TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG KẺ CÔ ĐƠN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG KẺ CÔ ĐƠN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Tue Jan 27, 2009 6:21 pm    Tiêu đề: NHỮNG KẺ CÔ ĐƠN
Tác Giả: MINH PHƯỚC



        NHỮNG KẺ CÔ ĐƠN
                 MINH KHÁNH

  “ Người già đất khách cô đơn
     Lòng quê dào dạt nổi buồn dâng cao.
     Những ai vò võ canh thâu
     Một mình một bóng ra vào quạnh hiu.
      Mùa đông gió bấc vì vèo
      Vu vơ nổi nhớ tình theo ngút ngàn”
   Ông Hòa cảm thấy cơ thể còn ê ẩm, mệt mỏi rã rời sau tai nạn thập tử nhứt sanh vừa qua. Đây là lần thứ hai ông bị nạn suýt nữa bỏ mạng sa trường. Sém chút phải về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế hay bị quỷ vô thường bắt đi, áp tải triệu hồi trình diện Diêm Vương ở Cõi Ââm  địa phủ. Bây giờ người hùng cô độc đang nằm dưỡng bịnh trên giường tại nhà ông thuê ở một mình tại Khu Vĩnh Phát. Tai nạn thật khủng khiếp đã xảy ra. Chiếc xe hơi của khách do ông lái ra sau khi nó được công nhân hút bụi và rửa sạchỉ  xong tại hảng Benny’s Carwash. Chiếc xe đã tuột thắng và tung vào chiếc xe tải đang đậu phía trước vì ông không thắng được. Trong khi bối rối, ông mất bình tĩnh đã quên khuấy việc sử dụng chiếc thắng tay bên cạnh tay lái. Sự va chạm quá dữ dội làm đầu ông va vào vô lăng khiến chảy máu và chấn động cả toàn thân. Chíếc xe bị bốc cháy. Ông còn đủ sức mở toáng cửa và nhào ra kịp thời. Ông được xe cấp cứu đưa đi bệnh viện sau đó. Ông được các BS cho chụp phim sọ não nhiều tấm. May mắn  ông chưa bị gì nghiệm trọng lắm. Nếu không thì nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống con người cô đơn, vò võ cu ki một bóng như hiệp sĩ quá đặc biệt này.
        Bây giơ, Ông vẫn còn cảm thấy gờn gợn trong lòng cảm giác nhơn nhợn vu vơ mơ hồ. Phảng phất, tới lui, lai vãng một chút kinh hãi xúc động bâng quơ sau những va chạm kinh hồn khiếp đãm dữ dội mà một chúng sanh yếu điếu như ông phải cảm nhận, phải đối diện trong tai nạn thật sự trong đời nhiều bất trắc may ít rủi nhiều nàỹ. Đời ông, một quân nhân đánh giãc triền miên ngày xưa trong cuộc chiến để bảo vệ quê hương tổ quốc và lý tưởng tự do. Ông đã trải qua không biết bao nhiêu gian nguy hiểm nghèo, luôn luôn phải đối diện với cái chết vơi tử thần với địa ngục trần gian đầy khổ đau và hệ lụy  này. Nhiều bất trắc, rủi ro, bất hạnh, đau khổ, tử vong suýt chiếu cố người hùng. Quả thật, đã mấy phen ba chìm bảy nổi chín long dong làm ông điêu đứng, suýt nữa tiêu diêu miền mây nước.
   Đã nhiều năm qua rồi. Hiệp sĩ người hùng vẫn còn nhớ lúc đó ông làm Đại Độị Trưởng ĐĐ ĐPQ . Đơn vị ông đóng tại làng Mông Đức thuộc Quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận. Một đêm kia ĐĐ ông bị địch tấn công vào ngày Ban Chỉ Huy ĐĐ. Hôm ấy lính ĐPQ của ông đã bỏ ngũ chạy trốn khá đông khi đối phương bắt đầu khai hỏa. Thế mới nguy chớ! Đơn vị trưởng phải liều mình ôm đại liên chiến đấu cùng anh em đồng đội chống những đợt xung phong của địch quân. Binh lính thấy Đại Bàng dũng cảm can trường, thà chết chứ không khuất phục đối phương. nên thuộc hạ hưng phấn, kích động hẳn lên. Bỗng chốc họ trở thành gan lì bình tĩnh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng ĐĐ đã đẩy lui được đối phương. Ông đã suýt bỏ mạng sa trường trong trận chiến ác liệt đêm hôm ấy.
           ” Đại Bàng ôm bắn Đại Liên Anh em đồng đội ngợi khen hết lòng.
              Kiên cường dũng cảm theo gương Đẩy lui các đợt tấn công quân thù.
              Cuối cùng địch phải chạy xa Người hùng suýt nữa Ta Bà đi đong.”
    Ông Hòa cũng nhớ mãi có lần suýt phải”  Bàn chân bỏ lại chốn quê nhà  Gai độc vết thương cứ hại ta Đủ loại thuốc bôi và trị liệu Cứ là đau nhức chẳng liền da.”
Sau khi Miền Nam bị “ Sâp Tiệm” và gần bảy năm nằm ấp đếm lịch bị đày đọa khổ sai triền miên, ông về Phước Khánh làm nông Hợp Tác Xã. Đói lắm! Rách lám , trời ạ! Hoàng Thiên hữu nhãn có hay không ? Tơi tả hoa lá cành hết nói bà con đồng hương ơi! Ngày rằm mà ông xuống Sông Dinh kiếm cá bồi dưỡng vì thấy thèm chất đạm quá chừng. Đã nhiều ngàỳ qua ông cứ thèm chất tươi mát mà túi tiền thì trống trơn hà!
“ Rau, khoai trộn gạo mấy hôm rồi Ăn mắm xem chừng chán ngấy thôi! Cá thịt mây trời chưa lãng vãng Xuống sông may mắn kiếm cá xơi.”      
   Chẳng may ông bị gai tre già đen thủi đen thui đâm vào bàn chân. Vết thương không chịu lành . Nó cứ làm độc nhức nhối lở hoài. Ông dùng thuốc tím, cồn sát trùng, bôi pommade, uống trụ sinh trừ chất độc . Nhưng vêt thương kéo da non lại vỡ ra , máu mũ tùm lum ! Tưởng cưa chân luôn. Sắp đi Mỹ diện HO rồi, chỉ chờ vé máy bay thôi. Nhưng rồi trời thương người lành. Thuốc võ thằng em trai cho bôi vào. Vết lỡ khựng lại, rồi kéo da non và lành hẳn. Ông Hòa mừng vô hạn. Mừng như vừa thoát khỏi cơn bịnh hiểm nghèo đang đe dọa đến mạng sống vốn cu ki một bóng một hình.” lâu nay của người hùng cô đơn tại chỗ , bà con ạ! Những đêm bóng mình vò võ. Những ngày sốt vắng mông mênh . Ông hoan hỷ phấn khởi phấn chấn mở cờ trong bụng vô cùng. Hiệp sĩ vui tươi như bắt được vàng không bằng. Phải,  “ Sức khỏe là vàng”.
  Bây giờ ông ở xứ Cờ Hoa một thân một bóng trong ngôi nhà rộng rãi khang trang. Ở  xứ người sống cô đơn buồn lắm. Ông thuê một bên ngôi duplex của chủ nhân. Chủ nhà ở bên có  bốn phòng ngủ, hai restroom. Ông tá túc bên có hai bedroom và một bathroom. Ông thích thế. Nhiều bạn bè cho ộng “ Không biết tính toán. Không khôn ngoan. Con người quá đặc biệt. Lương ba cọc ba đồng mà dám thuê cả một căn hộ dành cho cả gia đình ở , thì còn gì  là tiền lương để xài hay dành dụm khi thât nghiệp hay đau ốm có chút ít tiêu dùng.” Tuy nhiên nhà thơ ( Ông cũng thích văn chương thi ca âm nhạc và sáng tác, gửi đang báo lai rai) lại ưa sống một mình vì ông đã quen với cảnh này lâu nay,” Một mình một bóng đã quen Xem phim đọc sách ban đêm giải sầu. Cuối tuần thơ phú đôi câu Cho lòng an lạc ngõ hầu tĩnh tâm”.
  Hiệp sĩ Vĩnh Phát giờ đây cởi con ngựa sắt đi làm . Ông đã mua trước sau tính ra đã ba chiếc xe hơi cũ kỹ lái tàng tàng đến sở để “cày” trước đây. Một phần vì chàng ngự lâm pháo thủ quê Ninh Thuận, Thị Trấn Khô Phan Rang nắng gio,ùâ một trăm phần trăm chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, không rành về máy móc xe cộ, một phần vì bị người bán gạ gẫm cho leo cây, cho đi tàu bay giấy, lừa gạt, nên bị hư hỏng, banh, tắt máy sửa chữa hoài, rất tốn kém.Tuy nhiên “ Tiền mất mà tật vẫn mang”  Do đó, hiện tại các xe bốn bánh trên đã hưu non. Chúng đã về nghỉ ngơi dài hạn ở ga ra của  người thợ sửa xe quen biết của ông Hòa rồi! Thật ra đi xe đạp đến sở hằng ngày để lao động tại Hoa Kỳ, mới nhìn qua hơi quá lập dị khác người. Tuy nhiên đi xe đạp đỡ tốn tiền xăng nhớt, đỡ tốn tiền sửa xe, đỡ tốn tiền mua bảo hiểm, nhất là một kẻ sống cô đơn như ông Hòa. Vả lại từ nhà trọ đến sở làm của ông chỉ mất chừng nửa giờ dong rủi tà tà con ngựa sắt trên lối nhỏ bên lề dành cho người bộ hành. Thét rồi cũng quen đi. Cũng êm trôi thôi ! Con người vốn dễ thích nghi với cuộc sống hiện tại, với hoàn cảnh xung quanh mình. “ Trời sinh voi trời sinh cỏ” mà lỵ. Ông vốn là cựu tù nhân chính trị  ở quê nhà nhiều năm, cựu cu li cày như trâu tại nông thôn sau 75 mà. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ này. Ông nhớ mãi, trước khi xảy ra tai nạn tại Hảng chuyên rửa xe vừa qua là chiếc xe truck do tên Mỹ lái ẩu đã chạỹ dạt vào lề đại lộ Florida cán chiếc xe đạp ông đang cởi trên lối dành  riêng cho bộ hành và xe hai bánh. Ông bị xe đụng văng ra khỏi con ngựa sắt. Chiếc xe đạp bị cán nát như đóng sắt cong queo. Tai nạn thật là khủng khiếp. May mà ông  không bị gì nặng. Ngực hơi tức vì bị sự va chạm quá mạnh và ông ngã xuống mặt đất. Tay chân thận mình bị xây xát nhiều chỗ. Tên tài xế sợ  hãi sau khi y gây ra lỡi lầm đã lái xe dọt lệ, hòng lẫn trốn trách nhiệm. Một số người đã chứng kiến cảnh tượng vừa qua, thương  kẻ cô thế, bị bỏ rơi mốt cách tàn nhẫn vô lương tâm sau tai nạn. Họ bu lại, tỏ ra quan tâm lo lắng và đỡ nạn nhân hỏi han vồn vã. Họ đã kịp ghi số xe truck do tên tài xế lái cán người trên lề  rồi vi tẩu thượng sách. Họ chịu làm nhân chứng và khuyên ông nên gọi cành sát đến hiện trường để lập biên bản truy kiếm tên kia. Tuy nhiên, ông Hòa từ lâu  là một Phật tử thuần thành. Ông tu hạnh từ bi hỷ xả bao dung và nhẫn nhục, chịu thiệt thòi. Ông hầu như cả đời không muốn đụng chạm và làm gì có hại cho kẻ khác. Ông nói cho những người Mỹ tốt bụng bu quanh ông lúc bấy giờ bên lề đường, cạnh chiếc xe đạỉp của ông, chỉ còn là các cậy sát cong queo bị co rúm bóp méo tàn tạ như con gà chết gục bên lộ.
      “ I forgive him. I won’t sue for his wrongdoing, Dear Sir/Madam!”( Thưa ông/ bà, Tôi tha thứ cho y. Tôi sẽ không  kiện tụng lỗi lầm của y đâu). Nhiều người lộ vẻ ngạc nhiên không hiểu tại sao trên cõi đời gian ác này lại có nhừng người tốt bụng bao dung như ông vậy. Có người nhiệt tình sốt sắng đưa ông tờ giấy nhỏ có ghi họ tên  và số điện thoại của mình để sau này nếu ông cần họ sẽ chịu làm nhân chứng bênh vực cho ông. Họ sợ ông bị bịnh bất ngờ vì sự va chạm vừa qua. Thật ra ông  Hòa đã tha tàu tên Mỹ da đen lái ẩu cán nát xe đạp của ông và suýt nữa cán chết ông luôn. Y đã tỏ rà vô trách nhiệm bỏ chạy luôn không thèm xuống xe hỏi han gì đến kẻ bị hại.
          “ Cán người bỏ chạy, ác ghê! Nhưng tậm Bồ Tát ông kia tha tào
             Tu hành  hỷ xả đã lâu. Nhờ trời ông cũng qua cầu bình an.”
    Ông Hòa đã cán mức” Lục thập giả an chi “ từ lâu. Ông định cư tại xứ Cờ Hoa đã 12 năm. Ông vẫn vui vẻ sống một mình trong căn nhà rộng rãi khang trang. Căn phòng chứa đầy sách báo vá các băng phim truyện để giải trí những khi rỗi việc hay cuối tuần thảnh thơi an dưỡng tuổi già. Ông đã từng sống một mình trong căn chòi ở quê hương sau đổi đơi đầy bi thảm tang thương kia mà! Vợ ông đã chia tay khi ông bị tập trung tù cải tạo. Các con theo mẹ khi thấy cha khổ cực tơi tả quá cở thợ mộc. Chả chết thằng Tây nào hết. Ông quen cảnh cô đơn lẻ bóng lâu rồi, bà con đồng hương ạ! Có thể tóm tắt các gian nguy, dũng cảm cũng như sự rủi ro tai nạn đau khổ của người cựu SQ/QLVNCH và đồng thời là cựu tù nhân chính trị hiện đang sống cu ki nơi “ Thiên Đàng Hạ Giới” như sau:
     “  Người áhùng ôm súng đại liên Đối đầu quân địch cũng êm qua cầu.
         Những năm đầy ải lao tù An toàn mạng sống nông phu trở về.
       Ngụ một mình chiếc chòi kia! Đạp gai xúc cá, độc thì chẳng tha.
        Suýt cưa chân, rồi cũng qua. Tại nơi đất khách cứ là cô đơn.
        Nạn tai liên tiếp chẳng buông Âm thầm phấn đấu qua truông an bình.
        Những đêm hiu quạnh bóng mình Những ngày cô độc xem tình cũng quen.”
  Hiệp Sĩ Mồ Côi tuy sống cô độc lẻ loi, nhiều lúc cũng buồn lắm, cũng hiu quạnh,  cũng cám cảnh phải: “ Ôi nhìn trời hiu quạnh. Màn đêm sương gió lạnh Sống cô quạnh một mình. Ai là kẻ đồng thanh. Xin tâm tình  khuây khỏa Hỡi những người xa xứ. Cùng cảnh ngộ cô đơn Ta hòa nhau bản đờn Hoặc tri âm bầu bạn Cho tình thương lai láng. Cho vơi hẳn ưu tư. Hãy nâng chén cạn sầu! Để nguồn vui tươi mát Cho tình quê dào dạt. Cho bát ngát hương hoa Cho trẻ mãi không già...”
   Người hùng mới ngâm nga cho vơi nỗi buồn bã cô đơn “ Ta sống một mình nơi đất khách Còn nàng thục nữ thật cô đơn Đẩy xe rau quả băng qua mặt Tóc đã muối tiêu mắt õgợn buồn”. Ô kìa! Phía trước mặt người hùng Carwash là khách má hồng cũng phải sáu bó rồi bà con ạ! Dân Bắc Kỳ ngàn năm vặn vật môt trăm phần trăm đấy, trời ạ! Nàng chính là người hàng xóm với ông. Bà cụ non đang dẩy chiếc xe cải tiến chở đủ loại rau do bà mới thu hoặch tại khu vườn nhà bà thuê đem ra chợ Vĩnh Phát bán. Thiên hạ gọi “ Bà Ba Bắc Kỳ” vì không rõ tên thật của bà là gì. Bà tên Ba hay thứ ba, không ai biết rõ ràng về bà này. Thét rồiụ cái tên ấy trở thành biệt danh của người phụ nữ trung niên có dáng vừa tầm, da trắng còn phảng phất nét thanh nhã, chiếc mũi thẳng cặp mắt bây giờ hơi lem nhem. Tuy nhiên, tiếng nói nhỏ nhẻ, dịu dàng, ngọt xớt dễ gây ấn tượng cho nhà thơ, người cô độc, đã mô tả đoạn trên, quý vị ạ! Hồi trẻ chắc bà cũng có nét lắm. bà cũng bắt mắt lắm đấy nhờ thân hình thon thả có nét thanh tú, yểu điệu thục nữ, làn da mịn màng trắng trẻo, tay chân còn thanh nhã mềm mại. Có thề bà là một giai nhân Hà Hội đấy! Bà Ba sống cô độc trong phòng rộng rãi. Trước đây bà sống với đứa con lai nửa Việt, nửa Mỹ trắng mà bà đã mua lại ở VN để được định cư tại HK theo diện con lai. Chỉ mộtả thời gian sau cô ta có chồng và sống xa mẹ nuôi. Cô sống với phu quân ở một tiểu bang miền Bắc xa xôi diệu vợi. Từ đó bà sống cô đơn bơ vơ một mình tại đây. Trước kia bà giữ trẻ. Tại khu Vĩnh Phát nghề giữ trẻ khấm khá vô cùng. Có môt cặp vợ chồng mới định cư tại Mỹ không lâu. Chồng gốc Bắc, vợ người Huế. Ông bà lanh lơi quá cỡ. Họ mua nhà gần ngay một trường tiểu học nơi có nhiều trẻ em VN theo học. Thế là bà ta tha hồ giữ trẻ. Giữ chúng khi 3 giờ chiều  nhà trường bãi học cho đến 6 hay 7 giờ cha mẹ chúng mới tan sở về đón con. Không kể bà giữ các trẻ em còn nhỏ. Nhà bà rỗng rãi có sức chứa mấy chục trẻ em. Con gái bà tan học về cũng phụ mẹ, dạy cho các cháu nhỏ làm bài tập, soạn bài học cho chúng ,  hay chỉ dạy chúng nếu chúng chưa hiểu bài học... Thế là nhà bà phất hẳn lên. Xe đời mới bóng lộn brand- new, loại đác tiền, sắm nhiều chiếc, nhà sửa sang đẹp đẽ khang trang hơn. Ông bà sang tiệm buôn bán, kinh doanh, làm giàu thêm . Chồng nghỉ hẳn làm công cho chủ Mỹ. Ông ở nhà trông coi tiệm thu tiền. Nghề giữ trẻ vẫn phát triển  tốt đẹp thuận lợi tại khắp xứ Cờ Hoa.  
      “ Nhà gần trường học trẻ con, Cần người coi giữ, bài trường dạy thêm Ngôi nhà coi trẻ gần bên Biết bao thuận lợi con mình đến đây Tối chiều cha mẹ đón ngay. Thế là khắm khá nhà này phất lên. Dập dìu con nít đông đen  Nhiều phòng rộng rãi, êm ềm tiền vô.”
     Bà Ba lúc đầu cũng làm nghề giữ trẻ. Tuy nhiên, có`thời gian bà về thăm quê hương quá lâu. Khi qua lại bà mất hết khách gửi con. Đôi mắt bà bắt đầu trở chứng, kém hẳn, hơi lem nhem vì bị bịnh đau mắt hột trườc đây. Vả lại, nhà bà trọ tọa lạc hơi xa trường tiểu học. Vì những lý do trên, bà không thể cạnh tranh với chủ nhân giữ trẻ có cơ ngợi đồ sộ và bày con gái lớn học cấp ba hay đại học. Chúng luôn luôn hổ trợ song thânỉ, giúp dạy phụ đạo trẻ em , tăng cường uy tín cho chủ nhà coi giữ đám trẻ con tả pí lù đủ cả tuổi tác. Chúng đầy nhóc cả nhà. “ Càng đông con nít gửi đây Tiền vô như nước nhà này phất lên.” Bà Ba Bắc Kỳ bây giờ phải trồng rau xanh, rồi thu hoạch bán cho khách vãng lai ngoài chợ Vĩnh Phát để sinh sống qua ngày. Bà xin việc làm không dễ gì. Vả lại mắt mũi lem nhem làm sao lái xe đây! Rán vài năm xin tiền già vậy vì từ lâu bà chỉ làm tiền mặt chưa đủ 40 credit để hưởng lương huu trí
( khi đáo hạn tuổi quy định của chính phủ Liên Bang.) Bà sống cô  đơn. Buồn ghê lắm bà con ạ.
     “ Ngày xưa xinh xắn dễ thương Bây giờ cao tuổi, sắc tàn, hương phai.
        Cu ki một bóng đường dài Đẩy xe rau đó bán ngoài chung cư.
        Sang hèn cũng một kiếp người Giàu nghèo thì cũng cuối đời quạnh hiu.
        Đời người sương sớm nắng chiều Mong manh gió thoảng buồn heo hút buồn.
        Vui trong hịện tại tâm hồn An trong chánh niệm ngát hương cuộc đời.”
      Những kẻ cô đơn sống tại khu vực Vĩnh phát bé nhỏ như cái bàn tay mà đông vô cùng! Chếch về phía phải đường Lorna, đối diện với nhà trọ của ông Hòa, là  ngôi nhà của một hiệp sĩ cu ki, tuổi  xuân cũng gần sáu bo. Ông ta vượt biên đến xứ tự do khá lâu. Ông  còn cô vợ nghe nói khá duyên dáng xinh đẹp ở Sài Gòn. Nàng đã ôm cầm sang thuyền ai. Khi ông về VN thăm cố nhân và bốn con đã  khôn lớn hết rồi thì mới vỡ lẽ. Thục nữ đã xé  rào và có con với tình nhân rồi.. Ông  không thể trách nàng được vì ông là một nghệ sĩ ( một tay chơi đàn khá, từng là Trưởng Ca Đoàn nhà thờ nhiều năm). Ông khỏe mạnh  đẹp trai, đa tình chút chút . Tánh hay ưa đàn bà nhất là đàn bà đẹp và thường được các nàng ưa lại.
         ” Đi đâu cũng có người yêu Áo xanh áo đỏ dập dìu tình tang.
            Đẹp trai khỏe mạnh, giỏi đàn Ga lăng phong nhã các nàng mến thương.”
 Hiện tại người hùng tuy sống cô đơn một bóng trong nhà nhưng đã có girl friend lậu rồi. Họ cùng đức tin, nên dễ dàng sáp vô cái rụp. Họ như “ Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa” “ Như cá gặp nước rồng gặp mây” Như “ Bia ướp lạnh gặp lẫu lương Ta chơi xả láng ta thương đến cùng” Họ lai rai gặp nhau tâm sự giải sầu.” Anh đàn em hát thong dong Tậm tình thỏa thích qua song gió lùa. Cùng nhau trăng nước mây mưa Cho cô đơn cũng vật vờ tiêu tan”  Chàng- nàng thì hai đàn an nhiên tự tại. Cứ tự do tboải mấy không có chi ràng buộc nhau cả. Nhà ai nấy ở. Cơm ai nấy ăn,.. Thiũnh thoảng anh dìu em đi casino giải trí rồi cùng ăn uống tâm tình cuối tuần, để mà :
      “ Đêm khuya tâm sự mặn nồng Nghe mưa tí tách bên song mơ màng
        Cô đơn lẻ bóng tiêu tan Anh hùng thục nữ dịu dàng đường tơ.”
 Thật là  tuyệt vời , phải không quý vị? Còn gần nhà hiệp sị Hòa không xa có hai bóng cô đơn nay đã hòa nhập làm một từ  nhiều năm qua. Nàng trước kia là thục nữ Thừa Thiên chính cống con nai vàng ngơ ngác. Bây giờ  còn phảng  phất nét xinh xắn duyên dáng của thời con gái. Nàng có đứa con lai da trắng. Hai mẹ con sang Mỹ  diện con lai đã lâu rồi, Nó mắt xanh mũi lõ tóc vàng khôi ngô tuấn tú vô cùng. Nhưng nó lại xử tệ với mẹ quá chừng. Bà giận con bỏ đi ở riêng một mình. Một trung niên, ông Viên , gốc Phú Yên sang Mỹ với con mình. Vợ không chịu theo chồng. Không rõ lý do gì. Con  lập gia đình đi ở riêng. Ông Viên sống vò võ một mình. Ông hưởng tiền già có  Medicaid. Cuộc sống cũng tạm ổn định, thong dong. Ông còn khang kiện và lòng xuân còn phơi phới dào dạt. Tánh hay thương hương tiếc ngọc chút chút! Thế là hai người gặp nhau. Họ sáp vô cái rụp! Bây giờ họ có mái ấm ệm đềm. Nàng giữ trẻ lai rai phụ chàng trả tiền thuê nhà. Ở đậy sống một mình buồn lắm! Sống hai người đậu gạo nấu chung cũng tang tình êm ả vui vẻ dào dạt tình xuân thôi. Con chim còn có đôi có bạn, huống chi là con người sống có tổ ấm có bếp hồng thì vẫn hạnh phúc hơn, phải không quý vị đồng hương?  Cùng chia bùi sẻ ngọt, trò chuyện tâm tình an ủi săn sóc cho nhau khi đau ốm cũng như khỏe mạnh vui chơi giải trí. Thật là thú vị và tuyệt vời!
       Xa tít trên đường Cristy có hiệp sĩ gốc Sính Sáng Ba Tàu Chợ Lớn gin nòi  trăm phần trăm. Đó là chàng Lương. Sau bao năm chung sống với hiền thê ở VN rồi vượt biên sang định cư tại CA, bây giờ tình đã đổi màu. Tình yêu đã nhạt phai. Họ đã ly dị.’
        “ Anh đi đường anh tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
           Đã quyết không mong sum họp mãi Động lòng chi nữa lúc chia phôi.( Thế Lữ)
     Các con họ đã lớn khôn và có gia đình. Chúng ra ở riêng. Ông Lương buồn tình qua đây sống. Ông share phòng với một ông khác cũng cảnh  ngộ hao hao gíống người hùng Chợ Lớn. Ông Nga, quê Quảng Ngãi. Ông này không hiểu vì sao bị vợ hất hủi . Cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Ông chán nản ra ở riêng, làm thợ sửa xe hơi cũng lương tiền phắm khá. Thú vui của ông la thường xuyên liên lạc bằng điện thoại với nàng út rượu của mình để giúp đỡ con về tài chánh. Nó đang theo học Đại Học LSU tại thủ phủ tiểu bang này. Ngoài ra ông cũng  thích đánh cờ tướng với chủ căn nhà lầu cho ông thuê để giết thì giờ và giải trí những khi rỗi rãnh hay cuối tuần. Gia đình chủ nhân ở một bên. Hai người trung niên cu ki bị vợ bỏ rơi cùng” Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” Cùng hoàn cảnh “ Bà xã dở chứng bái bai Ông chồng buồn bã vội rời hồng nhan Xa xôi chỉ nhớ thương con Chắt chiu tiền bạc tấm lòng người cha.” Tình yêu, tình vợ chồng như áo mặc vào thay ra . Thuở ban đầu mới gặp nhau tình yêu thường tha thiết nồng nàn. Tuy nhiên, sau khi chung sống nhiều năm, càng về sau, càng lớn tuổi, hai bên khi đã thấy rõ nhiều khuyết điểm của nhau họ đâm ra chán nản, thất vọng . Tình cũng nhạt dần, như thi sĩ  Hồ Dzuếnh đã từng thốt lênũ:
        “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời hết vui khi đã vẹn câu thề” Một nhà thơ đã than thở”  Tình chỉ đẹp ban đầu gặp gỡ. Sống chung rồi thương nhớ dễ bay” Hay là:”  Đời chỉ đẹp khi còn dang dở Dễ đổ vở khi thực sự sống chung”. Ông Lương xin được một chân trong nhà hàng Tàu để lao động kíếm sống qua ngày tại đậy. Cùng dân Trung  Hoa cũng dễ tin tưởng nhau dễ thông cảm và đùm bọc nhau thôi mà.
     Xa tận bên đường đối diện với Chợ Lee còn có những kẻ cô đơn không kém gì các hiệp sĩ cu ki kể trên. Bà Ba Sài Gòn thật tội nghiệp. Bà góa chồng từ khi còn ở VN. Bà có đứa con trai duy nhất, thằng Manh. Hai mẹ con đã vượt biên thành công sang định cư tại Mỹ nhiều năm. Họ có ngôi nhà lầu. Mẹ ở trên lầu, con trai và vợ con nó ở tầng trệt. Nghe đồn Manh  bắt gặp bồ của mẹ mình là một thanh niên trẻ tuổi hơn mình.” No mất ngon, giận mất khôn” Nó đuổi mẹ ra khỏi nhà. Bà phải thuê nhà người khác. Bà sống cô đơn phòng không chiếc bóng. Bà phải đi làm mướn làm thuê kiếm sống qua ngày. Ngoài ra chủ nhân ngôi nhà bà Ba thuê là một ông sồn sồn gốc Quảng Ngãi, vượt biên thành công với đứa con trai duy nhất. Vợ chính thức còn ở tại quê hương. Bên cạnh là một nữ hiệp cũng cô đơn. Bà ta gốc Bắc kỳ nòi, rất ngoan đạo. Hai kẻ cô đơn này ra vô gặp nhau. Những kẻ cu ki sống hiu quạnh trong phòng với chiếc bóng mình buồn bã ảm đạm hết nói “ Ra vô chỉ thấy bóng mình Ngày đêm hiu hắt tâm tình quạnh hiu. Trời đông gió buốt vì vèo Cô đơn lạnh lẽo cứ đeo lấy mình.” Vì thế hai kẻ cô đơn dễ dàng tâm sự. Cho đến khi vợ ông được ông và con trai ( đã tốt nghiệp Đại Học và có việc làm ổn định, income cao) bảo lãnh qua thì người hùng phải đành bái bai thục nữ duyên dáng hàng xóm là bạn tri kỷ với mình bấy lâu. Bà xã thuộc dạng sư tử Quãng  Đà dữ lắm. Bà là hậu duệ chính thống của Hoạn Thư đấy! Loạng quạng bà xé xác hiệp sĩ cái rột vì cái tội đi tắt với má đào cô đơn lẻ bóng láng giềng.
    Thật là tội nghiệp cho các vị cao niên mà phải sống độc thân, sống cô đơn “ Những đêm bóng mình” Những ngày sốt vắng” ở xứ người, như nhà thơ Du Tử Lê đã than thở.        
       “ Những ai đơn lẻ xứ người Cô liêu quạnh quẽ, phòng côi bóng mình.
         Lê thê cuộc sống lênh đênh  Lâu ngày rồi cũng buồn tênh quen dần.
          Nếu may gặp bạn tri âm Chia bùi sẻ ngọt, tình tang cuộc đời.
          Thong dong thoải mái quê người  Qua ngày đoạn tháng thảnh thơi tuổi già.”
                                                                     
                                                                           Baton Rouge La Sept 22nd 2007
                                                                                 MINH  KHÁNH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân