TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Người Bajau lặn được lâu nhờ lá lách lớn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Người Bajau lặn được lâu nhờ lá lách lớn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9718

Bài gửiGửi: Sat Apr 21, 2018 11:30 pm    Tiêu đề: Người Bajau lặn được lâu nhờ lá lách lớn

Người Bajau lặn được lâu nhờ lá lách lớn

Một thợ lặn Bajau và cái kính lặn bằng gỗ. (Melissa Ilardo)


Có những người có khả năng lặn rất lâu ở dưới nước khiến người khác ngạc nhiên như thể họ có một khả năng siêu phàm nào đó, thì thật ra đó là nhờ vào lá lách. Đó là công bố mới nhất từ một công trình nghiên cứu khoa học về dân số của một sắc dân ít người vốn được biết nhiều về khả năng bơi lặn giỏi. Nghiên cứu khoa học này cho biết người Bajau ở Đông Nam Á có thể giữ hơi thở của họ lên đến 13 phút mỗi lần - và nghiên cứu này cho thấy đó là vì gen của họ đã thay đổi để tạo ra những lá lách lớn bất thường.


Người Bajau thường lặn dưới nước với một cây giáo dài để săn cá cho bữa ăn của mình. Các nhà khoa học cho biết thợ lặn có thể đã thích nghi di truyền với lối sống du mục trên đại dương. (Melissa Ilardo)


Người Bajau thường lặn dưới nước với một cây giáo dài để săn cá cho bữa ăn của mình. Đó là cuộc sống hàng ngày của người Bajau - một giống dân sống hoàn toàn phụ thuộc vào biển và nơi mà họ dành 60 phần trăm thời gian trong ngày và trong đời để săn bắt dưới nước.

Được biết đến với cái tên "Sea Nomads" tức là người nước chứ (không phải người cá), người Bajau sống trên nước, và đi từ nơi này đến nơi kia trong khu vực Đông Nam Á trên những chiếc thuyền vừa là phương tiên sinh sống vừa là nhà. Họ sống như vậy trong hơn 1.000 năm này, và có thể lặn sâu 70 mét chỉ với một vật nặng buộc ngang eo và một cái kính lặn bằng gỗ.

Khả năng phi thường đó của họ đã thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu di truyền Melissa Ilardo - người lúc đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Copenhagen. Cô tự hỏi liệu có một liên kết tiến hóa đằng sau khả năng đặc biệt này của người Bajau không.

"Ngay cả trước khi tôi thật sự iếng thăm họ, tôi đã xem một vài video. Và nhìn cách mà họ di chuyển dưới nước - họ thực sự ở dưới nước như ở nhà họ, họ đang đi dưới biển và săn bắn người ta đang đi săn bắn trên mặt đất. Và họ thoải mái thực sự khiến cho mình tự hỏi hẳn là phải có một cái gì đó đặc biệt đang ở những người này. Tôi nói chuyện với nhiều nhà nhân chủng học đã làm việc với các quần thể dân cư này, và họ cũng đồng ý là những sắc dân này rất đặc biệt và tôi nghĩ rằng phải có cái gì đó ở họ mà mình cần tìm hiểu."

Ilardo đã đến Sulawesi ở Indonesia, tới một hòn đảo san hô, giới thiệu mình với cộng đồng địa phương của Jaya Bakti và nói với họ về dự án nghiên cứu của cô.


Người Bajau đã phân tán và sinh sống tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á


Trong chuyến đi thứ hai, cô đã mang theo cô một máy siêu âm di động và bộ dụng cụ để thu thập DNA từ nước bọt.

"Tôi chuẩn bị tinh thần là họ sẽ kháng cự lại với ý tưởng này của tôi, bởi vì tôi không biết họ sẽ cảm thấy thế nào về việc một người lạ xuất hiện và yêu cầu chụp ảnh siêu âm của lá lách của họ và lấy DNA như cách tôi với họ. Nhưng họ thực sự cởi mở đáng ngạc nhiên và tôi không mất nhiều công sức để thuyết phục. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ phải vất vả hơn trong việc thuyết phục họ cộng tác thế nhưng ngược lại họ rất vui vẻ về điều đó, nhất là khi họ hiểu được rằng tôi rât hứng thú vào khả năng đặc biệt của họ."

Bà Illardo so sánh kích thước khối lượng lá lách của Bajau với dân số Saluan (sah-LOO-ahn) cách đó 20 cây số, một nhóm nông dân gần đó. Cô tìm thấy lá lách của Bajau lớn hơn 50% so với Saluan.


Một làng chài của người Bajau. Các kết quả mới có thể làm nảy sinh cuộc tranh luận về việc liệu sự tiến hóa của con người có diễn ra hoàn toàn trên đất liền hay không. (Melissa Ilardo)


Nghiên cứu cũng chỉ ra một lợi thế tiến hóa cho Bajau và lá lách lớn hơn của họ là nhờ vào một gen có tên là P-D-E-10-A, được biết có ở chuột và gene này có ảnh hưởng lên việc điều hòa hormone tuyến giáp kiểm soát kích thước lá lách.

Điều này - theo như nghiên cứu cho thấy, Bajau có thể đã phát triển kích thước lá lách cần thiết để duy trì khả năng lặn thường xuyên và lâu dài của họ.

"Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt trong kích thước lá lách - dù đó là điều mà chúng tôi cũng cũng đã mường tượng nghĩ và hy vọng sẽ tìm ra một cái gì đó. Tôi nghĩ rằng phần đáng ngạc nhiên nhất là thành phần di truyền làm nền tảng cho sự thích ứng sinh lý và dường như được kết nối với mức độ hormone tuyến giáp. Thì đây là điều thực sựnằm ngoài cả sử mong đợi của chúng tôi. Nó có vẻ là một sự thích nghi với lối sống hơn là một điều kiện môi trường."

Có một điều thú vị là không có sự khác biệt về kích thước lá lách người dân Bajau làm công việc săn lặn dưới hàng ngày và những người Bajau không phải thợ lặn, chẳng hạn như các giáo viên địa phương hoặc người bán hàng - họ không làm công việc lặn nhưng tất cả đều có lá lách lớn.

Lá lách rất quan trọng trong việc lặn vì chúng xử lý các tế bào hồng cầu, lưu trữ oxy. Họ thải ra nhiều oxy hơn vào máu khi cơ thể bị căng thẳng, hoặc khi một người đang nín thở.



Điều này đã được tìm thấy trong một nghiên cứu năm 1999 trên các con hải cẩu cho thấy có một sự liên hệ giữa kích thước lá lách và thời gian lặn được thực hiện: con hải cẩu nào mà có lá lách lớn hơn thì nghiên cứu ghi nhận được là chúng có thể lặn trong thời gian dài hơn.

Bà Ilardo cho biết những phát hiện của nghiên cứu của bà có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân bị bệnh hypoxia tức khiến cơ thể thiếu oxy.

"Tôi đã nói chuyện với một số bác sĩ và chuyên gia gây mê và có vẻ như trong nhiều tình huống chăm sóc quan trọng có sự giảm oxy nhanh chóng và có vẻ như bệnh nhân phản ứng với sự thay đổi này bằng nhiều cách khác nhau. Và chúng tôi không chắc chắn tại sao có sự khác biệt trong phản ứng giữa các cá thể - có thể có một số biến thể di truyền tạo ra sự khác biệt đó. Và có thể là nghiên cứu này với người Bajau giúp chúng ta hiểu những khác biệt đó tốt hơn".

Nhưng nghiên cứu của Melissa Ilardo vẫn chưa hoàn thành. Cô ấy đang lên kế hoạch thăm lại làng Bajau để tiếp tục công việc của mình để tìm thêm chứng cứ.

Rashida Yosufzai, Mai Hoa

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân