TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Con Đường Tơ Lụa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Con Đường Tơ Lụa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Jun 02, 2019 11:57 pm    Tiêu đề: Con Đường Tơ Lụa
Tác Giả: lltran

Con Đường Tơ Lụa


Từa tựa như Con Đường Tơ Lụa năm xưa được mô tả trong sách vở như một phương thức buôn bán, trao đổi qua nhiều vùng đất khác biệt về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ..., một Con Đường Tơ Lụa “mới” đang được thành lập dưới một tên gọi khác, “một vành đai một con đường” hay “One belt one road” nhưng chứa dựng một tham vọng khổng lồ, nhằm nuốt trọn các nguồn lợi nhuận và cai trị thế giới.



Thủa trước, các vua chúa đem quân đánh chiếm đất đai xa gần để thu thuế, làm giàu; lãnh thổ càng lớn, thuế thu góp càng nhiều. Các đại hãn Mông Cổ cũng không ngoại lệ, ngoài ý định làm giàu họ còn mong làm bá chủ hoàn cầu và những vùng đất lân cận thường là các mục tiêu chính. Về phía nam, quân Mông Cổ chỉ ngừng vó ngựa khi bị quân dân nhà Trần đất Việt uýnh cho tả tơi tới ba lần! Và về hướng tây, mộng làm bá chủ hoàn cầu của nhà Nguyên chỉ chấm dứt khi hoàng gia, con cháu đại hãn tranh giành quyền lợi, chia năm xẻ bảy rồi suy yếu dần.



Ngày nay, Trung Cộng cũng theo đuổi cùng mục đích, nhưng các lãnh thổ trong tầm ngắm của họ xem ra rộng lớn hơn nhiều. Năm 2013, ông Tập đăng đàn dạy bảo con dân Hoa Lục [và cũng để nhắn nhe thăm dò phản ứng của người thế giới] về chính sách phát triển kinh tế toàn cầu, “One belt one road”.

Một vành đai (One Belt) gọi tắt từ “the Silk Road Economic Belt” hay “Vành đai Kinh Tế Tơ Lụa” là sách lược phát triển kinh tế của Hoa Lục qua việc buôn bán với các quốc gia quanh vùng Con Đường Tơ Lụa năm xưa. ‘Vành đai’ ngày nay gồm hai phần chính, bắt đầu từ Hoa Lục và chấm dứt tại Châu Âu: Một “nhánh” đến Âu Châu qua Trung Á và Nga Sô [nghèo mà ham?, chưa thấy ông Putin ừ hử chi?]; nhánh thứ nhì đi từ Trung Á và Tây Á đến vịnh Ba Tư và vùng Địa Trung Hải.



Tàu có chi để bán ngoài việc vung tiền ra “mua” lòng tham của các chính khách địa phương hầu dễ bề làm ăn? Thực ra là họ cũng “bán” rẻ nhân công xây cất đường sá, đặt hệ thống ống dẫn dầu khí khắp vùng Trung Á để “tiêu thụ” sức lực của khối nhân công thất nghiệp khổng lồ, không có việc làm ăn sinh sống dễ dẫn đến nội loạn. Các quốc gia nọ chẳng cần bỏ tiền nhưng phải chung “vốn” là đất nước và tài nguyên thiên nhiên, họ bán rẻ dầu khí cho Trung Cộng chưa kể “thuê mướn” các mảnh đất có thể canh tác, nông phẩm [sạch] được thu hoạch và “bán” cho Trung Cộng! Nôm na là Tàu độc quyền thu góp những sản phẩm cần thiết. Khi thấy tận mắt cả ngàn dặm ống dẫn khí thiên nhiên khắp nơi trên lãnh thổ Uzbekistan và Turkmenistan Dế Mèn mới hiểu phần nào mức độ của sự xâm lăng qua cách làm ăn buôn bán của Trung Cộng.



Một vành đai đã vậy còn “một con đường” thì sao? ‘One Road’ là tên gọi tắt của “The 21st-century Maritime Silk Road” hay “thủy lộ tơ lụa trong thế kỷ XXI” tóm tắt sách lược hợp tác kinh tế giữa Trung Cộng, Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và Âu Châu theo đường biển. Một Con Đường” cũng gồm hai nhánh: nhánh thứ nhất từ bờ biển Hoa Lục qua Ấn Độ Dương và chạy tuốt đến Âu Châu trong khi nhánh thứ nhì từ bờ biển Hoa Lục qua South China Sea xuống phía nam Thái Bình Dương.

Tạm hiểu là sách lược phát triển kinh tế của Trung Cộng, chính sách Một Vành Đai hay Con Đường Tơ Lụa của họ [sẽ] dàn trải khắp ba đại dương và nhiều quốc gia Âu, Á và Phi Châu.



Với các quốc gia nhược tiểu, sự xâm nhập của Trung Cộng dường như rõ rệt hơn, các hầm mỏ bị khai thác kịch liệt và khoáng chất quý hiếm đang được khuân về Tàu! Dưới hình thức trợ giúp xây cất đường sá, hải cảng, Kenya “hợp tác” với Trung Cộng để xây cất hệ thống hỏa xa năm 2014, the Mombasa – Nairobi Railway, đường vận chuyển thiết yếu của vùng Đông Phi chưa kể việc xây cất hệ thống quạt gió để lấy điện lực. Tương tự, hệ thống đường cao tốc được xây cất tại Pakistan năm 2015, xa lộ Karachi-Lahore dài 1152 cây số, đủ rộng cho sáu làn xe cộ qua lại chưa kể trạm thủy điện Karot và thêm 35 tỷ mỹ kim hứa hẹn cho các chương trình phát triển khác. Nam Dương cũng chịu “làm ăn” với Trung Cộng qua việc xây cất đường hỏa xa cho xe lửa cao tốc, Ya Wan high-speed Rail, nối liền thủ đô Djakarta với Bandung. Iran, Lào và Bangladesh cũng có những chương trình phát triển tương tự.



Phía Hoa Lục thì rao hàng “phát triển” rầm rộ và kê khai giá cả từng món, vài tỷ mỹ kim mỗi món, trong khi các quốc gia “con nợ” thì âm thầm cắt đất (dưới hình thức thuê mướn dài hạn) và chập nhận vô số các chương trình hợp tác “đặc biệt” mà chẳng hé lời thông báo chi tiết với người dân. Người dân may mắn lắm thì nhận ra vài chuyện “bất thường” như các cơ sở do người Hoa quản trị mọc lên như nấm, buôn bán không theo luật lệ của quốc gia tạm cư, tỷ lệ thất nghiệp khá cao mà nhân công lại được “nhập cảng” mãi từ Hoa Lục!?



Trên thực tế, cánh tay Trung Cộng đã vươn ra khá xa, qua nhiều vùng đất châu Á, châu Phi và gần đây là các mối làm ăn với Ý và Pháp!

Với các quốc gia tương đối khá giả như Pháp và Ý, vở tuồng “đối tác” chỉ nằm trong vòng buôn bán qua lại, ta chưa thấy xuất hiện các cảnh “thuê mướn” dài hạn (99 năm) để độc quyền khai thác những vùng đất trọng yếu về quốc phòng & kinh tế của các quốc gia ấy. Tuy nhiên ngành sản xuất rượu nho Pháp đang thấm thía nỗi đau đớn của rượu Tây pha chế theo ý chủ nhân Tàu ở các trang trại trồng nho cất rượu cổ truyền, mỗi ngày thay đổi một chút để hợp khẩu vị dân Trung Cộng hầu bán về cố quốc. Dân Pháp đang mất dần cái phần quốc hồn quốc túy của rượu nho; chưa biết người Ý sẽ mất cái chi khi bắt tay làm ăn với Trung Cộng? Theo danh sách của https://www.digmandarin.com/confucius-institutes-around-the-world.html, Viện Khổng Tử đã xuất tại nhiều trường đại học kể cả tại Pháp, Ý và Kenya; sơ sơ, chỉ trong khuôn viên các đại học chứ chưa thấy hiện diện như một trung tâm văn hóa riêng rẽ trên đất người, e “lộ liễu” quá chăng?



Nhìn chung, người thế giới hiểu rằng Hoa Lục cho “vay” dù biết con nợ không thể hoàn trả và dùng các hợp đồng “buôn bán” ấy mà xiết nợ, tận thu tài nguyên thiên nhiên của quốc gia con nợ, đổ rác và sử dụng các vùng đất đai, hải cảng “tự trị” với mục đích quân sự và đặt trạm thu thuế giao thương! Tạm hiểu là xì thầu bỏ ra một vốn để lấy về mười lãi. Hình như “áy náy” quá nên Nhật Bản lên tiếng yêu cầu Hoa Lục nên buôn bán “sòng phẳng” bằng cách công bố chi tiết trên các hợp đồng?!



Theo các chuyên viên phân tích kinh tế, chương trình “Một Vành Đai, Một Con Đường” sẽ là một hệ thống vận chuyển ảnh hưởng đến 65% dân cư thế giới, chuyên chở 25% tất cả mọi sản phẩm và dịch vụ cần thiết, lợi nhuận thu góp sẽ lên đến 1/3 GDP của thế giới. Nói giản dị là Hoa Lục sẽ trở thành một cường quốc thống trị hoàn cầu khi hoàn tất sách lược làm ăn kể trên, ít ra là họ tin như thế.

Ngày xưa, người Mông Cổ xua quân đi chiếm đất khắp nơi, đi đến đâu chém giết đến đó và cai trị thuộc địa qua việc thu góp của cải. Ngày nay, việc xâm lăng bằng quân đội, vũ khí không còn phổ thông nữa, nên Hoa Lục đổi chiến thuật, vừa dùng tiền [để] chiêu dụ các quốc gia đối tác, vừa “bán” sức lực nhân công để giải quyết nạn thất nghiệp, mua rẻ tài nguyên thiên nhiên và thu về vô số các món lợi nhuận khác. Rõ ràng “Một vành đai, một con đường” chẳng qua chỉ là những danh xưng đẹp đẽ của một cuộc xâm lăng kinh tế, văn hóa và chính trị từ Hoa Lục.

lltran

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân