TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cách chữa bệnh cảm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cách chữa bệnh cảm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Sat Jan 14, 2017 10:46 pm    Tiêu đề: Cách chữa bệnh cảm

Cách chữa bệnh cảm


Năm nay Cali mưa và lạnh hơn mọi năm, do đó bệnh cảm cũng xuất hiện nhiều hơn. Cảm khác với cúm và gây ra do những siêu vi khác vơi siêu vi cúm. Cảm ít gây ra bệnh nặng như cúm, tuy vậy cũng có những triệu chứng rất khó chịu, nhất là chảy mũi ròng ròng hay nghẹt mũi làm tắc tị, khó thở, chưa kể đến những cơn ho dai dẳng và đau nhức khắp người. Siêu vi cúm thì còn có thuốc chữa nhưng siêu vi cảm thì không có thuốc kháng sinh nào giết nó cả. Do đó, bệnh nhân thường phải gồng mình chịu trận cho qua. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp chúng ta thấy dễ chịu hơn.



Thật ra thì có rất nhiều những cách chữa cảm, nhiều vô số kể từ Đông sang Tây. Vấn đề là chúng có hiệu quả hay không mà thôi. Dưới đây là những cách chữa bệnh cảm, hay nói đúng hơn là những cách giúp ta thấy dễ chịu hơn.

    • Uống nhiều nước. Nước, nước trái cây, nước thịt hoặc nước chanh ấm với mật ong giúp bớt nghẹt đờm và ngăn ngừa mất nước. Tránh uống rượu, cà phê và nước ngọt có chứa cafeine vì chúng có thể làm cho tình trạng mất nước nặng hơn.

    • Nghỉ ngơi. Cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục.

    • Làm dịu cổ họng bị đau. Súc họng bằng nước muối - hòa tan 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối trong một ly 8 ounce nước ấm - có thể tạm thời làm dịu cổ họng bị đau hoặc ngứa. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì chúng có thể không biết cách súc họng và nuốt nước này.

      Bạn cũng có thể ngậm mảnh nước đá nhỏ, dùng thuốc xịt họng, viên thuốc ngậm hoặc ngậm kẹo cứng. Đừng cho trẻ dưới 3- 4 tuổi ngậm kẹo cứng hay viên thuốc ngậm vì chúng có thể bị mắc nghẹn.

    • Làm bớt nghẹt mũi. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi chứa nước muối (saline) để giúp làm giảm nghẹt mũi và giúp nghẹt đờm. Ở trẻ sơ sinh, có thể nhỏ vài giọt nước muối vào một lỗ mũi, sau đó nhẹ nhàng hút ra bằng bầu hút cao su (bulb syringe). Bóp bầu cao su rồi nhẹ nhàng đặt đầu ống vào lỗ mũi khoảng 1/4 đến 1/2 inch (khoảng 6- 12 mm) và từ từ buông bầu ra để chất nhờn được hút ra. Thuốc xịt mũi chứa nước muối (saline) có thể được sử dụng ở trẻ lớn hơn.

    • Giảm đau. Đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống, chỉ nên cho uống acetaminophen. Đối với trẻ lớn hơn 6 tháng, có thể cho uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Nên hỏi bác sĩ về các liều lượng chính xác cho độ tuổi và cân nặng của trẻ. Người lớn có thể dùng acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc aspirin.

      Nên cẩn thận khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin. Mặc dù aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ em trên 3 tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục từ bệnh thủy đậu hoặc cúm không bao giờ nên dùng aspirin vì việc dùng aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở trẻ em.

    • Uống từng ngụm nước ấm. Đây là phương cách chữa cảm được sử dụng trong nhiều nền văn hóa. Uống những loại nước ấm như súp gà, trà, hoặc nước táo ấm có thể làm cảm thấy nhẹ nhàng và có thể làm giảm bớt nghẹt đờm do đờm loãng ra, dễ thoát ra ngoài hơn.

    • Thêm độ ẩm cho không khí. Dùng máy phun sương mát hoặc máy phun hơi ẩm có thể tăng thêm độ ẩm trong nhà, giúp bớt bị nghẽn đờm. Nên thay nước hàng ngày, và làm sạch máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên sử dụng hơi nước (xông), vì không được chứng minh là hiệu quả và có thể gây phỏng.

    • Có thể dùng thử thuốc trị cảm và ho bán tự do ở quầy. Đối với người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, thuốc nghẹt mũi, thuốc antihistamin và thuốc giảm đau có thể làm giảm vài triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc không ngăn ngừa cảm hoặc rút ngắn thời gian bệnh, và hầu hết có một số tác dụng phụ.

    • Các chuyên gia đồng ý rằng không nên cho trẻ nhỏ uống những thuốc này. Sử dụng quá nhiều và dùng không đúng cách các loại thuốc này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

    • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Một số thuốc cảm chứa nhiều loại thuốc khác nhau, chẳng hạn như một loại thuốc nghẹt mũi cộng với một thuốc giảm đau hay một thuốc antihistamin. Vì vậy hãy đọc kỹ nhãn thuốc cảm. Hãy chắc chắn rằng bạn không đang uống quá nhiều loại thuốc giống nhau.



Những thuốc sau đây thường không hiệu quả:

    • Thuốc kháng sinh tấn công vi trùng nhưng không giúp chống lại siêu vi gây cảm. Không nên đòi bác sĩ cho mình thuốc kháng sinh để trị cảm hay dùng thuốc cũ có ở nhà. Bạn sẽ không hết bệnh nhanh hơn, và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ đóng góp vào một vấn đề nghiêm trọng và đang lan rộng là sự kháng thuốc của các loại vi trùng.

    • Thuốc trị cảm và ho mua tự do cho trẻ nhỏ có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng các em. FDA khuyên không dùng các thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    • Chất kẽm. Danh tiếng chống cảm của kẽm lúc lên lúc xuống vì nhiều nghiên cứu về tác dụng này của kẽm vẫn còn thiếu sót. Gần đây, một đánh giá 18 nghiên cứu cho thấy viên ngậm kẽm hoặc xi- rô kẽm làm giảm bớt chiều dài trung bình của một cơn cảm ở những người khỏe mạnh khi dùng trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Cuộc đánh giá này cũng cho thấy một số bằng chứng rằng uống kẽm trong năm tháng để ngăn ngừa cảm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn có thể không thực sự biết rõ có những gì trong các sản phẩm kẽm đang uống.

      Cuộc đánh giá không khuyên dùng kẽm cho những người bị các chứng bệnh mãn tính như hen suyễn, vì họ không được bao gồm trong các nghiên cứu. Tác dụng phụ của kẽm là mùi tệ và làm buồn nôn.

      Thuốc kẽm xịt mũi có thể dẫn đến tổn thương khứu giác vĩnh viễn. FDA đã ban hành một báo động chống lại việc sử dụng ba thuốc cảm chứa kẽm vì gây ra mất khứu giác lâu dài hoặc vĩnh viễn.

    • Vitamin C. Có vẻ như vitamin C sẽ không giúp ngăn ngừa cảm. Tuy nhiên, uống vitamin C trước khi khởi phát triệu chứng cảm có thể rút ngắn thời gian bệnh. Vitamin C có thể có lợi cho người bị nguy cơ cao mắc bệnh cảm do tiếp xúc thường xuyên - ví dụ, trẻ em đi nhà trẻ trong mùa đông.

    • Echinacea. Kết quả nghiên cứu việc echinacea ngăn ngừa hoặc rút ngắn cảm lạnh không rõ rệt. Một số nghiên cứu cho thấy không có lợi ích. Những nghiên cứu khác cho thấy echinacea giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bệnh khi uống trong giai đoạn đầu của cảm lạnh. Các loại echinacea khác nhau được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau có thể đã góp phần vào kết quả khác nhau.

      Echinacea có vẻ hiệu quả nhất nếu bạn uống nó khi bạn mới bị triệu chứng cảm và tiếp tục từ bảy đến 10 ngày. Nó có vẻ an toàn cho người lớn khỏe mạnh, nhưng nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc. Nên hỏi bác sĩ trước khi dùng echinacea hoặc bất kỳ thuốc uống thêm nào khác.

BS Nguyễn Thị Nhuận
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân