TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ở những nơi xe hơi bị ghét bỏ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ở những nơi xe hơi bị ghét bỏ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Oct 14, 2016 12:10 pm    Tiêu đề: Ở những nơi xe hơi bị ghét bỏ

Ở những nơi xe hơi bị ghét bỏ


Năm 2010, số lượng xe hơi toàn cầu tăng vọt, vượt quá mức một tỷ chiếc, và ngày càng tăng mạnh kể từ đó đến nay.

Từ Bắc Kinh tới Mexico City cho tới Dehli, việc sở hữu xe hơi đang càng lúc càng trở nên phổ biến, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường rộng khắp.

Nhiều thành phố lớn đã áp dụng những bước đi nhằm đối phó với tình hình: tạm cấm xe hơi, buộc phải chuyển từ xe chạy diesel sang chạy khí tự nhiên, đánh thuế nặng hơn đối với những người mua xe, v.v...

Một điều hiển nhiên là xe hơi đang ngày càng không được hoan nghênh. Tại sáu địa điểm dưới đây, xe hơi đang rơi vào thế bất lợi trong "cuộc chiến" với những biện áp hạn chế còn "khắc nghiệt" hơn.


Paris, Pháp

Paris là một trong sáu địa điểm dẫn đầu, với gần 24 ngàn xe đạp cho thuê trong thành phố


Chậm nhất là tới 2020, những chiếc xe cũ kỹ sẽ bị cấm hoàn toàn; chỉ các xe sản xuất từ 2011 trở lại đây mới được phép lưu thông.

Mối ác cảm của Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đối với tình trạng gây ô nhiễm môi trường của xe hơi đã trở thành điểm nổi bật trong chính sách điều hành của bà: Hồi tháng Chín năm ngoái, Paris đã thử một "ngày không xe hơi" ở khắp các khu vực rộng lớn trong thành phố.

Năm nay, bà Hidalgo đã mở rộng chương trình cải thiện chất lượng không khí "Hơi thở Paris" bằng cách biến đại lộ Avenues des Champs-Élysées tấp nập thành khu phố đi bộ thân thiện cho khách du lịch vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của mỗi tháng (trùng với ngày các bảo tàng Paris mở cửa miễn phí hàng tháng).


Oslo, Na Uy

Đoạn phố đi bộ dài 12km của Oslo ở ngay trước biển là nơi không có bóng dáng xe hơi


Trung tâm thủ đô Na Uy có thể sẽ trở thành nơi không có xe hơi, sớm nhất là vào năm 2019, nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm.

Tất nhiên, điều này xảy ra với giả thiết là kế hoạch không bị các chủ doanh nghiệp phản đối - những người cho rằng lệnh cấm như vậy sẽ làm mất đi khả năng di chuyển của 11 trong tổng số 57 trung tâm mua sắm.

JH Crawford, người sáng lập ra trang mạng CarFree.com hồi 1996, nói rằng Oslo sẽ là thủ đô đầu tiên trên thế giới cấm xe cộ.

"Tại Âu châu, cuộc thảo luận về chủ đề cấm xe hơi diễn ra khá chậm chạp, không có mấy tiến triển, " ông nói.

Nhưng không phải ở đâu cũng vậy. Crawford gần đây đã chuyển tới Bhatapur, Nepal, bởi nơi đây được cho là sẽ là nơi không có xe cơ giới, nhưng ông nói lời cam kết đó đã không được giữ vững.

"90% vấn đề là do xe máy gây ra, " Crawford nói.

Tuy nhiên, Oslo đang nghiên cứu mô hình một trung tâm thành phố không có xe hơi, xe máy, chỉ để dành cho người đi bộ và đi xe đạp - khu trung tâm sẽ vẫn được phục vụ bởi xe buýt và xe điện, các tường thuật nói.


Thiên Phủ, Trung Quốc

Thành phố vệ tinh đang trong kế hoạch xây dựng này của Thành Đô nhằm hạn chế lượng xe cơ giới lưu thông trên đường


Trung Quốc nay là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, với lượng xe Buick tiêu thụ hàng năm còn cao hơn ở Hoa Kỳ. Thành phố vệ tinh trong dự kiến quy hoạch này của Thành Đô nằm ở tây nam Trung Quốc, nơi còn được gọi với cái tên Great City, với dân số chừng 80 ngàn người, là nơi khởi đầu cho việc chuyển sang hạn chế sở hữu xe tư nhân.

Chỉ có một nửa đường sá ở thành phố là có khả năng phục vụ được bất kỳ phương tiện cơ giới nào, theo thiết kế quy hoạch của các kiến trúc sư từ Chicago là Adrian Smith và Gordon Gill.

Nhóm thiết kế muốn rằng thành phố sẽ giảm bớt 60% chất thải carbon dioxide so với các nơi có lượng cư dân tương tự, và cắt giảm đáng kể lượng xe hơi lưu thông trên đường là một trong các cách nhằm đạt mục tiêu này.

Các phương tiện công cộng sẽ đưa người dân tới Thành Đô ở gần đó, và nhiều cư dân địa phương sẽ có thể đi bộ đi làm.

Nhưng Thiên Phủ, vốn có thể là một mô hình cho các dự án phát triển đô thị khác tại Trung Quốc, cần phải được xây dựng trước cái đã. Kế hoạch theo đó thành phố sẽ được hoàn thành chậm nhất là vào năm 2020 đã vấp phải một số vấn đề phân vùng.


Hydra, Hy Lạp


Vào năm 1960, ca sỹ, nhạc sỹ sáng tác ca khúc Leonard Cohen mua một ngôi nhà trên hòn đảo Hydra của Hy Lạp và viết thư cho mẹ mình rằng "con sống trên một ngọn đồi và cuộc sống ở đây diễn ra hoàn toàn giống như nó đã từng thế từ hàng trăm năm trước".

Điều này đến nay vẫn đúng. Hydra, nằm ở Biển Aegean, vẫn là nơi duy trì cách sống cũ, và một trong những hoạt động bảo tồn hiệu quả nhất là lệnh cấm xe cộ (trừ các xe chở rác cỡ nhỏ).

Những con phố lát sỏi nhằm để người dân đi bộ chậm rãi, hoặc để cưỡi lừa. Nét hấp dẫn của Hydra không bị phá hỏng bởi những ô vạch đỗ xe hơi, hay các điểm đổ nhiên liệu, và việc cấm xây dựng các công trình mới đã giúp bảo vệ được nét kiến trúc đẹp đẽ của hòn đảo.

Hydra đông đúc nhộn nhịp đến mức đáng ngạc nhiên trong những năm qua. Nhà văn Henry Miller tới thăm vào năm 1930. Bộ phim Boy on a Dolphine của Sophia Loren được quay ở đây vào 1957.

Được biết trong số các du khách tới thăm đảo có cả Richard Burton, Mick Jagger và Keith Richards, các thành viên của ban nhạc Anh Pink Floyd, Joan Collins và Jakie Onassis.


Michigan, Hoa Kỳ


Khá lạ lùng là nơi trung tâm của nền công nghệ xe hơi Hoa Kỳ từ những ngày đầu nay lại trở thành tiểu bang có đường xa lộ cấp liên bang duy nhất không chạy xe hơi, đường M-185 kéo dài 8 dặm ở đảo Mackinac Island thuộc Lake Huron.

Với lượng cư dân địa phương chỉ có 500 người (nhưng có rất nhiều du khách đến trong dịp hè), hòn đảo đã tỏ rõ quan điểm của mình đối với xe hơi từ năm 1898, là lúc đảo bắt đầu cấm "việc chạy các cỗ xe không có ngựa kéo trong phạm vi giới hạn khu làng".

Ngày nay, tại đảo Mackinac Island, du khách và dân địa phương chỉ đi bộ, đi xe đạp hoặc dùng các cỗ xe ngựa kéo.

Cách Detroit không xa, thành phố Ann Arbor của Michigan là nơi hướng tới tương lai, nhưng nơi đây cũng không hề lơi lỏng chủ đề xe cộ: cơ sở thử nghiệm Mcity của Đại học Michigan là một thành phố thu nhỏ có đầy đủ mọi thứ, được xây dựng để thử nghiệm hình thức xe tự quản, bên cạnh các tòa nhà, các tuyến phố nhiều làn đường và hệ thống đèn giao thông giả định. Sự trỗi dậy của xe tự hành và các chương trình đi chung xe có thể sẽ là điềm cáo chung cho các thành phố tấp nập xe hơi.

"Hoàn toàn có thể xảy ra tình huống là các thành phố sẽ ngày càng hiếm có xe tư nhân, bởi xe taxi tự động, các phương tiện giao thông công cộng và việc đi bộ sẽ trở thành những mô hình giao thông phổ biến hơn, " Susan Shaheen, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Bền vững thuộc Đại học California, Berkeley, nói.

"Với xe tự hành, nhu cầu đỗ xe ở các khu vực trung tâm thành phố sẽ giảm bớt, cho nên các khu vực đỗ xe có thể chuyển mục đích sử dụng. Các thành phố châu u đặc biệt thích hợp cho việc này, bởi đó vốn đã là các thành phố nhỏ, đông dân cư và đường phố chật hẹp."


New York City, Hoa Kỳ


Manhattan mỗi ngày trong tuần có tới hơn một triệu rưởi xe hơi ra vào. Cho nên nơi này khó có thể trở thành thành phố vắng bóng xe hơi.

Nhưng đoạn phố đi dạo High Line, được xây dựng trên hệ thống đường ray xe lửa có từ thời thập niên 1930 nay đã không còn được sử dụng, rồi được nối dài thêm 1, 45 dặm, từ khu Greenwich Village kế bên cho tới Phố 34, đã được ca ngợi về việc khuyến khích người dân thành phố bỏ qua dịch vụ taxicab để đi bộ dọc con đường trồng đầy hoa, nằm cao 30 bộ phía trên khu vực West Side của Manhattan.

"Mọi người tới biểu diễn nghệ thuật, tới tổ chức đám cưới ở đó, " Deborah Gordon, giám đốc của Chương trình Năng lượng và Môi trường Carnegie Endowment Energy and Climate Program, cũng là đồng tác giả cuối Hai Tỷ Xe Hơi, nói.

Và các thành phố khác, trong đó có Chicago, Sydney và Seoul, cũng đã áp dụng các chương trình nhằm thay thế các đường cao tốc, đường hỏa xa cũ kỹ bằng các công viên trên không.

Jim Motavalli
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân