TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Máy ảnh số - Đừng tin những gì họ quảng cáo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Máy ảnh số - Đừng tin những gì họ quảng cáo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9636

Bài gửiGửi: Fri Jan 20, 2017 5:07 pm    Tiêu đề: Máy ảnh số - Đừng tin những gì họ quảng cáo

Máy ảnh số - Đừng tin những gì họ quảng cáo

Máy ảnh Hasselblad X1D có độ phân giải 50 Megapixel. Với giá bán gần $9,000, bạn có cần nó để chụp selfie không?


Trong thế giới máy ảnh số (digital camera) từ nhiều năm nay, mỗi lần bạn đi vào một tiệm bán đồ điện tử và máy ảnh, bạn không khỏi bị hoang mang vì cả mấy chục con số khác nhau về những máy ảnh, nhất là trong thời đại 2017, khi thị trường máy ảnh số có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thường thì người ta nói, một máy ảnh chỉ có thể tốt bằng trình độ của người chụp. Nhưng điều đó chỉ đúng một phần nào thôi. Ðồ nghề tốt cũng đóng góp một phần chứ.

Trong quá trình giúp các bạn độc giả trở thành những người chụp hình giỏi hơn, chúng tôi có thể giúp làm sáng tỏ một số niềm tin thường bị hiểu lầm hoặc lệch lạc về những máy ảnh bỏ túi và DSLR.


Máy ảnh P900 của Nikon quảng cáo nặng nề về độ zoom 83x làm nhiều người hiểu lầm.


Chiến tranh thương hiệu: Hiệu X tốt hơn hiệu Y

Trước hết, đối với loại máy ảnh bỏ túi, có những máy ảnh tốt của những hiệu khác, chẳng hạn như Sony và Pentax. Trong khi thị trường máy DSLR có thể được chiếm ưu thế bởi hai “đại gia” (Nikon và Canon), chúng ta không thể khẳng định rằng một máy bỏ túi hiệu Sony lại thua kém một máy bỏ túi hiệu Canon ở những tầm giá thấp hơn. Sự thật là, ở hạng giá thấp hơn của người tiêu thụ, giữa những hiệu máy chính không có nhiều điểm khác nhau mấy.

Thứ nhì, nếu nói về hạng máy DSLR, thì ít khi có sự so sánh công bằng. Thân máy mới là nhân vật chính ở đây, và khi bạn loại ra những ống kính và phụ tùng khác, những thân máy của hai “đại gia” lại giống nhau một cách khác thường về phẩm chất ảnh và những chức năng khi so sánh những mẫu máy cùng hạng nhau.

Những tay chụp ảnh chuyên nghiệp dùng cả hai hiệu, và những tấm ảnh đẹp – hay ngay cả hình tượng – không hẳn nghiêng về một bên này hay bên nọ.

Nếu bạn muốn máy ảnh tốt nhất cho bạn, đừng chỉ quyết định dựa vào thương hiệu. Thăm dò ý kiến từ những người có nhiều kinh nghiệm, tự học hỏi, đến tiệm cầm thử vài thân máy lên và bấm thử những nút. Chỉ khi đó bạn mới có thể quyết định bạn muốn đi theo “phe” nào.


Bảng so sánh kích thước sensor của máy ảnh số. Chúng ta thấy sensor của P900 và iPhone 7 Plus nhỏ chỉ bằng một góc bé xíu của sensor full frame. Phẩm chất ảnh thua kém hơn nhiều.


Càng nhiều megapixels = máy ảnh càng tốt?

Ða số những bạn đọc ở đây, những người thường, những người tiêu thụ, không phải là dân “nhà nghề”, cho nên họ dựa vào các con số trên máy ảnh để giúp họ khi đi sắm đồ điện tử. Hầu hết có lẽ chưa hẳn biết rõ một megapixel là gì. Những công ty sản xuất và tiệm bán hàng (“họ” trong tựa bài) lợi dụng các bạn bằng cách “bơm lên” những con số đó đến nỗi nhiều người tiêu thụ bắt đầu tin rằng cách dễ nhất để chụp ra ảnh đẹp là mua những dụng cụ nào có những con số cao nhất.

Sự thật thì không đơn giản tí nào, vì không phải tất cả megapixels đều giống nhau. Tùy theo hạng và cỡ sensor của máy ảnh, những megapixels (hoặc một triệu pixels) sẽ chứa được bao nhiêu dữ kiện đủ để làm cho ảnh rõ hơn, màu sắc đẹp hơn.

Trong thực tế, con số “vừa phải” nhất cho những người chụp ảnh không-chuyên-nghiệp nằm ở giữa 5 và 10 megapixels. Gần như tất cả hình chụp bằng máy ảnh digital không bao giờ được in ra giấy, vì chúng ta đang sống trong một thế giới “mạng xã hội”, cho nên những máy ảnh dưới 10 megapixels (MP) sẽ có hồ sơ ảnh thuận tiện hơn để share trên mạng. Và nếu bạn cần phải in hình, những kích thước thông dụng nhất – 4×6”, 5×7”, và 8×10” – đều có thể thực hiện với ít hơn 10 MP.



Độ zoom (thiếu trung thực) của ống kính

Ðể khai thác điểm này, chúng ta hãy lấy một máy ảnh “super zoom” như P900 ra làm ví dụ. Nikon quảng cáo con số 83x power zoom to tướng ngay trên ống kính dính liền với máy P900, và nó đập vào mắt của người đang tìm mua máy (bạn?). Thoạt nhiên, bạn sẽ nghĩ rằng “83x zoom?? Dễ sợ vậy? Giá chỉ có $500, quá rẻ! ” Nhưng bạn có biết rằng con số đó có những bí ẩn bên trong không?

Thật ra, tiêu cự thực tế của ống kính (dính liền với máy P900) có tầm từ 4.3mm tới 357mm; nhưng vì nó có sensor nhỏ (nhỏ hơn sensor của những máy DSLR nhiều), cho nên khi chuyển qua độ khuếch đại của sensor, nó sẽ có “tiêu cự tương đương” với 24mm-2000mm. Ðó là một con số “dễ sợ” thiệt, nhưng nếu so sánh với một tiêu cự thật 24mm-2000mm thì máy P900 không rõ bằng một góc của máy DSLR.

Nhưng tại sao những hãng làm máy ảnh lại quảng cáo “xạo” như vậy?

Ðơn giản thôi, vì họ muốn những tờ dollars xanh lục đi từ túi của bạn qua túi của họ.

Andy Nguyễn
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân