TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh trầm cảm của đàn ông: nguy hiểm chết người
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh trầm cảm của đàn ông: nguy hiểm chết người

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Sep 09, 2017 11:19 pm    Tiêu đề: Bệnh trầm cảm của đàn ông: nguy hiểm chết người

Bệnh trầm cảm của đàn ông: nguy hiểm chết người


Đàn ông vẫn thường được gọi là phái mạnh và từ nhỏ bao giờ cũng được khuyến khích phải tỏ ra cứng cỏi, mạnh mẽ bằng những câu như: “Không được khóc! Con trai mà.”

Nhưng dần dần, người ta nhận ra rằng đã là con người, ai cũng có những xúc cảm như nhau, bất kể là đàn ông hay đàn bà. Càng cố gắng đè nén tình cảm của mình để tỏ ra mạnh mẽ, nội tâm người ta càng bị bức xúc dễ đưa đến những hậu quả tai hại từ những dồn nén trong tâm thần. Những tin tự tử của các nhân vật đàn ông nổi tiếng vẫn thường được đưa lên trang nhất: văn hào E. Hemingway, giải Nobel; văn hào Kawabata, giải Nobel, tác giả cuốn Ngàn Cánh Hạc; luật sư Vincent Forrest, bạn thân ông bà Clinton...Còn rất nhiều nữa. Các em con trai tuổi teen hay tuổi 20 cũng có tỉ lệ tự tử chết cao hơn con gái, dù con gái có thể tự tử hụt nhiều hơn.

Mỗi năm, bác sĩ định bệnh trầm cảm cho 6 triệu đàn ông và 12 triệu phụ nữ trên toàn quốc Hoa Kỳ. Nhưng những con số này có thể không đúng mà số người đàn ông bị bệnh này có thể còn cao hơn nữa vì đàn ông thường ít chịu đi khám bệnh, do đó không được định bệnh. Và khi đi khám bệnh, họ thường chỉ nhấn mạnh đến những triệu chứng của thể xác như nhức đầu, bệnh tiêu hóa, đau kinh niên...thay vì nói tới những đau khổ về tinh thần. Ngay cả khi bác sĩ của họ nhận biết bệnh trầm cảm nơi họ, họ cũng thường không chấp nhận và không muốn đi chữa bệnh tâm thần vì những hậu quả kèm theo với việc bị định bệnh trầm cảm.



Triệu chứng bệnh trầm cảm nơi đàn ông

Nơi đàn ông lẫn đàn bà, những triệu chứng thông thường của bệnh trầm cảm gồm có: tâm hồn bị xuống thấp, nặng nề; mất ngủ, cảm thấy buồn bã, tội lỗi, không đáng kể.

Nhưng đàn ông trầm cảm ít có những cơn khóc như đàn bà. Ngược lại, họ có thể có những triệu chứng sau:

    • Nổi giận, bực tức

    • Bạo động

    • Làm những việc nguy hiểm như lái xe bạt mạng, ngoại tình

    • Tránh mặt gia đình, người thân. Không muốn làm những việc vẫn thích

    • Hay than mệt

    • Không còn hứng thú làm việc, giải trí hay tình dục.

Ngoài ra, đàn ông bị bệnh trầm cảm thường có thêm chứng nghiện rượu hay ma túy. Tuy nhiên, người ta vẫn còn bàn cãi là trầm cảm gây ra chứng nghiện này hay chính chứng nghiện đã gây ra trầm cảm. Dù sao, chứng nghiện cũng làm cho bệnh trầm cảm khó được nhận diện hơn.

Nếu bạn có những triệu chứng kể trên, nên đi gặp bác sĩ và kể bệnh rõ để được chữa trị.



Ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp

Tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đều có thể rơi vào một cơn trầm cảm sau một biến cố lớn trong đời sống như sự đổ vỡ của một mối liên hệ tình cảm, cái chết của một người thân. Nhưng đối với phái nam, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng đưa đến từ công việc hơn, thí dụ như:

    • Không kiểm soát được những quyết định ảnh hưởng đến trách nhiệm của họ

    • Đòi hỏi quá đáng và không ngừng của công việc

    • Thiếu sự liên hệ hay sự giải quyết những xung đột giữa những người làm việc cùng nhau hay với người chủ.

    • Việc làm không được bảo đảm

    • Làm ca đêm hay phải làm giờ phụ trội nhiều

    • Không được ở gần người thân và gia đình nhiều

    • Lương thấp hơn công việc đòi hỏi.

Đàn ông dễ bị đe dọa bởi những thay đổi quá nhanh của xã hội, chính trị hay kinh tế hơn đàn bà. Khi những thay đổi kể trên ảnh hưởng đến vai trò xã hội và gia đình được đặt để từ ngàn xưa của đàn ông, họ dễ cảm thấy bị mất đi nhân diện, địa vị và danh dự của họ. Điều này dễ đưa đến trầm cảm và những bệnh tâm thần khác. Trong sự thay đổi từ chế độ cộng sản qua chế độ dân chủ ở các quốc gia Đông và Trung Âu vào thập niên qua, sự căng thẳng và bệnh tâm thần đã xẩy ra rất nhiều cho phái nam tại các quốc gia này. Tuổi thọ của họ bị giảm tới 13 năm trongkhi tuổi thọ của đàn bà không bị giảm. Trong những năm Suy Thoái Trầm Trọng (Great Depression) vào thập niên 30, tỉ lệ tự tử của đàn ông tăng vọt khi con số đàn ông thất nghiệp quá lớn.



Tự tử và bệnh trầm cảm của đàn ông

Bệnh trầm cảm gây ra ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời sống. Đối phó với sự căng thẳng lâu ngày sẽ gây ra bệnh tim và những cơ quan khác, và làm giảm tuổi thọ. Những hành động nguy hiểm của những người đàn ông bị trầm cảm như uống rượu, lái xe bạt mạng hay tự tử có lẽ đã đóng góp nhiều vào chuyện làm giảm tuổi thọ này.

Đàn bà dễ bị bệnh trầm cảm gấp hai lần đàn ông nhưng đàn ông lại dễ bị ảnh hưởng nguy hại nhất của bệnh này: đó là tự tử. Hơn 90 % những người tự tử đã từng bị trầm cảm hay những bệnh tâm thần khác hoặc bị những chứng nghiện. Từ tuổi dậy thì trở đi, đàn ông tự tử nhiều hơn đàn bà gấp bội. Đàn ôn g da trắng lớn tuổi hơn 85 có tỉ lệ tự tử cao nhất. Đàn bà hay tự tử nhưng ít khi chết. Đàn ông hay dùng những thứ nguy hiểm như súng để tự tử nên dễ chết hơn, tuy nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng lên chuyện này. Một trong những yếu tố này có thể là thời gian từ lúc có ý nghĩ tự tử đến lúc hành động thật sự ở đàn ông ngắn hơn đàn bà: ở đàn ông là 12 tháng trong lúc ở đàn bà là 42 tháng. Trong thời gian này, đàn ông lại ít tỏ lộ ra những dấu hiệu như đe dọa tự tử. Khoảng thời gian 12 tháng này quá ngắn để bác sĩ có thể nhận ra bệnh trầm cảm và chữa trị cho các ông trước khi các ông tự tử.



Chữa trị

Nếu bạn hay người thân của bạn có ý định tự tử, nên tìm chữa trị ngay bằng cách gọi bác sĩ, đến phòng cấp cứu hay kêu 911.

Cách chữa bệnh trầm cảm thường gồm có tâm lý trị liệu, thuốc chống trầm cảm hay cả hai.

Nếu hai thứ này không hiệu quả, bệnh nhân có thể được “chạy điện”. Cách chạy điện hiện nay khá hiệu quả và an toàn, ít có biến chứng.

Với chữa trị đúng cách, bệnh nhân có thể cảm thấy giấc ngủ và sự thèm ăn trở lại trước khi cảm giác vô dụng, thất vọng dần dần mất đi. Bệnh nhân có thể theo những phương pháp sau đây để tự giúp mình:

    • Tiến từng bước một và đừng hy vọng quá cao

    • Chia việc ra từng phần nhỏ theo thứ tự ưu tiên và làm những gì mình có thể làm được mà thôi.

    • Ở gần những người thân mà mình có thể thổ lộ tâm sự được.

    • Tập thể dục nhẹ, đi coi xi nê, đá banh hay những dự cuộc hội họp làm mình thích.

    • Chấp nhận cho gia đình và bạn bè giúp mình.

    • Đừng quyết định những chuyện quan trọng như đổi việc, ly dị, kết hôn...trước khi hết bệnh.

    • Suy nghĩ những chuyện vui, nhiều hi vọng, đừng suy nghĩ tiêu cực.

BS Nguyễn Thị Nhuận
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân