TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VẤN ĐỀ TU CHỨNG (bài cuối)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VẤN ĐỀ TU CHỨNG (bài cuối)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Apr 10, 2019 1:03 am    Tiêu đề: VẤN ĐỀ TU CHỨNG (bài cuối)




      VẤN ĐỀ TU CHỨNG (phần cuối)

      Như đã viết trong kỳ trước, các kinh Đại thừa dạy rằng "Phải chứng được cả hai Nhơn không (Pudgala-nariàtmya) và Pháp không (Dharma-nairàtmya) mới diệt trừ được cả phiền não chướng và sở tri chướng. ”.

      Chúng tôi xin chép thêm vài đoạn nữa từ tác phẩm nói trên - (xin xem lại bài trước) - để chúng ta dần dần có một nhận thức tổng quan về Pháp không, một thuật ngữ tối quan trọng của kinh điển Đại thừa, trước khi bước vào khu rừng chằn chịt của kinh (sutra) và luận (sastra) mà các nhà nghiên cứu đã bỏ rất nhiều công sức ra để cống hiến cho đời sau.

      “Theo kinh Pundarìka (Pháp Hoa), Niết Bàn chân thực là trạng thái sự vật được nhìn thấy không có phân biệt hay chia rẻ và tất cả những danh từ loài người dùng để miêu tả đều tương đối và không đầy đủ. Kinh Lankàvatàra diễn tả trí của các vị Bồ Tát là siêu đẳng trí (Lokottaratama-jnàna) khác với siêu thế gian trí của hàng Thanh Văn và Độc Giác và khác với thế trí của hàng phàm phu. Siêu đẳng trí nay chứng ngộ tất cả các pháp đều chỉ là những hình ảnh không sanh, không diệt ; do vậy không có vấn đề hiện hữu hay không hiện hữu đối với các pháp (niràbhàsadharmapravicayàd).

     Tuy vậy các nhà Đại thừa cũng công nhận rằng các vị A-la-hán có thể sống thanh tịnh trong trạng thái A-la-hán hay Niết bàn của Tiểu thừa, nhưng theo các nhà Đại thừa đó là một [b][b]lý tưởng thấp kém, một mục đích ích kỷ, thiếu tình thương
[/b](tôi cho in đậm. ĐKP) (sđd. trang 233)

      “Ba giới được thấy trong mười phương chỉ là những ảo ảnh tưởng tượng (parikalpanà), do vậy không sanh, không diệt hay không thay đổi, không có triền phược hay giải thoát, không có ánh sáng hay tối tăm, vì chúng không thiệt có như những mộng mị hay ảo ảnh, mọi lời tuyên bố về chúng không thích hợp. Nếu không chứng ngộ sự vật trong thế gian này như vậy thì không có thể chứng được Niết bàn. Một người phát Bồ-đề tâm không bao giờ tự nghĩ mình đang sống trong samsàra (luân hồi) hay niết bàn (nirvana). Như vậy một vị A-la-hán muốn chứng được sự thật tuyệt đối không nên nghĩ mình đã vượt ra ngoài samsàra và an trú ở nirvàna. Như vậy kinh Pháp Hoa nêu lên một cách rõ ràng sự sai khác giữa Niết bàn Tiểu thừa và Niết bàn Đại thừa. ”
      (sđd. trang 234)

      ************************************
      Để thấy rằng những vị có lòng thương tưởng chúng sinh – (như Đức Thích Ca bỏ vợ con và cung vàng điện ngọc vào tận rừng sâu trầm tư mặc tưởng KIẾP NGƯỜI ; sau đó trong thời đại công nguyên của chúng ta Chúa Jesus chịu đóng đinh trên thập tử giá để cứu NHÂN LỌAI) - tìm nơi ẩn cư rồi sau khi bừng ngộ quí Ngài tìm cách âm thầm cứu đồng loại. Những vị có tấm lòng cao cả đó được hậu thế gọi là Bồ-Tát (bodhisattva) như Long Thọ, Mã Minh, Thế Thân của Phật giáo đại thừa và, Tây phương gọi là Thánh (saint) trong thế kỷ XX như Mẹ Terasa v. v.. Đó chỉ là những tên tuổi mà chúng ta biết qua lịch sử, còn rất nhiều rất nhiều lắm quí Ngài mà chúng ta không biết danh xưng vẫn âm thầm tỏa ra nhiều năng lượng, vì quí Ngài , nói theo đạo Chúa "hồn xác đã lên Trời" vẫn bất sanh bất diệt , hòa quyện với năng lượng từng giây, từng phút từng giờ phổ độ cho những người khổ đau yếu đuối .

Hay nghe lời của PLATO (427-347) như sau:

      Tìm biết được Đấng Sáng Tạo, cha chung của toàn thể vũ trụ vạn vật này, là một công việc rất khó khăn, và một khi đã nhận biết được Ngài thì cũng chẳng thế nào thông tri cho mọi người được.

      Còn ngay trong thời đại của chúng ta, J. Krishnamurti (1895-1986) sau khi bừng ngộ, năm 1929, Ngài giải tán Dòng Tu Ngôi Sao vốn muốn Ngài giáo chủ một tôn giáo mới (mà Đông phương gọi là Phật Di-Lặc và Tây phương gọi là Hậu thân của Chúa Jesus) rồi một thân một mình đ khắp thế giới như quí bạn và chúng mình đã rõ, và Ngài nói gì; xin hãy nghe nhé:

      Để nắm bắt được vận hành toàn diện này của đời sống đòi hỏi một trí thông minh, không phải thứ thông minh của tư tưởng, sách vở, hay kiến thức, mà là sự thông minh của tình thương, lòng trắc ẩn cùng sự nhạy cảm của nó.
      KRISHNAMURTI (1895-1986)
      (Chúng tôi cho in đậm và gạch dưới)

      Nhớ nhé: TÌNH THƯƠNG, LÒNG TRẮC ẨN và SỰ NHẠY CẢM ; ba danh tự đó làm cho chúng ta phải hiểu rằng ƠN LÀNH chỉ đến với nhưng ai như thế đó. Vì vậy, kinh Thánh nói “Hãy về nhà đóng cửa lại, Cha của ngươi ở trong lòng” và kinh Phật giáo đại thừa “Phật tại tâm”. Để những ai còn nhìn vào “hình danh sắc tướng” - nhà Phật gọi là NAMA & RUPA – của những vị tu sĩ thế kỷ XXI (như các sư sãi Thái Lan và một số vị khác, và mới đây ở Úc vị hồng y nào đó 77 tuổi bị tòa án kêu mấy năm tù vì tội “sàm sỡ hai cậu trai” - tưởng rằng SƯ PHỤ mình đã "đắc đạo" !

      *******************************
     
Tây Đô, April 10th 2019 ; buổi mai đầy ánh nắng chan hòa như Ơn Lành đang ban năng lượng xuống trần gian.
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



[/b]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân