TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo, Hoffman
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo, Hoffman

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Feb 28, 2019 10:34 am    Tiêu đề: vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo, Hoffman




Vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo
Some Queries on Christianity
Elinor Gene Hoffman  (ttt dịch)

Một người chết vì điện giật và sống trở lại sau hai tháng điều trị. Ai cũng muốn biết cuộc đời sau cái chết ra làm sao. Triết gia, ký giả, các nhà thần học yêu cầu ông nói vài lời về kinh nghiệm hiếm có nầy. Ông luôn từ chối và nại rằng nói ra thì gây nhiều xáo trộn. Cuối cùng một vị đại danh nhân thế giới đến trịnh trọng nói: Cả thế giới trông chờ; xin ông vui lòng cho biết God hình thù ra sao. Ông đáp: Vâng, tôi sẽ nói, nhưng các ông sẽ rất buồn lòng. God là một bà da đen (she’s black).

Được chứ, sao không. God thông hiểu mọi điều và dạy người da đen thờ phụng God đàn ông da trắng; thì sao God không thể bảo người da trắng chúng ta (white anglo saxon) tôn thờ God đàn bà da đen?

Tôi không thể hiểu vì sao lại nhất quyết rằng các điều luật vàng trong Tân Ước “cao hơn” lời chỉ dạy của Thích Ca; không hiểu tại sao huấn thị của Jesus bảo yêu thương kẻ thù lại được xem là thần thánh hơn lời của Lão Tử, Socrate hay Gandhi. Tôi không thể tin một tạng điển từ vùng Palestine (Do Thái) lại linh thiêng hơn, xác thực hơn một tạng điển ở Trung Hoa, Ấn Độ hay Mỹ Châu.

Nếu chúng ta thờ phụng God trong thánh lý và chân lý, chúng ta không thể minh hiện God trong một đấng duy nhất. Chúng ta phải nêu rõ thánh lý và chân lý trong bất kỳ đấng tôn nghiêm ứng hiện God.

Chân lý phải toàn diện, không thể giới hạn trong một góc nhỏ của địa cầu như Palestine; nơi một cá nhân trong lịch sử; trong một nhóm người được lựa chọn thiết lập cách thờ phụng; và chỉ trong một ứng thân duy nhất. Ở bất cứ nơi nào tôi gặp được chân lý thì tôi nắm lấy và xem đó là linh thiêng. Các kinh nghiệm sống khác nhau sẽ vén lên những khía cạnh của chân lý; không có một nguồn duy nhất nào là đầy đủ và không sai sót.

Tôi tin rằng Tân Ước gồm rất nhiều sai lạc vì được dựng ra bởi những con người không toàn hảo. Nhiều chi tiết về đời sống của Jesus trái ngược và không nhất thống. Mà chân lý không thể không nhất thống. Theo tôi, ra lệnh đặt đức tin vào sự không nhất quán là tách rời God, mà God cưu mang chân lý.

Tôi xem việc Jesus hy sinh sinh trên thánh giá vì người là một điều vĩ đại. Tuy nhiên tôi không thể xem việc nầy to hơn, lớn hơn bất cứ sự hy sinh nào của những người chết vì một tin tưởng chính đáng và vì tin yêu. Hơn nữa, tôi xem việc hy sinh nầy còn nhỏ hơn, nhẹ hơn nếu thực sự Jesus biết trước sứ mệnh của mình, biết trước sẽ phục sinh. Không mấy ai từ chối hy sinh nếu biết chắc sẽ sung sướng trên thiên đàng; nếu biết chắc mình là God. Sự hy sinh sẽ to lớn hơn nếu người hy sinh không biết chắc (như đa số chúng ta) chuyện gì sẽ xẩy ra.

Tôi sẽ thấy cái chết của Jesus đáng ngưỡng mộ nhiều hơn và thành một gương sáng thuộc về thiên giới nhiều hơn nếu Jesus là một người phàm như mọi người trong chúng ta. Sự liễu mệnh ấy lại càng nhiều ý nghĩa hơn, nếu Jesus, như một kẻ có tầm vóc to lớn, chết để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không phải sợ hãi khi được chỉ định làm công việc tương tự. Việc bị đóng đinh trên cây chữ thập nếu xẩy ra trong trong khung ý thức nầy sẽ gây nhiều hứng khởi hơn, so với trường hợp Jesus là God và chết như một thủ tục cần thiết.

Tôi không tìm ra được một chút hữu ích nào khi phải đặt để trước mắt gương mẫu là một thể nhân chỉ có một đặc tính là siêu phàm. Với nhận định nầy, tôi phải bỏ cuộc vì tôi biết không bao giờ đến kịp sự to lớn vĩ đại ấy. Tôi không thể đi theo một thể nhân đứng ngoài thời gian, nếu tôi không có tiềm năng như vậy.

Jesus có mặt trên trần gian để dạy chúng ta, há chăng cho nên Jesus không thể giống chúng ta? Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus? Nếu chúng ta không có ý hướng trở thành Jesus thì vì sao Jesus đến quả đất nầy? Những câu hỏi nầy gây xáo trộn và bối rối.

Câu trả lời thỏa đáng theo thiển ý như thế nầy. Chúng ta cùng ở trong sự tiến hóa của ý đạo trong tâm hồn; chúng ta có một định hướng tối thượng chung, nhưng theo những lối riêng, với những nhịp độ riêng. Đây là một lối giải thích nhân ái trước các sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển và các điều kiện sống của người đời.

Hy vọng rằng nếu quyết muốn, chúng ta có thể theo gương của Jesus, Socrates, Gandhi, Schweitzer. Các vị nầy đã sống không sợ hãi, cho nên tôi tin rằng chúng ta có thể sống không sợ hãi.

Tôi thường tự hỏi vì sao Jesus không để lại một tài liệu viết nào về giáo lý. Tôi suy diễn, vì Jesus không muốn xây đắp những giáo điều (như hậu thế đã làm!?); Jesus muốn chúng ta phân biệt một bên là tôn giáo căn cứ vào các giáo luật có điều khoản, chương, mục và một bên là tôn giáo đặt trên đời sống thực sự của những người thấu hiểu ý nghĩa của sự hành đạo và có tư tưởng sung mãn về đạo.

Trong sự hiện diện của Jesus, tôi tìm gặp một niềm ân phước bao la vì Jesus chỉ cho người đời đâu là điều có thể làm được, nói khác là những khả thể. Qui chiếu vào thực tại nầy, tôi có sự can đảm mới, nguồn cảm hứng mới, lên đường đi tìm chân thiện mỹ; chân thiện mỹ là God của tôi.--

Manas Journal 07.08.1959
Some Queries about Christianity



Viết thêm của người dịch


Elinor Gene Hoffman (EGH)  đã dấu kín cho đến phút cuối một Jesus trong tâm hồn của kẻ sống hiểu ý nghĩa của hành đạo. EGH đã mổ xẻ không thương tiếc một Jesus khác mà người đời cho mang một tính cách siêu phàm đứng ngoài thời gian. Bài viết trông rất kịch liệt, theo lối phân tích luận lý Tây phương.

Những ai đã quen với những ý niệm thị hiện, báo thân, ứng thân sẽ hiểu EGH dễ dàng hơn. Tây phương có thể mất dăm ba phút mới tới EGH trong câu: Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus?  Như Lai đã thị hiện tướng cướp để có thể gần với tướng cướp tìm cơ duyên chỉ dạy; Phật có trong trà đình tửu điếm. Đây không hoàn toàn là chỉ dạy mà sống chung. Thầy chính là trò, trò chính là thầy; hai bên quyện vào nhau, cùng thăng hoa cùng giác ngộ và thấy chân như đây rồi.

Độc giả sẽ không khó chịu khi EGH nói không ích gì phải cưu mang một Đấng chỉ có tính cách duy nhất là siêu phàm. Ấy là vì độc giả đã quen tinh thần bình đẳng của Đông Phương. Một trong mười danh hiệu của Đấng Giác Ngộ là thiện thệ. Thiện thệ là ngang ngang tầm thường, bình dân. Triết lý Đông Phương nói chung (PG nói riêng) không cao, rất thấp rất gần với người đời, nhưng xuyên qua mọi sự việc, sự vật, cho nên rất “siêu” và không cao. Thậm như Trang Tử còn nói: đạo có trong phân và nước tiểu. Kinh Pháp Hoa còn đòi hỏi “thân cận muôn ngàn đức Phật”, chúng sinh sẽ thành Phật.

Thế nào tác giả đã quen với Đông Phương và đã dùng quan niệm “pháp thân”: incarnate Him in only one being. “Incarnate” có ngữ căn là carnicea thể xác, tạm hiểu như thị hiện, minh hiện. EGH, qua cách hiểu của tôi, không cho God mang tính chất hình người (anthropomorphic), cũng chưa nắm vững toàn diện thực thể “God” mà chỉ hiểu đó là nguồn gốc hay chính là chân thiện mỹ.

Vì vậy God phải “incarnate” vào một vị như chúng ta để cùng nhau hiểu chân thiện mỹ, we all are friends. EGH không phủ nhận sự “God incarnation” của Jesus, nhưng xem đó chỉ là một trong những incarnation; và theo tác giả, mỗi thị hiện cho thấy thêm một khía cạnh của chân lý, của God. Sự trình bày của EGH gợi lên khá nhiều hình ảnh của Pháp Hoa. Các – nhiều - đức Phật ra đời tùy theo hoàn cảnh, dùng phương tiện khác nhau thuyết giảng nhằm mục đích khai thị ngộ nhập (chỉ cho thấy gặp và chứng đạo).

Thiết nghĩ EGH nằm trong trào lưu Tây Phương thế kỷ 20 muốn trở lại thời khởi thủy của TCG (early Christianism) có rất nhiều trường phái với phương cách riêng nhịp độ riêng và nhất là noi gương cuộc sống vô cùng đơn giản của Jesus. Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantine đã ra lệnh triệu tập hội nghị giáo sự, mở đầu một nền thần học mới; những gì không thích thì vất bỏ, cái còn giữ thì thành luật, thành văn (canonized). Giáo hội đã tổ chức sít sao, giàu có mà con chiên ngoan đạo triết gia Nguyễn Văn Trung cho là đã phi thiêng (desacralized).

Nhiều người cho rằng Đông Phương (đặc biệt Zen của Nhật) đã tạo ra sự trở về nầy. Lập luận nầy không còn được chấp nhận. Mà ngược lại sự mong muốn trở về nói trên là một môi trường cho Zen phát triển; Tây Phương đã dùng tính chất khai phóng của Zen để thấy sự khép kín về thần học. Sử gia tìm thấy sự luân lưu các nguồn tư tưởng qua lại từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ai Cập. Jesus ra đời khi La Mã đè bẹp Hy Lạp nhưng văn hóa Hy Lạp không bị tiêu diệt. Đại Đế Alexandre đã đem núi xuống biển, đem biển lên núi (Hy Mã Lạp Sơn và Địa Trung Hải). Jesus và Early Christianism xuất hiện trong bối cảnh nầy. (ttt)



http://tonthattue.blogspot.com/2019/02/god-is-black-women.html
Web Page Name




Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân