ba bề mặt Trái Đất. Hai nhà hải dương học Kate Stafford và Triona McGrath tìm hiểu về sự ảnh hưởng của loài người đối với thành phần hóa học và âm thanh của đại dương.

Tiến sĩ Triona McGrath là một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Ireland. Bà nghiên cứu tác động của con người đối với các đại dương, đặc biệt là hiện tượng acid hóa đại dương. Trong một bài nói chuyện trên diễn đàn TED hồi năm 2016, bà cho rằng khi loài người tiếp tục thải carbon dioxide vào khí quyển, phần lớn lượng khí thải này sẽ hòa tan vào các đại dương, dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong thành phần hóa học.

Bà nói: “Bạn đã bao giờ để ý đến tầm quan trọng của đại dương đối với cuộc sống? Biển cả chiếm đến hai phần ba bề mặt Trái Đất, cung cấp một nửa lượng dưỡng khí cho loài người. Các đại dương giúp điều hòa khí hậu, tạo ra việc làm, thuốc men và thực phẩm, trong đó có đến 20% lượng chất đạm cung cấp cho dân cư toàn cầu. Người ta từng nghĩ rằng các đại dương quá rộng lớn để con người có thể tác động đến. Thế nhưng hôm nay, tôi sẽ cho các bạn thấy một sự thật khủng khiếp đang biến đổi các đại dương và diễn ra song song với biến đổi khí hậu, đó chính là hiện tượng acid hóa đại dương.



“Bạn có biết? Đại dương hấp thụ đến 25% tổng lượng khí carbon dioxide mà loài người thải ra môi trường. Khi con người ngày càng thải ra nhiều khí carbon dioxide vào khí quyển, thì lượng khí CO2 bị hòa tan trong nước biển càng lớn. Chính điều này đã làm thay đổi thành phần hóa học của đại dương. Khi carbon dioxide hòa tan vào nước biển, một chuỗi phản ứng hóa học sẽ diễn ra. Càng nhiều CO2 hòa vào nước biển, thì nồng độ pH của nước biển sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc nồng độ acid tăng lên. Nói cách khác, các đại dương đang có xu hướng bị acid hóa.”

Vậy thì tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu hiện tượng này? Và ảnh hưởng của acid hóa đại dương tới tất cả chúng ta là gì? Tiến sĩ McGrath đưa ra một vài số liệu đáng lo ngại:

“Nồng độ acid của nước biển đã tăng khoảng 26% kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, trong đó con người đóng vai trò trực tiếp. Trừ khi chúng ta giảm thiểu lượng thải carbon dioxide, nồng độ acid trong nước biển sẽ tăng hơn 170% vào cuối thế kỷ này. Tốc độ acid hóa này cao hơn 10 lần so với mọi quá trình acid hóa tự nhiên ở các đại dương trong 55 triệu năm qua. Các sinh vật biển hầu như chưa từng trải qua sự thay đổi chóng mặt như vậy từ trước tới nay. Nên chúng ta không thể hình dung nổi chúng sẽ thích nghi ra sao.

“Quá trình acid hóa đại dương đã từng xảy ra cách đây hàng triệu năm, nhưng chậm hơn nhiều so với những gì ta chứng kiến ngày nay. Nó diễn ra đồng thời với sự diệt vong của hàng loạt sinh vật biển. Liệu lịch sử có lặp lại không? Có thể lắm chứ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một vài loài sinh vật đang thích nghi rất tốt, nhưng số đông đang có phản ứng tiêu cực. Một trong các vấn đề đáng lưu tâm là khi nồng độ acid trong nước biển tăng, thì nồng độ carbonate ion sẽ giảm. Các ion này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành vỏ hoặc mai của nhiều loài sinh vật biển, chẳng hạn như cua, trai hoặc sò. Một loài khác cũng bị ảnh hưởng là san hô. Chúng cần carbonate ion trong nước biển để giúp hình thành cấu trúc của các rặng san hô. Khi nồng độ acid của nước biển tăng cao, và các carbonate ion hạ thấp, việc hình thành lớp vỏ ngoài của các sinh vật đó trở nên khó khăn hơn. Khi nồng độ thấp hơn nữa, lớp vỏ này thậm chí sẽ bị hòa tan.”


Half of the world's orcas could be wiped out in just a few decades because of toxic chemicals in the ocean.


Như vậy, acid hóa đại dương tác động trực tiếp đến các mắt xích trong dẫy thức ăn, và đến bữa ăn hàng ngày của con người. Chính vì thế nên Tiến sĩ McGrath đã kêu gọi thế giới cùng hành động nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2, từ đó làm chậm lại quá trình acid hóa đại dương:

“Chúng ta đã thải quá nhiều carbon dioxide vào bầu khí quyển. Nhưng chúng ta có thể kìm hãm quá trình này. Chúng ta có thể ngăn chặn điều tệ hại nhất. Cách duy nhất để làm điều đó là giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide. Điều này có vai trò quan trọng cho tôi, bạn, nền kỹ nghệ và các chính phủ. Chúng ta cần chung sức hành động, kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, kìm hãm sự acid hóa đại dương, và chung tay vì một đại dương và một hành tinh khỏe mạnh cho thế hệ chúng ta và những thế hệ mai sau.”


Max Maximus swimming with whales at Port Douglas, Queensland.


Thế giới âm thanh dưới đại dương

Tiến sĩ Kate Stafford, Phó giáo sư liên kết tại Trường Hải dương học thuộc Đại học Washington, nghiên cứu quá trình di cư và biến đổi địa lý của các loài động vật hữu nhũ đại dương, đặc biệt là cá voi lớn.

Trong một bài nói chuyện hồi năm 2016, bà giải thích tầm quan trọng của môi trường âm thanh dưới đại dương, cũng như những cách mà loài người có thể làm để bảo vệ nó:

“Thế giới đại dương không hề tĩnh lặng chút nào. Mặc dù chúng ta không thể nghe được những âm thanh đó khi ở trên mặt nước, thế giới âm thanh dưới nước cũng ồn ào như một cánh rừng nhiệt đới. Các loài giáp xác, cá và động vật hữu nhũ dưới đại dương đều cần đến âm thanh. Chúng dùng âm thanh để nhận biết môi trường xung quanh, liên lạc với đồng loại, định hướng, phát hiện kẻ thù và con mồi. Chúng cũng sử dụng âm thanh để nghe ngóng môi trường xung quanh.

“Hãy lấy ví dụ ở Bắc Cực. Đây được coi là một môi trường rộng lớn và khắc nghiệt, bởi lẽ nó quá lạnh lẽo và xa xôi, với băng tuyết bao phủ hầu như cả năm. Với tôi, Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của sự khác biệt giữa những thứ ta thấy trên mặt nước và điều thực sự diễn ra dưới biển. Bạn có thể quan sát khắp mặt băng và chẳng thấy gì cả, trừ một màu trắng và xanh lạnh lẽo. Nhưng nếu bạn có khả năng lắng nghe dưới mặt nước, thì những gì bạn nghe thấy sẽ làm bạn ngạc nhiên và thích thú.

"Trong khi mắt bạn chẳng thấy gì trong suốt vài cây số ngoài băng giá, tai bạn vẫn nghe thấy âm thanh của những chú cá voi Nga và cá voi trắng, của những chú sư tử biển và hải cẩu. Băng tuyết cũng gây ra tiếng động. Đó là những âm thanh va đập, nứt vỡ xảy ra lúc chúng va chạm – khi nhiệt độ, dòng hải lưu, hay hướng gió thay đổi. Bên dưới lớp băng vĩnh cửu, bên dưới cái lạnh chết chóc của mùa đông, những chú cá voi Nga đang hát.



“Bạn sẽ không ngờ được điều đó, bởi vì con người nhận biết thế giới chủ yếu qua thị giác. Đối với đa số loài người, thị giác là thứ giúp ta định hướng thế giới của mình. Đối với những loài thú sống dưới biển, nơi rất đa dạng về hóa học và thiếu ánh sáng, âm thanh là thứ chúng nhận biết được nhiều nhất. Âm thanh lan truyền rất tốt trong nước, tốt hơn nhiều so với không khí, vì vậy chúng có thể nghe được các tín hiệu ở khoảng cách rất xa.

“Ở Bắc Cực, điều này là vô cùng quan trọng, không những chỉ vì các sinh vật ở đây cần nghe thấy lẫn nhau, mà chúng cần nghe để nhận biết các dấu hiệu của môi trường, những dấu hiệu giúp nhận biết các tảng băng lớn hay vùng nước sâu. Mặc dù chúng dành phần lớn cuộc đời sống ở dưới nước, chúng thuộc lớp thú, nên vẫn cần phải nổi lên mặt nước để thở. Chúng có thể nghe để nhận biết khu vực băng mỏng hoặc không có băng, hoặc nghe những âm thanh vọng lại từ những tảng băng gần đó.

“Các loài động vật hữu nhũ ở Bắc Cực sống ở một môi trường âm thanh phong phú. Vào mùa xuân, đó có thể là một mớ âm thanh hỗn độn. Nhưng lúc mặt nước đã đóng băng, khi không còn sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc hải lưu nữa, Bắc Cực bị bao phủ bởi nền âm thanh trầm lắng nhất của mọi đại dương trên thế giới.

“Thế nhưng điều này đang thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu do sự suy giảm của băng trôi theo mùa, hệ quả trực tiếp của sự thải khí nhà kính. Thông qua biến đổi khí hậu, chúng ta đang thay đổi hành tinh một cách không kiểm soát được.

“Trong hơn 30 năm qua, nhiều vùng ở Bắc Cực đã chứng kiến sự suy giảm của băng trôi theo mùa, kéo dài từ 6 tuần tới 4 tháng. Sự suy giảm băng trôi này thỉnh thoảng được biết đến như sự kéo dài của mùa nước sâu tại đây. Đó là khoảng thời gian trong năm mà khi đó, các tàu lớn có thể qua lại được. Sự thay đổi này không những xảy ra trên diện rộng, mà chúng còn ảnh hưởng đến thời gian tồn tại và độ lớn của các tảng băng.


Lack of sea ice is making it more difficult for polar bears to find food.


“Chắc hẳn bạn từng nghe rằng sự suy giảm băng trôi theo mùa sẽ dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống của những loài động vật sống trên băng, như hải cẩu, sư tử biển, hay gấu Bắc Cực. Sự suy giảm này còn dẫn đến xói mòn các khu vực gần bờ biển, và làm giảm lượng con mồi của các loài chim biển và thú biển.

“Biến đổi khí hậu và sự suy giảm băng trên biển còn làm thay đổi môi trường âm thanh ở Bắc Cực. Các loài động vật biển ở Bắc Cực vốn đã quen với tần suất tiếng ồn rất cao vào một vài thời điểm trong năm. Tuy nhiên, những âm thanh này đến từ những loài động vật khác, hoặc từ các tảng băng trên biển. Những âm thanh này rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng.

“Thế nhưng những âm thanh mới của loài người rất ồn ào và xa lạ đối với chúng. Chúng có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường theo những cách mà chúng ta không hiểu được. Hãy nhớ rằng, thính giác là giác quan quan trọng nhất của các loài động vật này. Không chỉ không gian sống vật lý ở Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng, mà không gian âm thanh cũng như vậy. Điều đó giống như ta đem chúng ra khỏi một vùng quê yên bình và thả chúng vào một thành phố lớn vào đúng giờ cao điểm. Và chúng không thể chạy thoát.

“Vậy bây giờ chúng ta có thể làm gì? Chúng ta không thể giảm tốc độ gió, hoặc ngăn các loài cận cực di cư lên phía bắc, nhưng chúng ta có thể đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tiếng ồn dưới nước do con người gây ra. Một trong những giải pháp đó là giảm tốc độ tàu thuyền khi đi qua Bắc Cực, bởi lẽ tàu sẽ gây ít tiếng ồn hơn khi đi chậm hơn. Chúng ta có thể cấm đi lại ở một vài thời điểm và vị trí nhất định, khi điều đó quan trọng cho việc sinh sản, kiếm ăn hoặc di cư của các loài động vậy. Chúng ta có thể nghiên cứu những cách yên tĩnh hơn để khám phá đáy biển. Và tin vui là có những người đang thực hiện công việc đó ngay lúc này. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng là loài người chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để đảo ngược, hay ít nhất là giảm thiểu sự thay đổi môi trường sống do con người gây ra.”

Đăng Trình

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân