TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ADIZ, airspace, FIR
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ADIZ, airspace, FIR

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Aug 03, 2016 12:37 pm    Tiêu đề: ADIZ, airspace, FIR

ADIZ, airspace, FIR

Năm 2013 Trung Cộng đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp với Nhật Bản. Thượng Nghị Sĩ John McCain mới đây cảnh báo rằng sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, Trung Cộng sớm muộn cũng sẽ lập ADIZ trên Biển Đông.


Vùng nhận dạng Phòng không
(Air Defense Identification Zone (ADIZ)


Vùng bầu trời phía trên đất liền hoặc biển cả, trong đó việc nhận dạng, xác định vị trí, và kiểm soát các máy bay dân sự được thi hành vì lợi ích an ninh quốc gia. Vùng này có thể mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ để quốc gia đó có đủ thời gian phản ứng lại máy bay có hành vi thù địch. ADIZ không được xác định bằng một hiệp ước quốc tế, cũng như không được một cơ quan quốc tế nào điều hành.

Máy bay dân sự khi bay qua vùng này phải gửi trước chương trình bay, lập liên lạc hai chiều với nước quản lý ADIZ, được nhận dạng, thông báo vị trí, và tuân thủ đường bay mà nước đó quy định, nếu không sẽ buộc phải rời khỏi khu vực này ngay và chịu những biện pháp chế tài.

ADIZ đầu tiên được Hoa Kỳ xác lập ngày 27-12-1950 ngay sau khi TT Truman tuyên bố tình trạng khẩn trương trong chiến tranh Triều Tiên. Gần đây nhất, sau khi máy bay thương mại dân sự được quân khủng bố sử dụng để phá hủy quy mô lớn trong cuộc tấn công ngày 11-9-2001, ADIZ trở thành dụng cụ để theo dõi và kiểm soát các máy bay ngoại quốc đi vào vùng không phận quốc gia đáng được quan tâm.

Hiện nay có khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có thiết lập ADIZ, trong số đó có Canada, Ấn Độ, Nhật, Pakistan, Na Uy và Vương quốc Anh, Trung Cộng, Nam Hàn, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Iceland... Nga và Bắc Hàn cũng có ADIZ không chính thức. Thường thì ADIZ chỉ áp dụng trong phần lãnh thổ không có tranh chấp, không áp dụng cho máy bay ngoại quốc nào không có ý định bay vào không phận lãnh thổ.

Đừng lầm các vùng nhận dạng phòng không với không phận, và với các vùng thông tin phi hành.


Không phận


Không phận (airspace) là phần khí quyển do một quốc gia kiểm soát, bao phủ trên lãnh thổ và lãnh hải của nước đó; hay nói tổng quát hơn, là phần không gia ba chiều của khí quyển. Đừng lầm với không gian vũ trụ (aerospace) là một từ chung để chỉ vùng khí quyển của trái đất và không gian tiếp cận phía bên trên. Không phận có thể được giới hạn theo chiều rộng hoặc chiều cao, và được chia thành các vùng khác nhau, có vùng cấm bay hoặc vùng hạn chế các hoạt động phi vụ.

– Giới hạn chiều rộng

Theo luật quốc tế, chủ quyền không phận của một quốc gia trùng khớp với lãnh thổ và vùng lãnh hải, tức là 12 hải lý (22.2 km) tính từ bờ biển của quốc gia đó. Vùng không phận nào không nằm trong giới hạn lãnh thổ của một quốc gia thì được coi là không phận quốc tế, tương tự như “hải phận quốc tế” trong luật hàng hải. Tuy nhiên, một nước có thể, theo công ước quốc tế, đảm nhiệm kiểm soát một số vùng trong không phận quốc tế, như trên các đại dương. Chẳng hạn: Hoa Kỳ nhận điều hành các phi vụ trên một phần rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, tuy là thuộc không phận quốc tế.

– Giới hạn chiều cao

Không có công ước quốc tế quy định chiều cao của chủ quyền không phận, nhưng có đề nghị là từ 19 mile (30 km – là độ bay cao nhất của các máy bay hoặc khinh khí cầu), cho đến 99 mile (160 km – là độ thấp nhất của các quỹ đạo ổn định ngắn hạn). Liên minh Hàng không Quốc tế (Fédération Aéronautique Internationale) đã thiết lập đường Kármán (Kármán line) ở cao độ 62 mile (100 km) làm đường biên giới giữa bầu khí quyển của trái đất và không gian bên trên. Còn Hoa Kỳ (HK) lại coi ai bay trên cao độ 50 mi (80 km) là phi hành gia; các phi thuyền con thoi khi hạ cánh đã bay thấp hơn 50 mi (80 km) phía trên các quốc gia như Canada mà không xin phép trước. Tuy nhiên, cả đường Kármán và định nghĩa của HK đều chỉ là tiêu chuẩn hoạt động chứ không được quy định do một cơ quan pháp lý về chủ quyền quốc gia.

Máy bay qua không phận của quốc gia nào phải trả tiền cho quốc gia đó theo thỏa thuận.


Vùng thông tin phi hành


Trong ngành hàng không, vùng thông tin phi hành (flight information region – FIR) là một vùng không phận đặc biệt trong đó máy bay qua vùng phải khai báo những thông tin cần thiết để việc điều hành chuyến bay được an toàn và báo động khi máy bay cần cứu trợ hay bị tai nạn. FIR đã có từ 1947.

Mỗi phần của bầu khí quyển thuộc về một FIR chuyên biệt. Không phận các nước nhỏ chỉ bao gồm một FIR đơn độc; không phận các quốc gia lớn hơn được phân chia thành nhiều đơn vị FIR địa phương.

FIR mang tên vùng chứ không mang tên quốc gia nên không có ý nghĩa về chủ quyền quốc gia. Chẳng hạn: FIR Bangkok chịu trách nhiệm vùng trời Campuchia và vùng trời trên biển phía Nam Việt Nam.

Phượng Nghi
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân