TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xin hãy đọc những lời này
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xin hãy đọc những lời này

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Apr 03, 2019 8:06 am    Tiêu đề: Xin hãy đọc những lời này



Xin hãy đọc những lời này

      Bài sau đây tựa BUDDHISM, THE FULFILMENT OF HINDUISM (Phật Giáo, sự hoàn thiện của Ấn Giáo) của Đại sư Swami VIVEKANANDA (1863-1902). Ngài phát biểu vào ngày 26-9-1893 tại Diễn Đàn Tôn Giáo Thế Giới (The World’s Parliament of Religions) tại Chicago, Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1893.

      ******************
     
      Đức Thích-ca Mâu-ni tự thân là một tu sĩ, và điểm xán lạn vinh quang của Ngài là Ngài có trái tim quảng đại mang lại các chân lý ẩn khuất từ các kinh Phệ-Đà (Veda) và loan truyền các chân lý ấy trên khắp thế giới. Ngài là người đầu tiên trên thế giới đưa ra sứ mạng truyền giáo và, hẳn là người đầu tiên lập ra ý tưởng quy y.

      Niềm vinh quang vĩ đại của Đấng Đạo sư Thích-ca Mâu-ni để lại là lòng thương cảm tuyệt vời đối với mọi người, nhất là đới với những người nghèo khó và ít học. Thời Đức Phật thuyết pháp thì tiếng Sanskrit không còn là ngôn ngữ nói ở Ấn Độ nữa; ngôn ngữ chỉ còn trong sách vở của các bậc thức giả. Một vài đệ tử Ba-la-môn của ngài muốn dịch giáo lý của ngài sang tiếng Sanskrit nhưng ngài quyết liệt nói với họ rằng “Ta vì người nghèo, vì thường dân; hãy để ta nói bằng thứ tiếng của thường dân. ” Và chính vì thế cho đến ngày nay khối lượng lớn giáo lý của ngài còn để lại được viết bằng phương ngữ của thời đó ở Ấn Độ.

      Dẫu cho địa vị của triết học có thể là gì đi nữa, dẫu cho địa vị của siêu hình học có là sao đi nữa, thì bao lâu trên thế gian này còn có cái chết, còn có sự yếu ớt trong trái tim nhân loại và bao lâu vẫn còn tiếng kêu than xé ruột trong sự yếu ớt đó của con người, thì vẫn còn một niềm tin vào Thượng Đế.

     Về phương diện triết học, các đệ tử của Đức Thích-ca Mâu-ni đã tự chọi mình với tảng đá vĩnh cữu của kinh Phệ-Đà nhưng lại không thể nghìên nát nó được; còn về phương diện khác, họ lại tước đi của người dân Đấng Thượng Đế vĩnh cữu mà đối với mọi người từ đàn ông đến phụ nữ vẫn luôn luôn ôm dính với lòng kính yêu vô bờ. Và kết quả là, đạo Phật đã chết một cái chết tự nhiên ở Ấn Độ. Ngày nay trên đất Ấn, mảnh đất đã sản sinh ra tôn giáo này không còn một ai tự gọi mình là một Phật tử.

      Ấn giáo không thể sống nếu không có Phật giáo và Phật giáo không thể sống nếu không có Ấn giáo. Rồi hãy nhận ra sự phân ly này khiến cho ta thấy gì ; đó là người Phật tử không thể đứng vững nếu không có trí não và triết học của những người Ba-la-môn, và người Ba-la-môn cũng không thể đứng vững nếu không có trái tim của người Phật tử. Chính sự phân ly giữa những người Phật tử và những người Ba-la-môn là nguyên nhân chính cho sự suy tàn cho nước Ấn.


    ************************

      ĐỖ KIM PHỤNG dịch từ THE COMPLETE WORKS OF SWAM VIVEKANANDA. Quyển 1, trang 21-23; nxb Advaita Ashrama, Ấn Độ. Bản in lần thư 27, tháng giêng 2009. Nhân kỷ niệm 10 năm tuyển tập THE COMPLETE WORKS OF SWAMI VIVEKANANDA (9 tập), in lần thứ 27.

      Tây đô, April 03rd 2019 (07: 00 PM)
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân