TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chân Ngôn hoặc Thần Chú - Minh Tế
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chân Ngôn hoặc Thần Chú - Minh Tế

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Huyền Bí Vấn Đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Feb 19, 2009 4:53 pm    Tiêu đề: Chân Ngôn hoặc Thần Chú - Minh Tế




Chân Ngôn hoặc Thần Chú


Chân Ngôn hay Thần Chú giữ một địa vị quan trọng trong các phương pháp công phu, thiền định của các tông phái Mật Tông. Ngay cả những tông phái Hiển giáo cũng đều trì chú ngay cả trong những lúc ăn, uống, làm vệ sinh cá nhân, rửa tay, súc miệng, tắm, rửa .... Các Chân Ngôn như Đại Bi, Thập Chú, Lăng Nghiêm cùng các tiểu chú khác do chính Đức Thích Ca tuyên đọc và được chép lại trong các kinh điển thuộc Đà Ra Ni tạng hay Phật Giáo bộ. Ngôn ngữ Đức Phật đã dùng là tiếng Sanscrit (Bắc Phạn), là một thứ cổ tự được một số nhà ngôn ngữ học xem là nguồn gốc của mọi thứ tiếng nói trên thế giới . Thần Chú hay Chân Ngôn thường được dịch âm từ nguyên văn Bắc Phạn nhưng không dịch nghĩa hay chú thích như kinh kệ thuộc Hiển giáo .
Chân Ngôn là thệ nguyện trợ giúp chúng sanh của chư Phật. Chân Ngôn còn được hiểu là những âm thanh linh thiêng biểu tượng pháp thân của đức Đại Nhật. Quan niệm này có điểm tương đồng với những lời trong Cựu Ước: Vũ trụ được khởi nguyên bằng lời nói (the word) và lời nói ấy là Thượng Đế
Các tông phái Mật Tông tin rằng khi tụng thần chú thì Mật khẩu của hành giả tương tức, tương nhập với Mật khẩu của đức Đại Nhật Như Lai, thể nhập vào những đại nguyện của các Ngài, nhờ đó sẽ bừng nở tâm thức của mình. Phương pháp trì chú cũng cần được phối hợp với ấn quyết và quán tưởng theo nghi thức Tam Mật, có nghĩa là lời nói, hành động và ý nghĩ của chúng sanh hiệp làm một với Thân, Ngữ và Yù của đức Đại Nhật Như Lai .
Ngoài việc giúp hành giả đạt cứu cánh giác ngộ, Chân Ngôn còn là phương tiện giúp người tu vượt qua những khó khăn bằng những thần biến siêu diệu . Một bài thần chú là một thứ công thức bằng lời dùng để cầu nguyện với Bề Trên, Đà Ra Ni có nghĩa là tổng trì, tức là gìn giữ tất cả điều lành, Bồ Đề Tâm cho đến khi thành Phật. Đà Ra Ni còn có nghĩa nâng giá, che lấp những mầm mống xấu (giá có nghĩa chặn đứng) những ác niệm không cho khởi lên. Theo ý này thì Đà Ra Ni là một trợ lực giúp người tu vượt qua mọi chướng ngại trên đường đạo . Đà Ra Ni đồng nghĩa với công thức huyền thuật (magic formula) vì khi xử dụng hành giả có thể sai khiến những luồng thần lực hay các bậc thần linh trong vũ trụ giúp thành tựu những mong cầu của thế gian, áp đảo các tai họa do thiên nhiên đưa đến, biểu diễn những việc thần biến, tiên đoán những việc sắp xảy ra, sở đắc các phép thần thông.
Do đó chúng ta thấy có những truyền thuyết cho rằng năng lực huyền bí của thần chú có thể áp đảo chế ngự người, vật, thế giới hữu hình hay vô hình. Theo truyền thuyết, ngài Milerapa, học trò của Marpa (tông phái Đại Thủ Ấn của tổ sư Tilopa) đã từng dùng thần chú để tạo thành mưa đá tàn sát kẻ thù .
Tuy nhiên trên bình diện này, lợi ích của Chân Ngôn có giá trị như một phương diện dẫn dụ thế gian chứ không phải là cứu cánh.
Chú vốn là mật ngữ, lời nói bí mật. Và đã là bí mật thì không làm sao giải thích được nghĩa lý . Tuy nhiên có một vài câu chú cũng có thể suy đoán một cách thô sơ ý nghĩa của một số chữ . Câu chú được nhiều người biết đến là câu Quan Âm linh cảm chơn ngôn gồm 6 mẫu âm được phổ biến theo tiếng Việt là: Uùm Mani Pad Me Hum hoặc Uùm Mani Bát Di Hồng.
Câu chú này, tương truyền do Đức Quán Thế Âm tuyên thuyết, hết sức phổ thông tại Tây Tạng được xử dụng khắp nơi, từ hang cùng ngỏ hẹp cho đến những tu viện, đền đài uy nghi .
Uùm   do âm từ chữ Aum mà ra, có khi chuyển thành Om hoặc Aùn, là tổng hợp của mọi âm thanh. AUM khởi đầu bằng chủng tự (seed syllable) A được xem là nguyên gốc của mọi sự, biểu tượng cho Pháp Thân của Đức Đại Nhật Như Lai . Hành giả Tây Tạng tin rằng chỉ cần niệm âm thanh này không thôi cũng có thể đánh thức được Phật tánh trong tâm và đạt đến Giác Ngộ.
Mani  là viên ngọc quý, một báu vật tượng trưng cho Chân Như, cho sự giải thoát.
Padme  là đóa hoa sen, biểu tượng  cho Đạo pháp nhờ đó mà Chân Lý được tìm thấy .
Hum   cũng không có nghĩa như Uùm, là chữ tiêu biểu cho Ngài Kim Cang Tát Đỏa . Chữ này tượng trưng cho cái bất tận nằm trong cái hữu tận, ví như Phật tánh bất hoại nằm trong thân xác hữu hoại . Cũng như chưa Uùm, âm thanh chữ Hum cũng có khả năng khơi dậy sự Giác Ngộ chân lý bằng trực giác.
Có nhiều người chủ trương chẳng cần phải nhọc công phân tách, tìm hiểu về cơ cấu hoạt động của Thần Chú làm gì vì đời sống quá ngắn ngủi . Đức Phật có khuyên chúng ta thay vì bỏ thời giờ để tìm hiểu tại sao thì hãy dùng nó để chứng nghiệm xem nó là gì . Cũng như chúng ta đang xử dụng điện năng mà mấy ai hiểu rõ về điện !
Theo Ấn Độ Giáo và Phật Giáo thì Thần Chú (Mantra) là sự hiển lộ của những âm thanh linh thiêng (shabda) hoạt động qua sự rung chuyển của âm thanh trong không gian. Chân Ngôn được xem là thánh ngữ của các bậc đắc đạo tượng trưng cho chân lý vĩnh cửu mà âm thanh, tiết điệu có tác động sâu xa và chuyển hóa mọi đối tượng.
Tiếng Phạn ở Ấn Độ là Pháp Nhỉ Bổn Hữu vì khi thế giới mới sơ thành, do trời Phạm Thiên truyền nói, không đồng văn tự với văn tự của người phàm. Chữ Tây Tạng cũng do gốc ở chữ Phạn mà ra nên cũng có thần dụng !
Tuy nhiên sự siêu diệu của Thần Chú không thể nào giải thích bằng những rung động vật lý mà chỉ có thể hiểu bằng trình độ tâm linh. Những chủng tự như Hum, Ram, Yam, Kham có cùng chữ M sau chót không lẽ mang đến những kết quả hoàn toàn khác nhau ? Như vậy công hiệu của Thần Chú tùy thuộc theo cách phát âm hay do tâm thức của hành giả ? Phải chăng âm thanh câu chú thật ra chỉ là biểu tượng của năng lực tiềm ẩn mà ý muốn trong tâm thức hành giả mới là yếu tố chánh mang đến sự linh nghiệm !

Minh Tế
(Trích từ Đặc San HTLH 1998)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Huyền Bí Vấn Đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân