TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trang Văn, Thi, DS BẠCH NGA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trang Văn, Thi, DS BẠCH NGA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 12:04 pm    Tiêu đề: Trang Văn, Thi, DS BẠCH NGA


THƠ : X,H,CT BẠCH NGA


NGƯỠNG MỘ & HÂN HOAN CHÀO MỪNG
Văn, Thi, DS BẠCH NGA



Được sửa bởi MAI THO ngày Wed Dec 21, 2016 8:14 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 12:17 pm    Tiêu đề: GIÓ CHIỀU


Bài  xướng
                GIÓ   CHIỀU


GIÓ CHIỀU

Chiều vương nắng nhẹ gió vờn sông

Lững thững vườn xanh dạo cõi bồng

Hư huyễn đời trôi dường cảnh mộng

Nhạt nhòa tình nổi ngỡ rêu rong

Mai đây gió cuốn vung trời biếc

Mốt đó mưa sa vấy bụi hồng

Nhuốm cảnh vô thường trần thay đổi

Hữu tình hỏi gió có ngừng không??

Lê thị Bạch Nga


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 12:45 pm    Tiêu đề: BẾN   CŨ


BẾN   CŨ

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nắng tắt chiều về trên bến sông


Chiều về trên bến sông


Bài họa 1

BẾN CŨ

Nắng tắt chiều về trên bến sông

Hồi hương trả hết nợ tang bồng

Đậm nét sắc trời in đáy nước

Nhạt phai màu đá phủ rêu rong

Qua mùa chinh chiến về quê cũ

Để lại đồi xưa dấu ngựa hồng

Bên cầu nước chảy không ngừng nghỉ

Bỗng thấy mất còn một chữ KHÔNG

Thanh Lam


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 4:17 pm    Tiêu đề: CHIM CHIỀU ~ GIÓ CHIỀU


Bài họa 2

Chim chiều

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Vịt nước kêu chiều quạnh quẽ sông


Chim chiều

Nửa đêm mà nắng chói chang. Quả có lý này ư?

Phải chăng khi ngọn đèn kiến giải bị tắt thì mặt trời trí huệ bùng sáng? Ơ hay, mặt trời lúc nào cũng ở đó, chỉ vì chúng sinh cứ mải mê nhìn theo ngọn đèn. Than ôi! Đến chỗ này rồi thì lão tăng hoàn toàn mù tịt, đã vừa câm, vừa điếc lại còn mù!!

[Trần văn Lương]

Vịt nước kêu chiều quạnh quẽ sông

Thuyền con lờ lững kiếp phiêu bồng

Hưng thời ngang dọc tay chèo lái

Mệt mỏi xả buông một nhánh rong

Mải miết theo đèn tâm tức tưởi

Bao dung thanh thoát ánh dương hồng

Gió lên lửa tắt màn đêm xuống

Nửa khuya nắng chóa ngợp trời không!

Lộc Bắc


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2015 5:08 pm    Tiêu đề: NẮNG CHIỀU - LƯU TRỌNG NGUYỄN - KIM ANH & THÁI DOANH DOANH





Được sửa bởi MAI THO ngày Fri May 05, 2017 8:27 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Jan 17, 2016 12:51 pm    Tiêu đề: Gởi bạn phương xa


Gởi bạn phương xa


Các anh chị thân.

Chị Nga đã khá bình phục được nhiều bạn bè thăm hỏi, chị cảm thấy áy náy nên cố gắng làm được một bài thơ để cám ơn bạn bè; tôi đã bỏ dấu tiếng Việt xong và trình bày lại cho tươm tất. Xin mời anh chị đọc.

Thân

Lộc Bắc

Gởi bạn phương xa

Tưởng Mạ đem con về cực lạc

Ngờ đâu nợ réo bốn bề vang

Từ lâu đã bỏ đường danh lợi

An nhiên tự tại đón mùa sang

Vì đâu nên nỗi Bá Nha hờ?

Phương xa đông trắng tuyết mịt mờ

Tử Kỳ trốn tuyệt đi xa tắp

Vui vầy clip nhạc biếng làm thơ!

Thôi đành đáp lại lời thơ réo

Gởi đất Đào Nguyên ít câu thăm

Dậm bước đường xa thêm chút nữa

Mong rằng nhân quả bớt băn khoăn

Ông thầy thi sĩ lang thang mãi

Sao chẳng ra tay giúp một phen?

Và thiền sư nữa đùa trong núi?

Tết lạnh, Kobé diện áo len?

Có chàng thủy thủ vùng sông nước

Vẫy vùng khắp chốn thỏa đam mê

Suýt để tim hồng rơi biển vắng

Mẹ kêu một tiếng. Dạ, con về!

Cái nợ văn thơ cái nợ đời

Nghiệp này cũng bởi nghiệp ham chơi

Mời anh Văn Bổn, anh Phan Chí

Về đây Chu Diệp thắp đèn vui

Sắp được nhà thương cho xuống chợ

Đường đời lại bước gập ghềnh leo

Khỏe lại, “bà bà” tay cầm gậy

tay chén trúc đào đón ngàn sao

Nắng ấm Cali Hồ công tử

Mãi mê bắt bướm, nhớ sen hồng

Một bài “hoa bút” mau gởi đến

Đào Nguyên, Mai Thọ chủ nhân ông

Còn nữa, đâu quên Gánh Hát Rong

I meo, điện thoại tứ lùng tung

Lực bất tùng tâm cùng tri kỷ

Tám tiếc, thơ văn thỏa tấc lòng!

Anh chị con nuôi luôn lo lắng

Cách trở xa xăm vẫn thuận duyên!

Mộng ước sao cho mau gặp lại

Kỷ niệm ngày sinh Mạ bách niên

Nơi đây tuyết trắng cảnh như mơ

Buồn buồn nhớ bạn viết bài thơ

Mong xuân sẽ đến cùng hoa bướm

Cùng những vần thơ giấy mấy tờ

Lê thị Bạch Nga

Jan2016

***Chúc mừng chị BN, đọc thơ thây chị khỏe lắm rồi!

Tôi xin góp vài câu cho vui

TL

Gởi bạn thơ

Mạ chẳng đón con miền Cực lạc

Con còn vương vấn nợ trần ai

Bên cầu Sinh Tử con dừng bước

Không tới không về không vãng lai

Thơ văn xướng họa Tao Đàn cũ

Nơi chốn Đảo Nguyên lạc lối về

Tiềng sáo mơ hồ tan lại tụ

Như đời hư thực tỉnh mà mê

Hát Rong một Gánh rồi lưu diễn

Khắp vùng kẻ chợ tới miền Quê

Theo gót Bà Bầu mang... thận mới

Thơ hòa với Nhạc đón Xuân về

Thanh Lam

(16-01-16)

***Chúc mừng chị Bạch Nga mới khoẻ, lại làm thơ hay và tình cảm quá chừng chừng..

Xin có mấy câu Mừng chị BN cho vui

MỪNG

Mừng Bạch Nga nay khoẻ rồi,

Từ nay thi phú mặc sức rong chơi

Chơi cho thanh thản với đời

Vì đời người ngắn ngửi quá đi thôi...!!

Phan Chi

(17janvier2016)


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Jan 28, 2016 2:40 pm    Tiêu đề: Biển Sầu



Biển Sầu


Nặng gánh tâm tư,  nặng gánh sầu
Vượt ngàn sông núi để về đây
Người xưa,  cảnh cũ vui đâu thấy
Chỉ thấy mênh mang một biển sầu.  

Biển sầu,  không dám hỏi nông sâu
Khói sóng bạc đầu cánh hải âu
Đàn chim tan tác trên đầu sóng
Ngơ ngác than lên tiếng thảm sầu.  

Sầu ơi ta muốn vẫy tay chào
Sóng biển,  tim gầy,  hạt lệ châu
Nông cạn,  buồn vui,  đời biến đổi
Quay lưng,  xóa hết mộng ban đầu.  

Bao năm cách trở,  bao năm mộng
Bao lần tự hỏi có còn không?  
CÒN-KHÔNG-ĐƯỢC-MẤT- giờ tan hết
Cơn mộng tỉnh rồi,  hết đợi mong!  

Lững thững bên đồi nhẹ gót mây
Trời xanh,  mây trắng thản nhiên bay
Xa xa biển sóng mờ nhân ảnh
Nhìn lại tóc xanh đã bạc màu.  

Một đời!  Như nước cuốn mây trôi
Như một giòng sông chảy cuối trời
Như biển mênh mang cuồn cuộn sóng
Như cơn mộng dữ đã xa rồi.  

Buồn ơi!  Ta muốn vẫy tay chào
Vĩnh biệt thành sầu giọt lệ châu
Trở lại đường xưa,  ngồi bên suối
Nghiêng mình lặng ngắm nước,  trời,  mây.

Bạchnga




BIỂN SẦU - Bạch Nga . Tùng Nguyên . Áo Vàng




Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Mon Jul 25, 2016 5:02 pm    Tiêu đề: Tình & Tiền - Bạch Nga


Tình & Tiền

Tình & Tiền


Tình & Tiền

Thấm thoát mà chúng tôi rời bỏ đất nước ra đi sống đời tỵ nạn cộng sản gần 13 năm. Nghĩ lại thấy buồn nhiều hơn vui. Buồn là vì xa lìa nhiều quá, xa những thứ mình trìu mến yêu thương. Không kể những điều to lớn tuyệt vời của gia đình, quê hương, tổ quốc, tình bạn thân thiết...không kể những thứ thùng rỗng kêu to như danh vọng, của tiền, sự nghiệp, địa vị, tiếng tăm..Tôi buồn vì tiếc nuối nhớ thương từng con đường êm đềm quanh phố, quanh nhà, từng vệt nắng vàng xuyên qua cửa sổ đẩy gió vào tận giường ngủ mỗi sáng mỗi chiều, từng cánh cửa chạm trỗ tinh vi kín đáo nhẹ nhàng khép ra khép vô trong căn nhà kỷ niệm, ở đó có Mẹ có Cha, có chị em bà con tới lui, qua lại... Trong mấy cái khổ tôi học được ở Tứ Diệu Đế, cái khổ xa lìa làm cho tôi thấm thía sâu xa, thấm tới tận ngọn tóc chân răng. Cái răng cái tóc là gốc con người, mà từ ngày rời quê xa tổ, tôi đã đã biết đau tới ngọn tóc chân răng là gì, càng lâu càng đau, càng lâu càng thấm...chỉ những ai bỏ nước ra đi vì họa cộng sản thì mới thông cảm cùng tôi nỗi đau buồn không nguôi này.

Vậy mà tôi có biết vô số người, xem chừng chưa thấm lắm. Họ còn muốn lìa xa nhiều nữa, có lẽ họ khổ chưa đủ, cho nên mới còn hăng...thế nhưng mỗi người có mỗi đời sống, mỗi nguyên tắc sống, mỗi lý lẽ riêng để biện minh cho lối sống của họ, tôi không thể phê bình đúng sai, nhưng tôi nhìn, nhìn mãi...thì tôi thấy cái nguyên nhân xa lìa, ruồng rẫy, bỏ bê nhau, cũng tại hai chữ Tình Tiền.

Đang sống trong một xứ chiến tranh, sự chết lan tràn khắp chốn, mạng người như rác, nước lại nghèo, bạc tiền khó kiếm, tôi bổng nhiên thấy mình rơi tỏm vào một cái xứ lạ lùng kỳ khôi: mọi thứ trong đời sống hàng ngày vốn đã đầy đủ ê hề về vật chất, lại còn được bảo đảm tối đa bằng tiền. Tôi tự cảm thấy mình quan trọng hẳn lên. Không quan trọng sao được, này nhé, đi làm thì có bảo hiểm lương hướng, bảo hiểm thất nghiệp; đi bác sĩ nhà thương thì có bảo hiểm sức khỏe. Chồng tôi lại còn bày đặt mua thêm cái bảo hiểm nhân thọ. (Ôi, cái mạng người cũng đánh giá bằng dollars! Càng nhiều đô la thì thấy mạng sống mình càng to). Các con tôi đi học, có xe bus đưa rước tận nhà, có gì mà lo xe nhà binh cán như bên Việt Nam, vậy mà vẫn có thêm bảo hiểm tai nạn... Đáng lý ra thì phải sướng hơn, vui hơn, thoải mái hơn...nhưng mà không, niềm đau khó nguôi...Tôi vẫn thấy buồn, chồng tôi vẫn buồn, bạn bè bà con tôi vẫn buồn... Chỉ có một số người xem chừng nỗi đau khổ về xa lìa có vẻ chưa đủ thấm nên đã làm một cuộc cách mạng thứ hai: xa lìa nhau, vợ xa chồng, cha mẹ xa con...

Nhìn những cuộc tình lở dở, những mái gia đình tan rã như bọt biển trên sóng... Nguyên nhân xa, tôi không dám nói, dám đoán, nhưng nhìn xem những gì hiển lộ trước con mắt, tôi thấy họ bỏ nhau cũng vì mấy chữ Tình Tiền! Tình là gì, tôi không dám bàn đến, tôi chẳng phải là nhà Tâm Lý Học. Nhưng bạc tiền là cái quái gì mà ghê gớm lạ lùng thế thì tôi có thể nhìn gần gần mà thấy được. Bạc tiền mạnh hơn cả Tình vì nó có năng lực biến kẻ có tình ra kẻ vô tình, làm cho kẻ gần nhau phải xa nhau, biến yêu thành ghét, biến còn thành mất, biến có thành không...

Hồi cồ sơ, trên thế giới, thời con người còn ăn lông ở lỗ, nào có bạc tiền gì đâu! Sau này con người sống hợp đoàn., tạo thành xã hội, có trao đổi giao thiệp nhưng họ cũng chỉ dùng sản vật để đổi chác cho nhau...Rồi tiền bạc ra đời, bắt đầu bằng những hòn đá quí, rồi từng đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng...xâu từng xâu, gánh từng gánh, đong từng ô... Cho đến bây giờ, trong cái xứ đại văn minh mà tôi đang sống ở đây, tiền bạc là những tờ giấy xanh đỏ, tờ bạc dollar mỏng dính, nhẹ bều, gió thổi là bay, nhưng thật ra nó vẫn còn nặng lắm, đập vào ai là gây thương tích ngay, đập vào một gia đình là tan nát gia đình!

Có người lại bảo, có tiền mua Tiên cũng được. Ai lại chẳng muốn mua tiên! Cho nên con người lại phải hì hục làm tiền, cặm cụi làm tiền, dùng mọi thủ đoạn mánh khóe tài năng ra mà làm cho có tiền để có thể mua tiên!

Tiên thì tôi chưa gặp, nhưng nếu nói theo nghĩa bóng để mua sung sướng hạnh phúc thì tôi rất nghi ngờ.

Không nghi sao được! Rành rành trước con mắt, suốt ngày suốt tháng suốt năm, vợ chồng ông A hì hục đi làm: 6 giờ sáng lên xe, mỗi người đi một đường đến sở, con cái lên xe đến trường học; chiều vợ về nấu cơm, chồng cố cày thêm một job thứ hai ở hãng khác...để chi vậy?? Thì để có tiền trả cho xong nợ nhà, nợ xe, nợ tivi, nợ bàn ghế tủ giừơng, để nuôi con ăn học cho nên người, cho bằng...con cái người ta... Có trả xong nhà thì mua thêm một cái thứ hai, cho thuê lấy lời, tạo chút ít vốn về già...Chương trình không có chổ nào chê! Chí thú như vậy trong ba bốn năm... Con ông A hết nói tiếng Việt với cha mẹ như hồi mới bỏ nước ra đi (có gặp mặt nhau đâu mà nói?) Vợ chồng hết nói chuyện tâm tình, xây mộng tương lai như hồi còn nghèo khổ...nói hết nổi, mở miệng ra là cãi nhau, cãi về chuyện gì?? Thì chuyện Tiền, tiền tôi, tiền anh, tiền mày, tiền tao...Cuối cùng đem nhau ra tòa ly dị. Chia tiền chia của, chia cả con...tình chết vì tiền.

Đến cái gia đình ông B mới buồn cười. Họ là những người con chí hiếu, nhưng ngày kia đành gạt nước mắt bỏ lại mẹ già cha yếu, quyết chí đem nhau đến chân trời xa lạ này lập lại cuộc đời, tìm tự do, sống đời độc lập... Mấy năm đầu còn êm đẹp, chồng làm, vợ làm, mỗi cuối tuần dắt nhau ra phố mua quà gửi về VN nuôi gia đình. Ông một thùng cho cha mẹ, bà một thùng cho chị em. Nhưng năm tháng dần trôi...mỗi lần soạn quà là một lần cãi nhau, danh sách thân nhân gửi qua xin quà càng dài, càng khẩn thiết thì gây nhau càng dữ dội. Chồng cho rằng gia đình bên vợ đòi hỏi quá nhiều, ông đâm ra xót ruột...Vợ thì ghét mặt mấy cô em chồng đòi xin những thứ xa xỉ phẩm son phấn gì đâu...lo ăn chưa xong còn lo diện...bên này người ta cày chết xác, muốn sụm luôn...lại tiền ông, tiền tôi, tiền chúng ta...Vậy là tiêu tùng hạnh phúc...

Hôm nọ bà B than thở:

- Lấy nhau đã 12 năm, em vẫn không muốn có con, không dám có. Có con thêm khổ! Ai đi làm? Ai nuôi con? Ai kiếm tiền để gửi về VN nuôi mẹ, nuôi em...??

Qua cái ông C, may mắn mảnh bằng kỹ sư còn dùng được, lương tiền khà, đủ nuôi nấng bảo bọc vợ con. Cảnh gia đình êm đẹp sung túc: chồng đi làm, vợ ở nhà coi sóc nhà cửa, lo lắng con cái, đi chợ nấu ăn... Quá lý tưởng rồi còn gì! Mọi người nhìn họ mà thèm, tấm tắc khen ngợi...Hồi đầu bà C cũng hãnh diện tưởng vậy, thôi hãy quên đi cái chức vị giáo sư việt Văn ngày xưa ở Sài Gòn...thật là may mắn có được ông chồng kiếm ra tiền, mình chỉ còn một việc là làm nội tướng của đức phu quân...Nhưng nói vậy mà không phải vậy...Được vài năm, dưới ảnh hưởng của năng lực tiền tài, ông chồng đổi giọng:

- Xứ này ai chẳng nuôi ai, có làm có ăn, ta là kẻ làm ra tiền, ta là chủ nhân ông..

Những hôm buồn vì nhớ nhà nhớ quê, vì làm việc bị chủ nó đì, bị tụi đồng nghiệp nó chơi...tuổi cũng xế chiều, thân tâm mỏi mệt bầm dập với cuộc đời, ông bùi tai xuôi theo lời rủ rê của bạn bè họp nhau giải trí, bàn chuyện đời, nhâm nhi vài chai rượu..ngồi dự vài canh xì phé...để quên sầu...

Vợ có cằn nhằn ngăn cản, chồng mắng xả vào mặt vợ:

- Tiền tôi kiếm ra, tôi có quyền làm gì thì làm, tiêu gì thì tiêu...bà không được quyền xía vào...Gia đình biến thành địa ngục, vợ chồng càng lúc càng xa...Nhìn đàn con nhỏ dại mà đau lòng, bà C đành nuốt hận đi bác sĩ xin thuốc an thần uống đều đều mỗi đêm để quên sầu...Thề rằng...

Còn ông D hiền khô như cục bột lại gặp nhằm bà vợ bất hủ, ít giống ai, chẳng làm cũng chẳng nhìn đến nhà cửa, con cái, chỉ mê đánh chắn. Chồng đi làm, con đi học, bà mặc áo đến nhà bạn gầy sòng hơn thua, thua thì nhiều, được chẳng mấy khi...Con chó nó hiền, đánh hoài nó cũng phải sủa, vợ chồng khuyên can nhau chẳng được, mắng mỏ nhau thậm tệ...bệnh cờ bạc làm sao chữa cho khỏi, thuốc tiên cũng chịu...Cái điệu này tôi đoán trước sau gì cũng đem nhau ra tòa chia tay. Chia của không được (còn gì nữa mà chia) thì chia con. Ai chiếm được con, người đó thắng. Tội nghiệp, thằng bé ngẩn ngơ, bơ phờ giữa cơn sấm sét của mẹ và cha, chẳng biết theo ai, rối loạn tinh thần, chả buồn ăn học...

A, B, C, D... 24 chữ cái, nếu tôi cứ tà tà theo thứ tự mà kể thì tôi có thể kể 4 lần 24 những trường hợp tôi biết ở đây, xung quanh tôi, rành rành trước mắt tôi từ 13 năm nay, từ ngày bỏ nước ra đi. Vâng, cái xứ kỳ dị này, tiền nhiều bạc lắm thật, đi đâu cũng nghe nói tới tiền, mọi giá trị của vật của người, tinh thần, vật chất...đều được trị giá bằng tiền. Tiền thật dể kiếm, dể tìm...nhưng tiền càng nhiều thì tình càng cạn, chuyện đời nó rõ ràng như vậy. Trăm cặp vợ chồng đem nhau ra tòa ly dị, có đến 99 cặp tan rã vì tiền hoặc vì tình, không tình thì tiền.

Mà nào chỉ có vợ chồng bỏ nhau mà thôi, còn cha mẹ từ con, còn con bỏ phế cha mẹ, anh em từ nhau, bạn bè tan rã...cũng chung qui hai chữ bạc tiền.

Cụ Ba than thở:

- Phải mà biết vậy, tôi qua đây làm chi cho thêm tủi. Con tôi nó vất tôi một xó chẳng ngó ngàng gì đến, tôi đi tới đi lui trong ngôi nhà vắng như ở tù, mong mau mau đến cuối tuần năn nỉ nó cho đi chùa lạy Phật, gặp bạn già hàn huyên đôi chút cho đỡ nhớ quê nó cứ hẹn rày hẹn mai, làm như nó bận quá vậy, làm rộn đến nó quá vậy...Con cái đời nay...mình là cục nợ của nó chứ không phải mẹ nó đâu.

Cụ Sáu buồn buồn:

- Tôi thì chẳng thiếu thốn gì, nhưng buồn quá, thật là cô đơn. Con tôi nói là đem tôi qua đây, nói là đoàn tụ gia đình, vui với đàn cháu, ngờ đâu bước xuống phi trường, thay vì cho về nhà, chúng nó chở thẳng tôi đến một ấp (appartement) đầy đủ tiện nghi, thuê sẵn từ trước.

- Cha ở đây, khi nào con rảnh, sẽ đến thăm!

Mà lúc nào thì chúng nó rảnh? Cả tuần đi làm, cuối tuần con cái vợ chồng chúng nó phải “go out” với nhau, chỉ đủ vài phút phone cho mình xem thử mình có đau yếu gì không? Có lúc nó xẹt qua một chút, chất đầy đồ ăn vào tủ lạnh, rồi lật đật ra đi. Cuối tháng nó chuồi lên bàn cái “sec” (cheque) rồi hỏi:

- Cha có cần gì không, nói con biết!

Tôi ngao ngán lắc đầu, tôi già rồi chả thiết ăn, mà tôi còn cần gì nữa hở bác, chỉ cần tình thương, mà tình thương theo cái kiểu “tình là tiền” này thì tôi buồn quá, muốn chết lẹ đi cho rảnh nợ...cho khuất mắt, đỡ đớn đau.

Hai người bạn ngày xưa cùng học một trường, cùng ở một tỉnh, cùng làm một sở, thân thiết đi lại bao năm trời. Một người đi được 75, người kia 85 mới vượt biển đến được bến bờ tự do, tưởng gặp nhau sau 10 năm xa cách thì mừng...Nhưng không, giữa hai người bạn nằm lù lù một cục mặc cảm to tổ bố, che mất tình xưa:

- Nó may mắn qua trước, làm tiền nhiều, nhà đẹp, xe sang...Mình vác mặt đến làm gì...có mời cũng chả thèm tới cho thêm nhục...thấy cái mặt thêm ghét!

Ôi, tình bạn như đám phù vân, nào phải lỗi tại ai...ngoài hai chữ bạc tiền.

Thấy thiên hạ bỏ nhau nhiều quá, vợ chồng tôi ngồi mà run. Nhìn sự đời diễn ra trước mắt như trong xi-nê, giống như những con thuyền vật vờ trên biển, mục nát rồi tan vỡ lần lần, từng mảnh, từng mảnh chìm vào trong những con sóng bạc tiền...Thiên hạ mới hạnh phúc, mới yêu đương đó mà nay đã chia của, chia con, hết yêu nhau rồi, ôi chữ yêu và không yêu sao nó cận kề gang tấc.

Còn cuộc tình của mình thì sao? Hai mươi năm làm vợ làm chồng, vui buồn cũng lắm, đắng cay cũng nhiều, Tình cũng có mà Tiền cũng đa mang...Lạ lùng thay sao chưa thấy bỏ nhau cho rồi như thiên hạ? Bao giờ thì bỏ nhau??

Ngày nọ tôi đề nghị:

- Ở với nhau cũng đã chán rồi, hạnh báo oán trong nhà Phật, học cũng đã chín rồi, kinh Vị tằng hữu thuyết nhân duyên trì hoài rồi...nợ thì phải trả, con thì phải nuôi, ơn trả nghĩa đền xong là dẹp tiệm...Mai mốt con khôn lớn, mình hai vợ chồng già cũng nên chia tay mỗi đứa mỗi đường cho khỏe cái thân già. Sống với nhau mà chẳng hợp nhau thêm khổ, gây nhau tăng nhiều khẩu nghiệp, người nói trời kẻ nói đất, người xuôi kẻ ngược, tôi tu Tịnh ông tu Thiền...

Chồng tôi nghi ngờ:

- Bà nổi cơn chướng, chán sự đời đây chứ gì? Bắt đầu mở máy gây chứ gì?? Tôi hỏi bà, bà còn muốn gì nữa đây?? Bà bỏ tôi rồi lấy ai săn sóc bà khi yếu đau...Thuốc uống thuốc chích lu bù, ngày mấy cử, không có tôi thì bà chết!

Tôi nổi máu anh hùng:

- Tôi chả cần ai lo! Đau thì vô nhà thương nằm, bên này vào nhà thương chẳng tốn tiền. Còn sức thì đi làm nuôi thân, không còn sức thì xin tiền xã hội mà sống còn hơn sống với một ông chồng khó khăn không ai chịu nổi, gây nhau tối ngày.

- Được, được, nói vậy thì cho bà đi. Con lớn rồi, nuôi chúng nó ăn học cho nên người, gả vợ gả chồng xong xuôi rồi tôi cũng đi, bạc tiền sản nghiệp tôi để lại cho bà hết..

- Chả thèm, bạc tiền như con rắn độc, bạc tiền là ngũ dục, chả ham, nó quay lại nó cắn tôi một cái thì bỏ mạng... sa trường! Thầy tôi dạy tri túc, sống nghèo mà hành đạo... một trong tám điều giác ngộ của bậc đại nhân là tri túc, biết đủ. Tôi xa chồng là đi thẳng vào chùa xin thầy đi tu.

Chồng tôi phì cười:

- Tưởng đi đâu! Đòi đi vào chùa! Chùa nào thầy nào dám chứa cái máy phát thanh ra rả suốt ngày? Chưa kể cái tham ăn của bà, bà không chết vì ăn thì chùa cũng sập vì nuôi bà. Thôi xin bà tha cho thầy, cho chùa, cho bá tánh.

Động lòng tự ái, tôi nổi sân:

- Chỉ giỏi nói xấu người ta. Tôi không ở chùa thì tôi thuê một căn gác gần chùa, khỏi phiền hà đến ai. Ngày ngày tôi đi lễ Phật, chiều chiều tôi đi thiền hành, tối tối tụng kinh niệm Phật chờ ngày về an lạc quốc với Phật Di Đà.

- Ừ, đi đâu thì đi nhưng nhớ để lại địa chỉ.

Tôi ngạc nhiên:

- Bỏ nhau rồi, ly dị rồi còn để lại địa chỉ làm gì?

- Thì để tui tới thuê căn gác bên cạnh.

Tôi vênh mặt cười đắc chí:

- Biết mà, người ta đi đâu là đeo dính theo đó, để chực ăn! Tới giờ ăn lại bò qua xin ăn chứ gì, khỏi nấu. Sao ông khôn quá xá vậy? Sao tham ăn hết cỡ vậy?? Nói cho ông biết, lúc đó tôi gìa rồi, chả thèm lo cho ai mà tưởng bở, tôi chỉ lo phần hồn phần xác của tôi cho được an lạc tỉnh táo, chờ ngày...

Chồng tôi hạ giọng, cắt ngang:

- Ăn uống thì cũng chả cần, lúc đó tôi cũng gìa rồi, răng rụng hết trơn rồi còn đâu mà ăn. Nhưng tôi làm vậy để lo bà có đau nằm xuống, kêu lên một tiếng thì tôi chạy qua kịp chở bà vào nhà thương...

Đến đây thì chuyện học đòi thiên hạ ly dị, ly thân của đôi vợ chồng già chúng tôi đành phải gác lại một thời gian vô hạn định. Ôi, duyên nợ gì đâu từ ba sinh còn sót lại, đến nay tôi vẫn còn lãnh đủ, không biết phải đổ tội cho ai. Thôi thì học theo thầy, một chữ "tri túc", chẳng những tri túc bạc tiền như thầy dạy mà còn tri túc về cái tình nghĩa nghiệp duyên...

Bạch Nga

Phác họa TÌNH - TIỀN của chị BN

Cái thân ta vướng chữ tình,

Cái thân ta bị đồng tiền xẻ chia.

Ngày nay ấm, mai lạnh tanh,

Tình tiền xâu xé thân này nát tan!

Tình tiền ở chốn nhân gian,

Hào hoa bóng bẩy buộc ràng tấm thân.

Tưởng rằng hạnh phúc đâu xa,

Trong tay không thấy, nhìn xa tưởng gần!

Có ai sống vẹn mười phân,

Có được phần này, lại mất phần kia!

Nỗi thất vọng, đành chia lìa,

Một lần tình vỡ, một lần lòng đau!

Đau rồi vẫn chưa hư hao,

Còn tình vẫn kiếm, còn tiền mua vui!

Nhìn chung thế sự hỗ ngươi,

Nhìn lại bên mình vẫn có tình chung.

Thôi thì "ta tắm ao ta",

"Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

Điệp Trần

07/16


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jul 29, 2016 12:21 pm    Tiêu đề: THIỀN & TỊNH



THIỀN & TỊNH


     
      Đôi ta chung một mái nhà
      Người đà tu Tịnh thì ta tu Thiền
      Người quen "mở máy liên miên"
      Ta ngòi yên lặng miệng cười mim chi!
      Một mai người giận ra đi
      Ta thuê nhà cạnh phòng khi... đói lòng!
      "Đói lòng ăn nửa trái sim
      Uống lưng bát nước đi tìm người thương"
      Tìm người hay sợi tư vương
      Tơ bay bay mải đến phương trời nào
      Trời khuya nhìn vạn vì sao
      "Từ thân sở ái " cắt nào được đây
      Khi thì thấy nhẹ như mây
      Mà sao ràng buộc như giây tơ tằm
      Thôi thì lòng ở Thiền lâm
      Bườc chân an lạc thiền hành tâm an
      Phô đông chẳng dính bụi trần
      Một câu Phât hiệu Tình thành Đại Bi
      Có không không có chi chi
      Tình không Ái diệt, đường đi đã tròn

      Tâm Pháp (26-07-16)

      Cảm tác từ truyện 5 sao "Tình &Tiền"rất hay của chị Bạch Nga,
      Chỉ xin mua vui một chút, có gì thất lễ xin anh chị bỏ qua
      Tâm Pháp


      ********************************

      CÁM ƠN ĐẠO HỮU TÂM PHÁP TỨC THIỀN SƯ THANH LAM.

      NGÀY THÁNG TIÊU DAO TRÊN NÚI THĂM
      BỖNG NHỚ BAN XƯA DƯỚI CÕI TRẦN...
      THƯƠNG CHO NHÂN THẾ CÒN TRONG MỘNG
      TÌNH TIỀN, SÓNG VỖ, DẠ BÂNG KHUÂNG...

      THIỆN DUYÊN LÊ THỊ BẠCH NGA.
      XIN CẢM TẠ
     



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Sep 11, 2016 2:01 pm    Tiêu đề: HOA HỌC TRÒ



HOA HỌC TRÒ

Có những mùa hoa rất mộng mơ

Một thời áo trắng đẹp ngây thơ

BẰNG LĂNG tím ngát mầu thương nhớ

PHƯỢNG đỏ trời xanh chẳng luống chờ

Ngây ngất HOÀNG LAN thơm ngát nở

Ngẩn ngơ lối mộng nụ MƯỜI GIỜ

Dừng chân nẻo cũ đường xưa đó

Hoa vẫn tuyệt vời... ta dệt thơ...

BẠCH NGA

VU LAN

Thủa trước tầm xuân lắm ước mơ

Hoàng lan hương thoảng nhẹ như thơ

Dã quì bát ngát đồi thông lạnh

Phượng thắm mông lung cát biển chờ

Hoa trắng đông về cài bên áo

Sen hồng thương tiếc đến bao giờ

Ưu đàm sám hối cầu siêu thoát.

Tóc bạc mẫu đơn vẫn trẻ thơ!

Lộc Bắc

Aug2016

THUỞ HOA MỘNG

Nhớ thuở học trò đầy ước mơ

Một thời HOA mộng đẹp nên thơ

Áo tím cánh bay chiều thương nhớ

Vạc dài hoa trắng để mong chờ

Từ giã mái trường lúc phượng thắm

Hoa xưa trông đợi đến bao giờ

Đường đời dừng bước hoa còn đó

Bóng dáng đâu rồi...nhạt vần thơ

VĂN BỔN


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Oct 28, 2016 10:11 am    Tiêu đề: CHIỀU THU



CHIỀU THU
[Bài Xướng]


   Phố vắng chiều thu ngập lá vàng
   Lững lơ mây trắng giữa trời hoang
   Đường đi hiu hắt xa xôi quá
   Ngõ vắng sầu vương bước ngỡ ngàng
   Chút nắng nhạt nhòa cây đợi gió
   Khói buồn thoang thoảng dạ mênh mang
   Xa xa khóm núi che sông biếc
   Buốt lạnh tâm tư mộng nát tan.  

    BẠCH NGA



CAO NGUYÊN
(Bài họa)

Lính trận thu đi dạ úa vàng
Cao nguyên đất đỏ chốn hồng hoang
Dốc lên bấm đất không sao nhãng
Đèo xuống nhẹ tênh chẳng ngó ngàng
Ngỗng xám thiên di kèm nắng hạ
Mây đen phủ chụp gió đa mang
Hỏa châu nhòa nhạt buồn hiu hắt
Vọng tiếng kinh cầu - chinh chiến tan!! !  

Lộc Bắc
Oct2016


Chiều Thu bên Hồ Lạc Lõng *

(Bài họa)

Lạc bước nơi đây dưới nắng vàng,
Nước hồ xanh biếc bóng chiều hoang.
Lối mòn cao thấp thông vi vút,
Bờ đá quanh co khách ngỡ ngàng.
Cánh nhạn nhởn nhơ trời phất phới,
Bầy nai ngơ ngác cảnh mang mang.
Bên hồ Lạc Lõng hồn thu lạnh,
Một thoáng buồn vương lòng nát tan.

HHD

* Lost Lake

LỠ DUYÊN!

(Bài họa)

Thu đến ngàn cây chuyển sắc vàng
Bâng khuâng lữ khách bước chân hoang.
Lưng đèo thác đổ nhìn ngây ngất,
Đỉnh núi mây vương thấy ngỡ ngàng.
Sơn nữ đưa tình lòng vấn vít,
Anh hùng đáp lễ dạ đành mang.
Hữu duyên xin hẹn ngày tao ngộ
Trắc trở thôi đành tim vỡ tan!!!

Tịnh Phan - Cuối thu 2016

THU CAO NGUYÊN
(Bài họa)

Chiều nay thu đến rụng lá vàng
Cao nguyên mây trắng lạnh hồn hoang
Dốc đèo heo hút quanh co lượn
Bồi hồi lữ khách bước ngỡ ngàng
Phố núi buồn tênh cơn gió nhẹ
Sương mù che khuất lối miên man
Khói thuốc trầm ngâm đời phiêu bạt
Một thuở tung hoành dạ nát tan
                         
                 VĂN BỔN

THU BUỒN

(Bài họa)

Ngoài song nắng lụa lá rơi vàng
Mây trắng theo về với gió hoang
Thu tới thu đi  luôn khắc khoải
Năm qua năm lại vẫn làng ngàng
Cảm thương trường cũ lòng luôn nghĩ
Hoài nhớ bạn xưa dạ mãi mang
Tí tách cà phê từng giọt đắng
Thu buồn cho số kiếp ly tan

Bá Nha
28/010/2016

CHIỀU THU

(Bài họa)

Dạo bước lang thang ánh chiều vàng  ,
Mây trời lãng đãng gió đi hoang  ,
Lối mòn thẳng tắp xa xôi quá ,
Xóm vắng chiều thu dạ ngỡ ngàng .
Nắng xuyên cành lá cây rung gió ,
Khói tỏa sương mù phủ mênh mang ,
Núi xa thăm thẳm sông xanh biếc ,
Đất trời hoang lạnh buốt tâm can .

Đ.Trần 29/10/2016


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Tue Dec 20, 2016 9:48 am    Tiêu đề: Thế giới của loài hoa trong thi nhạc Việt



Thế giới của loài hoa trong thi nhạc Việt


      Thế giới của loài hoa trong thi nhạc Việt
      Thái Công Tụng
      (Bạch Nga sưu tầm)

      1. Dẫn nhập.

      Trong thi ca Việt, nhiều thi sĩ nhạc sĩ đã gửi gắm lòng mình qua những sự vật thường gặp, khi thì loài cây, khi thì đóa hoa hoặc các bức tranh tâm lý từ ghen tuông đến người yêu, tình dang dở v. v.. Các nhà thơ, nhà viết nhạc thường nhạy cảm hơn người thường và họ lại có khả năng dùng giai điệu hay hình ảnh, màu sắc để diễn tả tâm tình và ý tưởng của mình theo phong cách nghệ thuật, và nhờ đó dễ gây xúc động nơi người đọc, người nghe. Nhan nhãn trong các bài hát, ta bắt gặp hoa ngọc lan, hoa tigôn, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh v. v. Cây cũng vậy có mặt trong ca dao, thơ, nhạc, từ cây cau, cây khế, cây xoài, cây nhãn, cây gạo... Tình yêu trong trắng, tình yêu học trò, tình dang dở, tình đơn côi.. đều lấy hoa làm biểu tượng vì thi ca Viet Nam đầy hoa, từ hoa thường gặp ven lề đường như hoa trinh nữ, hoa sim miền đồi núi Trung Việt cho đến các loài cây cảnh quanh vườn như dàn hoa thiên lý, hoa thạch thảo, hoa tigôn hoặc quanh sân trường như hoa phượng.
      Nhiều thành ngữ có chữ hoa như nước chảy hoa trôi, bèo dạt hoa trôi.
      Nhiều sách có tựa đề có chữ hoa như Bùi Tín với Hoa xuyên tuyết, Nguyễn Chí Thiện với Hoa địa ngục, Hoàng Văn Chí với Trăm hoa đua nở trên đất Bắc nói về Nhân Văn giai phẩm v. v.
      Ngôn ngữ của các loài hoa là một phương thức truyền thông của con người trong nhiều nền văn hóa, trong đó những loài hoa và những loài thảo mộc được dùng để gửi những thông điệp (ý nghĩa) được mã hóa. Mỗi một loài hoa đều mang những thông điệp riêng.
      Kho tàng văn học dân gian cũng có vô vàn những câu ca dao liên hệ đến tỏ tình yêu xuyên qua thực vật như:
      - Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng,
      Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương
      - Mẹ mong gả thiếp về vườn,
      Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
      Thương anh cũng muốn theo anh
      Ngặt cha với mẹ không đành thì sao?

      2. Vài loài hoa trong vườn nhạc việt

      Thuở đầu đời khi còn là học sinh, loài hoa được nhắc nhở nhiều nhất chắc chắn là hoa phượng. Cây phượng (Delonix regia) trong sân trường đỏ rực vào mùa hè với tiếng ve kêu mùa hạ làm ta nhớ lại mùa thi cử.
      Hoa phượng gây nhiều kỷ niệm trong đời học sinh vì không biết sau hè có còn gặp lại bạn mình nữa không.
      Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
      Phút gần gủi nhau mất rồi
      Tạ từ là hết người ơi!
      Bài thơ của Đỗ Trung Quân đã được phổ nhạc nhắc lại các hoài niệm về hoa phượng:
      Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
      Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
      Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
      Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tinh đầu.
      Mối tình đầu của tôi
      Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
      Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
      Là bài thơ còn hoài trong vở,
      Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
      Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
      Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
      Và mùa sau biết có còn gặp lại,
      Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
      Hoa phượng cũng từng được nhà thơ Phạm Thiên Thư, một tu sĩ đạo/đời cảm hứng qua bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị đã được Phạm Duy phổ nhạc:
      Em tan trường về mưa bay mờ mờ
      Anh trao vội vàng chùm hoa mới nở
      Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương
      ....
      Xuân qua rồi thì, chia tay phượng nở sang hè
      Ra trường, đi lính, có thể khi hành quân trên các vùng đồi núi chập chùng miền Trung sẽ gặp những đồi hoa sim (Rhodomyrtus tomentosa), màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt
      . Ngoài bài thơ danh tiếng của Hữu Loan về hoa sim, hoa này đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác nên nhiều bài hát như:
      Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Chuyện hoa sim (Anh Bằng), Màu tím hoa sim (Duy Khánh), Những đồi hoa sim (Dũng Chinh)
      Ven lề đường, bãi cỏ hoang, ta có thể gặp những loài cỏ rất quen thuộc, gọi là hoa trinh nữ còn gọi hoa mắc cỡ (Mimosa pudica), gọi tên như vậy là khi đụng phải, lá cây khép lại:
      Loài hoa không hương sắc màu nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ
      Qua một rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi đường trên vai
      Hái cây hoa dại lẻ loi bên đường gọi là hoa Trinh Nữ
      Hoa Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa
      Hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng Cúc vàng tươi
      Hoa không bán hương thơm như nàng Dạ Lý trong vườn
      Như hoa Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta
      Hoa trinh nữ, hoa mắc cở, hoa xấu hổ cũng là một loài hoa. Nhà thơ trong nước Trần Mạnh Hảo ví von như sau:
      Một nhà nước như không còn ai biết ngượng
      Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi
      Cây thẹn thùng nép cỏ
      Lá nhắm hờ mắt gió trêu ngươi
      Nói dối mọi nơi
      Nói dối mọi điều
      Nói dối quá làm hoa đỏ mặt
      ...
      Hoa thay người xấu hổ
      Kẻ gian manh mang mặt nạ thánh thần
      Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
      Ra nước ngoài thương người Việt tủi thân
      Người lính miền Nam đầy tình người cũng nhắc nhở người bạn như sau:
      Này anh lính chiến, người bạn pháo binh.
      Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn.
      Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.
      Nhà tôi ở cuối chân đồi,
      có giàn thiên lý, có người tôi thương.
      hoa thi ên lý, còn gọi là dạ lý hương có tên khoa học là Telosma cordata tức Tonkin jasmine, tiết mùi thơm, trồng trên giàn, lá non nấu canh, hoa thơm
      -hoa đào (Prunus persica). Hoa đào ngày Tết đã là biểu tượng trong thơ của Vũ Đình Liên:
      Mỗi năm hoa đào nở
      Lại thấy ông đồ già
      Bày mực tàu, giấy đỏ
      ...
      - hoa sữa (Alstonia scholaris) có trong bài nhạc Nhớ mùa thu Ha Nội của Trịnh Công Sơn
      Hà Nội muà thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau
      Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
      Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió,
      mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua
      Loài hoa cũng được nhắc nhở để biểu hiện những trạng thái khác nhau của con tim.
      1-tình yêu trong trắng như bài thơ vừa tình, vừa đượm chất buồn của Nguyễn Bính, nhà thơ của làng thôn Việt:
      Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
      Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
      Hai người sống giữa cô đơn
      Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
      Giá đừng có dậu mùng tơi
      Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
      Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng..
      Có con bướm trắng thường sang bên này
      hoặc:
      Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở,
      chiều đông nào nhung nhớ
      Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố,
      mắt buồn vin ngọn cây
      2-tình yêu lỡ làng như trong bài thơ phổ nhạc kể chuyện người con trai thương người con gái; sau đó người con gái đi lên xe hoa để lại nỗi buồn cho chàng thanh niên:
      Chiều xưa có ngọn trúc đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em Mùa thu lá rụng êm đềm Như cô với cậu cười duyên dại khờ Bởi vì hai đứa ngây thơ Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn Thế rồi trăng sáng lung linh.. Rồi mùa thu ấy qua đi Chợt em 18 chợt nghe lạnh lùng Thuyền đành xa bến sang sông Hàng cây trút lá tình đi lấy chồng..
      cây trúc đào (Nerium oleander) gặp các vùng khô hạn, có thể trồng trong chậụ. Ở Montreal, nhiều nhà có người Ý hay trồng loại cây này.
      Tình yêu lỡ làng cũng có thể bắt gặp qua ngôn từ bài ca Hoa sứ nhà nàng.
      Hoa sứ, còn gọi là hoa đại (Plumeria acutifolia). Cây sứ thường trồng ở đền chùa, công viên, cao 3-7 mét, có nhựa mủ. Hoa trắng, thơm, mặt trong phía dưói màu vàng. Người Hawaii thường dùng hoa sứ xâu thành chuỗi, làm vòng hoa quàng vòng hoa vào cổ du khách và chào “Aloha”
      Hôm qua mẹ bảo tôi, nhờ hoa sứ nhà nàng
      Ướp trà thơm đãi khách họ hàng cô bác đều khen
      Nhờ nàng hái giùm tôi, màu hoa thắm chưa tàn
      Nụ hoa còn giữ nhụy vàng, chắc nàng hiểu tình tôi
      Nhưng đêm trở sầu, em bước qua cầu
      Cuộc tình tan theo bể dâu, biết chăng ngày sau
      Khi ngõ về gần nhau, tình yêu đã vội phai màu
      Người thiếu nữ cũng thốt ra:
      ..... Đừng nhìn em nữa anh ơi
      .... Hoa xanh đã phai rồi
      .... Hương trinh đã tan rồi
      ... Kiếp nào có yêu nhau... thì xin hẹn đến mai sau.. (PD)
      Bài thơ bất hủ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của Kiên Giang, -một người Việt gồc Hoa-, kể chuyện mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Hai người từng trao đổi bài vở, buông bắt chuyện không đâu với những ánh mắt tha thiết dù không bao giờ nói, chỉ giận hờn vu vơ. Tình trong như đã với cả hai nhưng thật câm nín. Chàng trai chỉ biết theo bước chân nàng những hôm nàng đi lễ nhà thờ, nàng thường mặc áo tím và cài hoa trắng. Dòng đời trôi chảy, hai người li biệt, nhà thơ Kiên Giang muốn gói gém tình chung thủy ngày xưa nên đã để lại bài thơ sau này phổ nhạc.
      3. tình yêu say đắm như trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên có nhắc đến hoa cúc:
      Áo nàng vàng, anh thường yêu hoa cúc
      Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường
      Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
      Anh pha mực cho vừa màu áo tím
      Cây Cúc là một trong 4 cây cảnh: tùng, cúc, trúc, mai.. Cúc trồng làm cây cảnh thuộc chi Chrysanthemum. Một số loài cây còn được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền như cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum
      4-tình yêu đồng sàng, dị mộng.
      Đồng sàng: ngủ chung 1 giường. Dị mộng: mộng khác nhau. Trong lãnh vực tình yêu, đồng sàng dị mộng có nghĩa là 2 người không yêu thương nhau, nhưng vì hoàn cảnh gia đình hay hoàn cảnh gì khác nên vẫn cưới nhau, nên tuy ngủ chung nhau một giường nhưng mỗi người nghĩ nhớ người yêu của mình. Người thiếu nữ tuy đã lấy chồng nhưng vẫn nhớ đến người yêu củ được phản ảnh trong bài thơ Hai sắc hoa tigôn:
      Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
      Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
      Mà từng thu chết, từng thu chết
      Vẫn giấu trong tim bóng một người
      còn người chồng:
      Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
      Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
      Cũng xin nói là hoa tigôn là do chữ antigone. Hoa antigôn (Antigonum leptopus), họ Polygonaceae, gốc Trung Mỹ. Hoa mọc thành chùm, leo giàn, thường trồng để che phủ cổng, hàng rào.
      5-tình yêu vô vọng.
      Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc nhan đề L’Adieu của nhà thơ tên Apollinaire:
      J’ai cueilli ce brin de bruyère
      L’automne est morte souviens-t’en
      Nous ne nous verrons plus sur terre
      Odeur du temps Brin de bruyère
      Et souviens-toi que je t’attends
      Trong bài thơ L'adieu của Apollinaire, cây bruyere (heather trong tiếng Anh), là Calluna vulgaris họ Đỗ Quyên Ericaceae, mọc hoang ở bãi trống hơi acid, trổ hoa mùa Thu (autumn heather), có mọc nhiều nơi.
      Trong bản nhạc của Phạm Duy, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo:
      Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
      Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
      Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
      Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
      ..
      Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhin nhau nữa!
      Trên cõi đời này, trên cõi đời này
      Từ nay mãi mãi không thấy nhau
      Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
      Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
      Vẫn chờ em, vẫn chờ em
      Vẫn chờ....
      Vẫn chờ... đợi em!
      Hoa thạch thảo (Aster amellus, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là loài hoa trong Nam gọi là cúc sao, cúc cánh mối còn ngoài bắc gọi là hoa thạch thảo. Hoa nhiều màu, có giống màu tím, có giống màu đỏ. Hoa nở liên tục đến tháng 10 vẫn còn nở. Hoa Thạch thảo cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùa Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
      6-tình hoài nhớ như trong bài nói về cây soan. Cây soan, cây sầu đông hay cây sầu đâu cũng chỉ là một câỵ Mùa Đông miền Trung, cây trơ trụi lá, đầu xuân hoa soan nở màu tím nhạt, nở từng chùm, tím ngắt giữa khung trời. Bài hát Hoa xoan bên thềm cũ gợi nhớ một thời ấu thơ, một thuở mộng mơ:
      Một mình anh với nỗi sầu vạn cổ
      Mùa hoa tím năm xưa đà phai tàn
      Phía sau nụ cười là xôn xao nỗi nhớ
      Lời hát lặng thầm như tình đã chìm sâu
      Có một người chiều nay sắc tím bâng khuâng
      Hương soan bay một thời thơ dại
      Theo mỗi năm sầu đông trổ hoa
      Cây soan (Melia azedarach) là một loài cây thân gổ, thuộc họ Xoan (Meliaceae).
      7-tình đẹp đẽ, sang trọng, dịu dàng nhưng ngắn ngủi như loài hoa quỳnh.
      Cây quỳnh Phyllocactus grandis, họ Xương Rồng (Cactaceae). Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm
      Ta mang cho em một đóa quỳnh
      Quỳnh thơm hay môi em thơm
      Em mang cho ta một chút tình
      Miệng cười khúc khích trên lưng.
      Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
      Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh.
      Cây quỳnh thường trồng chung với cây giao (họ Euphorbiaceae) nên có câu trong truyện Kiều: Một vùng như thể cây quỳnh cành giao là muốn nói vẻ khôi ngô tuấn tú của Kim Trọng như làm cho cả một vùng cũng hoá thành đẹp.
      8- tình thiên nhiên. Con người nhiều lúc ngán ngẩm đời sống đô thị với tiếng ồn ào của nhà máy, xe cộ nên muốn xa lánh bụi trần, tìm các nơi thanh vắng, không ô nhiễm như trong bài thơ cũng lại nhắc đến hoa như trong bài thơ đã được phổ nhạc sau:
      Rằng xưa có gã từ quan
      Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
      Chúng ta vừa mới điểm qua 8 loại hình tâm tư qua các loài hoa có trong nhạc Việt và chưa kể nhiều loài khác có trong thơ hay trong các truyện ngắn như hoa ô môi (Cassia grandis), hoa ngọc lan (Michelia alba), hoa ngâu (Aglaia odorata), hoa giấy (Bougainvilea spectabilis), hoa súng (Nymphea), hoa lộc vừng (Barringtonia acutangula) với những chùm dài đỏ rực, là loài hoa được cho là mang tới nhiều may mắn và hạnh phúc cho người trồng. Tên nhiều loài hoa thân thương đến nỗi nhiều phụ huynh dùng tên hoa để đặt tên cho con hoặc có người dùng tên hoa làm bút hiệu.
      Và cũng có loài hoa rất bình dị như hoa lúa trong thơ của Hữu Loan, tác giả của bài thơ nổi tiếng về Hoa sim:
      Em là con gái đồng xanh
      Tóc dài vương hoa lúa
      Đôi mắt em mang chân trời quê củ
      Giếng ngọt, cây đa
      Anh khát tình quê ta, trong mắt em thăm thẳm
      ....
      3. Hoa trong truyện Kiều:

      Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có nhiều chỗ nói về hoa như hoa sen, hoa hải đường, hoa cúc:
      Hoa đối với cụ Nguyễn Du không là tĩnh vật mà là vật có hồn, vật có cảm xúc nên trong truyện Kiều, nhan nhãn câu thơ nhân cách hoá các loài hoa như cười gió Đông, sực nức một nhà, lả
      ngọn, lập loè, mơn mởn như các vần thơ sau:
      -Trước sau nào thấy bóng người
      Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông
      -Huệ lan sực nức một nhà
      Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa
      Mảng vui rượu sớm cờ trưa
      Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh
      -Hải đường mơn mởn cành tơ
      Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng
      hoặc:
      -Hải đường lả ngọn đông-lân
      Giọt sương tríu- nín, cành xuân la- đà
      Hoa hải đường (Begonia semperflorens), họ Thu hải đường (Begoniaceae)
      Hoa lựu:
      Dưới trăng quyên đã gọi hè
      Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
      Hoa mẫu đơn (Paeonia, tiếng Pháp là pivoine):
      Ba cây chập lại một cành mẫu đơn
      Diễn tiến của thời gian cũng dùng hoa để nói như:
      -Sen tàn, cúc lại nở hoa..
      Vẻ đẹp cũng dùng hoa để diễn tả như Xuân lan, thu cúc: Hai chị em Kiều, mỗi người có một vẻ đẹp riêng, ngưòi như lan mùa xuân, người như cúc mùa thu:
      Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
      Trong truyện Kiều, ngoài chữ hoa như nói ở trên, Cụ Nguyễn Du cũng dùng chữ hoa để diễn đạt tâm tư với các cung bậc khác nhau:
      - Khi diễn tả sự e dè, thẹn thùng của hai cô Thúy Kiều và Thúy Vân:
      Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
      -Khi nam nữ thanh niên đi lễ hội, tình cờ gặp người trong mộng:
      May thay giải cấu tương phùng
      Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa
      - Khi bày tỏ thái độ nghiêm trang đối với mối tình hơi quá đà của chàng Kim, nàng Kiều thốt ra:
      Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
      Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai
      -Khi Thúy Kiều bán mình chuộc cha:
      Xót nàng chút phận thuyền quyên
      Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn
      -Khi nói về Kim Kiều tái hợp, Cụ Nguyễn Du cũng dùng chữ hoa:
      Một đoàn về đến quan nha
      Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy
      -Khi chàng Kim trách nhẹ nàng Kiều, chàng Kim cũng dùng chữ hoa nói lên niềm hi vọng. Niềm hi vọng mây đen sẽ bay, sương mù sẽ tan đi trong đoạn thơ:
      Trời còn để có hôm nay
      Tan sương đầu ngỏ, vén mây giữa trời
      Hoa tàn mà lại thêm tươi
      Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
      hoặc mô tả tâm trạng của Thúy Kiều sau 15 năm lưu lạc khi gặp lại người yêu cũ:
      Trông hoa đèn chẳng thẹn thùng lắm ru
      Hoa trong dịp vui:
      Khi chén rượu, lúc cuộc cờ
      Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
      Khi phê phán những người tự cho là “sành điệu” trong quan hệ nam nữ, nhưng không thể hiểu nổi bản chất của bạn tình:
      Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa
      Khi tự an ủi:
      Hoa trôi, bèo dạt đã đành
      Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi
      Truyện Kiều có nhắc đến ong khi nói về những cuộc hẹn hò của các cặp tình nhân sau một thời gian dài xa cách:
      Tình nhân gặp lại tình nhân
      Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
      Thế mới biết chỉ một từ “hoa” thôi đã có hàng trăm cách biểu đạt khác nhau, cách nào cũng tinh tế, nhẹ nhàng mà thâm thúy, mộc mạc mà sâu sắc.

      4. Đời sống tình dục của thực vật.

      Muốn duy trì nòi giống thì thực vật phải sinh sản. Khi mọi người ngắt một bông hoa tỏa hương thơm ngát từ một cây nào đó, thì thực tế họ đang lấy đi bộ phận sinh sản của cây. Đời sống tình dục của thực vật nằm vào các hoa:
      . cơ quan sinh dục đực có nhị (étamine) chứa đầy phấn hoa (pollen) ;
      . cơ quan sinh dục cái có nhụy (pistil) có đầu nhụy (stigmate), có bầu (ovaire) chứa noãn (ovule).
      Hầu hết các loài thực vật mọc ra những bông hoa lưỡng tính (fleur bisexuée) nghĩa là hoa có cả nhị đực và nhụy cái như hoa hồng, hoa lúa, hoa hướng dương nhưng cũng có hoa đơn tính (fleur unisexuée) nghĩa là hoa có hoặc nhị đực, hoặc nhụy cái.
      -Khi hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, ta gọi là cây cùng gốc (monoique).
      -Khi hoa đực ở trên cây này, hoa cái trên cây kia, ta gọi là cây khác gốc (dioique). Ví dụ cây đu đủ, cây bạch quả (Ginkgo biloba), cây dâu tằm (Morus alba). Với các loại cây này, thì phải trồng nhiều cây gần nhau mới có thụ phấn được
      Cũng có thể là hoa cái và hoa đực tuy cùng trên một thân cây nhưng nhị đực không cùng chin một lần với nhụy cái do đó hoa cái phải cần hoa đực từ các cây khác để thụ phấn. Ví dụ: cây hồ đào (walnut, noyer). Hiện tượng này trong thực vật học gọi là biệt giao (dichogamie)
      Vì giới tính của loài hoa khác nhau như vậy nên cách thụ tinh cũng khác nhau. Ta phân biệt:
      Tự thụ phấn (autofécondation): gặp trên các hoa lưỡng tính của cùng một cây: phấn hoa rơi vào nhụy cái
      Thụ phấn chéo (fécondation croisée): phải nhờ gió hay ong bướm chuyển phấn hoa đến nhụy hoa.
      Nhờ các tác nhân như gió, ong, bướm nên hạt phấn của hoa rớt vào núm nhụy, nẩy mầm thành ống phấn và tiến đến chạm phải noãn (ovule) để từ đó tạo ra hạt. Nhà nhạc sĩ cũng dùng hình ảnh ong, bướm để sáng tác nhạc như trong bài Chuyện tình hoa bướm
      Xuân vừa về trên bãi cỏ non
      Gi ó Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
      Hoa cười cùng tia nắng vàng son
      Lũ ong lên đường cánh tung tròn
      Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
      Nói khác đi, chính ong bướm đã giúp cho loài người vì không có ong bướm thì không có hạt, không lương thực
      Với thụ phấn chéo, sự lai giống thiên nhiên tạo ra muôn hình muôn vẻ của nhiều loài hoa, giúp cho sự đa dạng sinh học. Với đa dạng sinh học, con người có thể sử dụng nhiều nguồn vật liệu di truyền để tạo ra các giống mới, có nhiều đặc tính tốt như gạo dẽo hơn, thơm hơn, như hoa hồng với nhiều màu hoa như có hoa màu vàng, màu đen, màu tím... Hàng năm, luôn luôn có những giống hoa hồng mới đặt tên người để kỷ niệm.
      Sự lai giống (hybridation) là thụ phấn chéo giữa 2 cây có tính chất khác nhau nhưng cùng loại. Nhờ vậy ta có các giống mới. Ví dụ: muốn có hạt của một loại cây cho hoa màu hoa cà (mauve), thì lấy hai loài hoa đỏ và hoa xanh giao phối nhau: ta lấy phấn hoa của hoa đỏ và đặt lên nhụy của hoa xanh hoặc lấy phấn hoa của hoa xanh đặt lên nhụy cái của hoa đỏ. Một khi lai tạo được giống mới thì có thể giữ nguyên đặc tính tốt đó bằng cách giâm cành, tháp cành hay cấy mô thực vật: ta gọi đó là sinh sản vô tính. Cấy mô ngày nay được dùng nhiều nhất trong ngành trồng phong lan, nhân sâm, khoai tây. Rất tiếc con người giỏi như Einstein chưa có thể nhân bản vô tính được! Ngoài cấy mô, ngày nay, các nhà di truyền học thực vật dùng công nghệ sinh học (biotechnology) như đưa vào cây một số gen chịu phèn, chịu mặn, kháng sâu bệnh để tạo ra giống mới và tiêu biểu nhất là hàng Monsanto là hãng tiên phong trong sản xuất bắp, đậu nành chuyển đổi gen. Hiện nay trên thế giới, có hàng trăm ngàn hecta đậu nành, bắp, cà chua.. đều dùng cây biến đổi gen (genetically modified plants) và nhiều bộ môn học như Genomics, Proteomics ra đời

      5. Kết luận.

      Loài hoa thân thiết với con người từ lúc sinh ra đến lúc lìa khỏi cuộc đời: hoa trang hoàng nhà cửa, trên bàn thờ, trong các giáo đường, trong các chùa chiền ; hoa tặng người yêu dịp St Valentine, hoa tặng chiến sĩ, hoa khi lìa đời, nói khác đi hoa đi liền với đời sống, đo đó thơ nhạc về hoa có trong mọi tình huống, mọi nơi, mọi chỗ. Hoa cũng là một nguồn lợi kinh tế đáng kể như xứ Hoà Lan chuyên xuất cảng hoa tulip. Hoa làm thăng hoa đời sống tinh thần. Trong Phật giáo thì hoa sen (Nelumbo) là biểu tượng vì hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn và vươn lên cao cũng ví như người Phật tử phải vứt đi tham, sân, si, ngã mạn để thành con người tốt.
      Và biết cuộc đời vô thường, sinh ký tử quy, xin buông xả, an nhiên tự tại và chỉ xin chúc nhau cũng qua bông hoa: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười
      Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy Để mắt em cười tựa lá bay
      .
      Thái Công Tụng



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Dec 21, 2016 8:07 pm    Tiêu đề: Người Yêu Của Ông Nội


Người Yêu Của Ông Nội

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Tác giả: Lê Thị Bạch Nga


Người Yêu Của Ông Nội

Lê Thị Bạch Nga

Khi tôi được sinh ra đời thì bà nội tôi đã mất được hai năm rồi. Tôi chỉ biết về bà nội qua những lời ba mẹ tôi kể lại và qua bức hình đặt trên tủ thờ. Đó là một người đàn bà rất đẹp, đôi mắt to tròn, bà mặc một chiếc áo nhung xanh màu trang nhã và đeo trên cổ một chiếc vòng ngọc trai trắng lóng lánh.

Theo lời mẹ tôi kể lại, sau khi sinh ra tôi, mẹ chỉ ở nhà được 1 năm rồi phải trở lại làm việc, mẹ là cô giáo, còn ba tôi thì làm trong hãng máy bay rất bận rộn và nhiều lúc phải đi xa, có lúc cả tuần mới về nhà.

Từ đó, mỗi ngày tôi ở nhà với ông nội một mình, ngôi nhà rộng thênh thang, 3 tầng lầu, nằm trong một khu biệt thự không xa đường cái, mỗi sáng trước khi ba mẹ đi làm việc thì vú Năm đã đến nhà lo cho tôi suốt ngày đến lúc mẹ trở về.

Khi tôi lên 3 tuổi, đã biết đi và bắt đầu biết nói chuyện chút chút thì ông nội đã 73 tuổi, mẹ nói thế, và cả nhà có làm fête cho ông nội.

Từ thứ hai cho đến thứ sáu vú Năm đến với chúng tôi (ông nội và tôi) ở lại suốt ngày, nấu ăn, giặt quần áo và dọn dẹp nhà cửa, đôi lúc vú chơi với tôi, nhưng tôi vẫn thích chơi với ông nội hơn vì ông nội kể chuyện đời xưa hay lắm.

Vú thường hỏi ông nội muốn ăn món gì, nhưng ông nội ăn ít lắm, chỉ có tôi là vú phải nấu thức ăn đặc biệt riêng cho tôi; đến buổi, ông nội, vú Năm và tôi cùng ăn với nhau trong phòng ăn gần bếp. Vú không có con nên thương tôi lắm và rất chìu mến tôi. Tôi được cả vú Năm và ông nội cưng.

Đến lúc 4 tuổi thì nội bắt đầu dậy tôi đọc và viết tiếng Việt Nam, chuyện này không khó lắm vì hàng ngày tôi vẫn nói chuyện với nội và vú Năm bằng tiếng Việt và tôi học rất nhanh, ông nội vui lắm, khoe với ba mẹ tôi mỗi chiều về, còn ba mẹ tôi thì nói chuyện với nhau và với tôi bằng tiếng tây, trừ khi nói với ông nội thì đổi qua tiếng Việt, mẹ nói ngày xưa ông nội là giáo sư pháp văn ở trường trung học, nhưng ông nội không thích nói tiếng tây... gia đình tôi là như vậy đó.

Đến 5 tuổi thì tôi được gởi vào nhà trẻ. Sáng mẹ lái xe đưa đến trường và chiều nội ra đón, trường gần nhà ngay đầu đường và tôi thích nhất mỗi ngày nhìn thấy nội đứng ngoắt ngoắt tay ngay trước cửa trường. Ông nội tôi rất dễ nhận ra từ xa, hình dáng quen thuộc, nhỏ nhắn so với mấy papa của tụi bạn. Ông luôn luôn mặc quần dài, áo chemise trắng và thêm chiếc áo len ngắn tay phủ kín ngực màu xanh dương những hôm trời lạnh.

Hai ông cháu dắt tay nhau đi về nhà, ông nội luôn luôn cầm sách cho tôi; mỗi khi trời đẹp, nội cho phép tôi ghé công viên chơi đánh đu và đi cầu tuột. Có một lần tôi tuột nhanh quá, nội đỡ không kịp tôi ngã chúi đầu xuống đất, mặt đập vào gỗ gãy luôn 2 chiếc răng cửa, từ đó mẹ không dám để cho hai ông cháu đi chơi công viên nữa. Lâu lâu, nhằm ngày nghỉ trường vú Năm dẫn cho tôi đi chơi công viên một lần, nhưng tôi vẫn thích đi chơi với ông nội vì luôn luôn, ông nội ghé tiệm CALEM gần nhà, mua cho tôi một cây kem cornet to đùng, và tôi nhẩn nha thưởng thức cây kem dâu ngọt lịm cho đến lúc về tận nhà.

Cuối mùa xuân gió mát đầy sân, trên đường đi học về gió lộng từng cơn làm rơi lả tả những mưa hoa của loài cây érable, đây là loại hoa đặc biệt có một cánh mỏng như cánh chuồn chuồn, ông nội và tôi rất thích trò chơi trực thăng, nghĩa là mỗi người hốt một nắm hoa, tung lên cao và ngữa mặt ngắm những cánh hoa xoay xoay tròn trước khi rơi xuống đất như những chiếc trực thăng bay vù vù trên trời trước khi hạ cánh.

Tôi chỉ đứng ngang bụng ông nội và bàn tay tôi thì nhỏ xíu cho nên những chiếc trực thăng của tôi không được nhiều như của ông nội và hạ cánh rất mau xuống đất, từ đó tôi ước ao được mau lớn như ông nội để cùng chơi trực thăng với nội.

Đời sống êm đềm lặng lẽ trôi qua như vậy, những bữa ăn trong gia đình luôn luôn thiếu ba hoặc mẹ vì đi làm về trễ, nhưng cuối tuần thì có đủ mọi người, chúng tôi thường đi ăn tiệm, sau đó đi phố hoặc ra chợ với nhau.

Vào chợ, luôn luôn ông nội để cho tôi ngồi vào chiếc xe của tiệm và đẩy đi khắp noi, tôi nhìn thấy cá, thịt, rau đậu, xà lách mà vú Năm thường nấu cho tôi ăn.

Đi đâu nội cũng cầm chặt tay tôi vì mẹ sợ 2 ông cháu đi lạc, nhưng thường thường thì nội mau mệt, đòi về sớm để đọc sách hay xem Ti vi.

Nội ít nói, phòng nội ở lầu hai, rất rộng có balcon nhìn xuống vườn hoa, chiều chiều hai ông cháu đem ghế ra balcon ngồi, nội đọc sách và tôi chơi với những hộp đồ chơi lắp ráp hoặc là hát cho nội nghe những bài hát vừa học được ở lớp mẫu giáo. Có nhiều bài hát ông nội cũng biết từ hồi còn nhỏ như tôi, ví dụ bài Claire de Lune hay bài Frère Jacques, thế là hai ông cháu cùng đồng ca và vỗ tay, cười lên ha hả... Đó là những kỷ niệm rất vui mà tôi còn nhớ được.

Đến 6 tuổi thì tôi đi mẫu giáo, lớp học gồm 30 học sinh cả trai lẫn gái, tôi nhớ hết tên của đám bạn và sinh nhật đầu tiên 6 tuổi tôi được ba mẹ tổ chức cho tất cả các bạn cùng lớp một party lớn với nhiều trò chơi như leo núi và làm người nhện, Superman... Tôi vui quá nên cũng quên mất tại sao ông nội của tôi không tham dự nhưng vẫn nhớ nội có cho quà.

Trường tôi có nhiều lớp, ngay cả lớp mẫu giáo cũng có 2 lớp. Từ đó mỗi năm tôi vẫn tiếp tục theo học cho đến trung học mới đổi qua trường lớn và xa dần ông nội.

Ông nội tôi vẫn còn đó, im lặng trong ngôi nhà quạnh hiu, ba mẹ vẫn luôn luôn bận bịu với công ăn việc làm. Tôi thì vui với bạn bè, bài vở, với sinh hoạt sôi động ở trường. Ngoài bài vở trong lớp, tôi còn học đàn, học bơi lội và là một thành viên junior trong đội túc cầu nữ của tỉnh, mùa đông đi ski với ba mẹ, mùa hè đi chèo thuyền với bạn...

Bốn mùa xuân hạ thu đông, từng năm tháng qua đi, qua đi... nhưng dù đã lớn tôi vẫn nhớ mỗi lần về đến nhà là tôi réo vang:

- Ông nội, ông nội!!

Và luôn luôn có tiếng ông nội từ lầu 2 vọng xuống:

- Ông nội đây, ông nội đây.

Cứ thế từng mùa xuân trở lại khi tuyết tan ông nội ra vườn săn sóc mấy bụi tulipe, khi mùa hè trở lai với nắng ấm, nội đem xe đạp ra, chạy một vòng quanh nhà, có nhiều lúc tôi cùng đạp xe với ông nội, nhưng nội chạy rất chậm và không chịu đi xa hơn. Trò chơi trực thăng cũng đã chấm dứt từ lâu... Nhưng tôi vẫn thương ông nội lắm, nhờ nội tôi nói được tiếng Việt trôi chẩy và còn viết, đọc tiếng Việt rành rẽ như bây giờ nữa. Tôi nói với nội:

- Khi con lớn con sẽ học thêm tiếng Đức, tiếng Espagnol và ngay cả tiếng Trung Hoa để khi làm luật sư con sẽ có thể nói chuyện và giúp đỡ được nhiều người trên thế giới này.

Trong phòng riêng của ông nội, ngay trước bàn viết, trên tường, nội đã dán một bản đồ thế giới rất lớn, và ở đó, nội đã chỉ cho tôi biết đâu là xứ Canada, đâu là xứ Việt Nam, nơi đó ba mẹ tôi đã được sinh ra... và ông nội cũng từ đó lớn lên và ở đó còn rất nhiều bạn bè, bà con của gia đình chúng tôi vẫn sống ở đó.

Tôi nhớ cũng có hứa với ông nội một ngày..., khi lớn lên, tôi sẽ tìm về thăm đất nước Việt Nam của nội và ba mẹ, mà nội vẫn nói, đối với tôi và gia đình đó là quê hương mình.

Thỉnh thoảng, đôi khi, một vài lần trong năm, có một vài người bạn của nội đến nhà thăm ông nội, những hôm đó nội vui hẳn lên và chiều đợi bữa cơm nội kể cho ba mẹ nghe về những người bạn hay bà con cũ.

Cho đến một ngày nọ cả nhà nhận được thiệp mời đi dự đám cưới của gia đình người bà con xa, nên ông nội và tôi cùng tháp tùng ba mẹ đi dự đám cưới.

Tôi lúc này đã lên 16 tuổi, ra dáng người lớn lắm rồi và cao hơn nội nửa cái đầu. Tôi rất vui sướng được mặc chiếc áo dài Việt Nam, tôi mặc áo đẹp, xoay qua, xoay lại nhìn vào gương nhìn trước, ngắm sau, ngắm nghía đã đời và nhờ mẹ thắt bím mái tóc dài thả lơi trước ngực. Mẹ khen:

- Con tôi quá xinh, còn nhiều nét Việt Nam lắm.

Tôi thì hãnh diện vì sẽ được gặp các bạn cùng lứa tuổi như tôi để có thể khoe tài nói tiếng Việt như một người Bắc chính cống, và chắc chắn chúng tôi sẽ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Ngờ đâu, tôi được xếp 1 bàn với 9 cô cậu « MÍT » như tôi, cùng lứa tuổi, tiếc thay, tôi không thể trổ tài nói tiếng Việt do nội dạy cho bao nhiêu năm qua... Cuối cùng chúng tôi dùng tiếng Anh và tiếng Pháp để trao đổi với nhau. Cũng rất vui và từ đó tôi có thêm 9 đưa bạn Việt Nam không biết tiếng Việt! Về phần ông nội, được xếp ngồi ở một bàn gần chúng tôi. Ông ngồi cùng với các ông bà trong họ và các bạn xưa nữa. Ngày đó thấy nội vui lắm, cười thật tươi.

Cả mấy hôm sau, ba mẹ còn nhắc chuyện đám cưới và còn chọc quê ông nội:

- Bi Bi ơi (Bi Bi là tên tôi ở nhà), ông nội của con sắp có bồ rồi, người xưa của nội là cụ bà mặc áo gấm vàng ngồi gần nội đó.

Tôi nhìn nội, mở tròn xoe mắt

- Thiệt hả ông nội, ông nội có bồ??

Nội cười, nụ cười hiền.

- Tầm bậy nà, đó là người bạn cũ.

Ngày tháng qua đi, tôi đã lên 17 và bắt đầu biết yêu, tôi kết bồ với thắng Mike trong lớp, chúng tôi dự định lên đại học sẽ cùng theo ngành luật và dọn về Ottawa để theo học đại học luật khoa ở đó. Tôi sẽ làm luật sư như mộng ước ngày xưa đã thố lộ với ông nội yêu quý của tôi... Nhưng ngày đó còn xa, tôi còn phải mất hơn một năm nữa ở trường trước khi bước chân vào đại học.

Một buổi chiều, nội đưa tôi một cái thơ bì màu xanh, dán kín, có dán timbre (tem thư) biểu tôi đi bỏ vào thùng thơ dùm nội, tuần sau cũng vậy, và tuần sau nữa cũng vậy... đến tuần thứ tư thì tôi nhận ra trong thùng thư cả 3 bì thư bị trả về với ghi chú « không có người nhận »

Tôi đưa thư lên cho nội, ông nội cầm lấy, giữ trong tay một lát rồi bỏ bó thư vào hộc bàn, thản nhiên.

Nhưng sau đó, đều đều nội vẫn viết thư, bỏ vào bì thư mầu xanh, dán kín và đưa cho tôi đi gởi thơ, tuy có ít hơn, nhưng vẫn đều đều như vậy, thư vẫn gởi đi và trả về, thật là lạ kỳ, ông nội viết thư cho một người đàn bà không hiện hữu trên cõi đời này, nhưng đó là chuyện của ông nội, tôi thắc mắc đến làm gì? Còn khối chuyện phải lo cho thân tôi.

Tôi độ chừng rằng có lẽ ông nội buồn vì quá cô đơn, ít trao đổi chuyện trò với ai, sống khép kín lặng lẽ nên bày đặt ra một cái tên và một địa chỉ ma để dễ giao tiếp, chia sẻ, viết trong tuổi già cô quạnh. Thư đi thư về cả năm, tôi đã sửa soạn rời gia đình để đi theo tiếng gọi của tình yêu và sự nghiệp. Chuyện này ba mẹ tôi phản đối kịch liệt

- Học Luật thì học ở đâu mà chẳng được, cớ gì mà phải lên tận Ottawa! Lại còn « share phòng » với cái thằng nhóc con Mike.

Nhưng tôi đã cương quyết chọn tự do. Đời tôi, tôi lo, tôi sắp 18 tuổi, đã trưởng thành và biết quyết định cho đời mình, chỉ còn 2 tháng nữa là tôi mừng sinh nhật 18 tuổi, đã là người lớn như ba mẹ rồi, tôi sẽ xin học bổng để có thể rộng cánh bay nhảy cuối trời xa về hướng tự do.

Các bạn tôi đều đã có boyfriend và tôi bắt bồ với thằng Mike cùng lớp, mẹ kêu nó là thằng nhóc Mike, nhưng đối với tôi thì thằng nhóc Mike được lắm.

Ra đi, rời gia đình tôi chỉ thương nhớ nhất là ông nội của tôi, những kỷ niệm lâu rồi kể từ năm tôi biết nhớ và nhớ mãi... Ông nội tôi ít nói, người mảnh khảnh và nụ cười hiền khô, nhưng hình ảnh nội chẳng bao giờ xóa nhòa trong trái tim tôi.

Gần ngày dọn lên Ottawa thì nội ngả bịnh, nội lên một cơn sưng phổi cấp tính và không thở được, ba mẹ cấp tốc kêu 911 đem đi nhà thương cấp cứu, khi ambulance đã đưa ông nội và ba mẹ rời nhà, tôi vào phòng nội và ngồi khóc. Tôi cầu nguyện bà nội cứu ông nội và đem ông nội về lại cho tôi, nhưng ông nội không về nữa. Sau 4 ngày cấp cứu không hiệu quả, ông nội ra đi không một lời từ giã chúng tôi.

Ôm chiếc gối của ông nội vào lòng, tôi ngồi lặng, bàng hoàng trước bureau (bàn giấy) của nội, bỗng cảm thấy được an tâm như được ở gần nội, những kỷ niệm ngày thơ dại sống vui với nội lại quay về, bao bọc, vỗ về tôi, bàn tay tôi chạm vào mép bàn và đi dần xuống, y như ngày xưa lúc còn bé, tôi tò mò lần mở các hộc bàn của nội để tìm bánh kẹo... bỗng tôi thấy một xấp thư màu xanh, dày cộm, xếp ngay ngắn trong chiếc hộp bằng kim loại. Chết rồi, nội vẫn còn giử lại những bức thư không được hồi âm sao?? Không lẽ nội yêu người đàn bà này đến thế hay sao?? Tôi tò mò cầm bì thư lên, tìm đọc tên người nhận, nét chữ của nội rất đẹp, ghi nắn nót

Mme NGUYỄN NGỌC CHI LAN

4825 Windson Dr

NY 68758

USA.

Tôi tò mò rất muốn mở ra để đọc những bức thư tình của nội viết cho người yêu không chân dung, nhưng tôi cũng tự biết như vậy là không đúng.

Hãy để yên cho nội có được một tình yêu diễm ảo, tuyệt vời và thánh thiện để mang theo lúc ra đi.

Bây giờ cả nhà đang nhốn nháo lo việc tang lễ cho nội.

Tôi cẩn thận đậy nắp hộp lại, ngày mai trong buỗi lễ nhập quan, tôi sẽ đem đi và tự tay đặt nó nằm bên cạnh nội trong quan tài để cho nội đem theo về bên kia thế giới. Mừng cho nội đã có một tình yêu bền bỉ, thắm thiết và thánh thiện nhất vào cuối đời.

Sau tang lễ, tuần sau tôi sẽ dọn về Ottawa với Mike và phải lao đầu vào làm việc để sửa soạn cho học kỳ đầu tiên trong năm học.

Tất cả chỉ còn là kỷ niệm và nỗi tiếc thương.

Mùa Thu 2016

Bạch Nga


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Dec 22, 2016 11:33 pm    Tiêu đề: NHÌN MÂY



NHÌN MÂY


Trời thu vời vợi nắng hanh vàng
Mây trắng thênh thang dựa núi hoang
Hỏi gió về đâu mà lãng đãng
Đùa mây quấn quít cõi thênh thang
Trăm năm mây nước còn trôi mãi
Ngàn buổi âm thầm thương tiếc mang
Ngẫm lại đời qua toàn mộng ảo
Mây hoài lơ lững giữa tầng quang.  

                            BACH NGA

PLEIKU
(Họa bài Nhìn Mây)

Pleiku đông đến dã quì vàng
Lạnh lẽo một vùng đất đỏ hoang
Thủy điện Yali sôi bọt trắng
Biển hồ mê hoặc gió lang thang
Phượng Hoàng nhẩy nhót trai tứ chiếng
Diệp Kính ciné lính hỗn mang
Bốn chục năm dư trong  chớp mắt
Nhớ về chốn cũ lúc vinh quang

Lộc Bắc
DEC2016


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Mon Feb 06, 2017 10:29 am    Tiêu đề: BƯỚM TRẮNG


BƯỚM TRẮNG

Bấm vào để xem hình lớn hơn

MHT thiết kế


Bấm vào để xem hình lớn hơn

MHT thiết kế


Bấm vào để xem hình lớn hơn

MHT thiết kế

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Tue Feb 21, 2017 1:36 am    Tiêu đề: VỚT MỘT VẦNG TRĂNG ~ LÝ BẠCH


VỚT MỘT VẦNG TRĂNG ~ LÝ BẠCH

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Ảnh được sưu tầm trên Internet - MHT



HÀN MẶC TỬ - Trần Thiện Thanh - Lệ Quyên



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Feb 23, 2017 11:33 pm    Tiêu đề: VỚT MỘT VẦNG TRĂNG ~ LÝ BẠCH ~ Đợi Một Vầng Trăng ~ Trăng Mơ


VỚT MỘT VẦNG TRĂNG ~ LÝ BẠCH

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Ảnh được sưu tầm trên Internet - MHT




Đợi Một Vầng Trăng ~ Vớt Một Vầng Trăng

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trăng Mơ ~ Vớt Một Vầng Trăng

Bấm vào để xem hình lớn hơn
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Mon Feb 27, 2017 12:20 am    Tiêu đề: CŨNG MỘT VẦNG TRĂNG



CŨNG MỘT VẦNG TRĂNG


Cảm tác bài "Vớt Một Vầng Trăng - Bạch Nga"

Em ở bên này anh ở đâu?  
Vầng trăng tỏa sáng gợi thêm sầu,  
Đêm nay ai hẹn nhìn trăng tỏ,  
Tìm bóng người xa trăng thấy đâu?  
Cũng một vầng trăng toả ánh vàng,  
Sao người êm ấm kẻ lang thang?  
Đã hẹn nhìn trăng tìm thấy bóng,  
Trăng sầu có bắt nhịp cầu sang. . .  

Điệp Trần
02/2017


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Mar 17, 2017 2:55 pm    Tiêu đề: CHỜ XUÂN



CHỜ XUÂN


Bão tuyết ơi, tháng ngày thôi quá đủ
Ta chờ hoài thấp thoáng nắng xuân xưa
Hoa xuyên tuyết sắp về trên vườn trắng
Rồi ánh vàng tung rãi giữa ngàn hoa

Trời rất xanh, từng đàn oanh yến lượn
Gió hiền hòa quét nhẹ ngõ thanh bình
Lòng an hòa ngày vui chờ sẽ đến
Chim trên cành ríu rít đón bình minh.  

                                  BẠCH NGA



CHỜ XUÂN


Xuân như đến, rồi lại không đến!  
Chuổi lạnh dài chưa đủ phủ khăn sô,  
Cái rét từng cơn, cái rét hững hờ,  
Mầm nhú lên lại bơ phờ lịm tắt!  

Ta chờ Xuân, chờ mãi đến bao giờ?  
Ta bé nhỏ như con người bé nhỏ,  
Ta nghe từng tiếng khóc rét tỉ tê,  
Ta câm nín sao làm nên thế kỷ?  

Dân tộc tôi ơi, con giun xéo oằn!  
Không vẩy vùng sao thoát khỏi vong nô?  
Mùa Xuân đến, đã đến đầu ngỏ,  
Không dậy đi, sao đến được mùa Xuân? !  

Đ. Trần
16/03/17


RỒI MỘT NGÀY


Khi tôi về thăm em
Hoa cười vang trước ngõ
Hàng dậu ngát hương thơm
Áo em mầu  lúa mới
          Em ngồi đó bình yên
          Gió lao xao nhung nhớ
          Mặt trời ngủ an nhiên
          Trên ngọn cây vời vợi
Có phải trời đã mưa  
Đêm qua bão mịt mù
Trên đường về ta ngỡ
Chẳng thấy lại người xưa
          Bước chân qua ngõ vắng
          Hoa nở tự vườn tâm
          Em bình yên ngồi đó
          Rực rỡ nắng đầy sân .

        BẠCH NGA
       Trích tập thơ Tiếng bên trời


Nắng vàng


Xin gửi chị Nga chút nắng vàng
Đi thăm cháu bé  lúc đông sang
Phố phường rực rỡ bao xe cộ
Cửa hiệu chen đua lắm khách hàng
Níu áo ngoại yêu lòng háo hức
Cầm tay công chúa bước lang thang
Niềm vui ngây ngất say vô tả
Hạnh phúc trời ban thật rỡ rang
Bá Nha


Chờ Xuân

Mùa đông đang chuyển biến,
Hạt tuyết  đã tan mau.
Giọt mưa rơi tí tách,
Thấm ướt cỏ tươi mầu.

Ánh dương quang vội vã,
Ẩn hiện áng mây bay.
Những cánh hoa mùa mới,
Chờ xuân đã bấy nay.

Xuân phân tiết tháng ba,
Muôn cảnh vật hài hoà.    
Đông miên vừa tỉnh giấc,
Vũ trụ ươm ngàn hoa.

Mùa xuân nào cũng thế,
Tưởng niệm tháng tư đen.
Mối hận xưa còn nhớ,
Cuộc đời luôn muộn phiền.

Vui xuân nhớ tháng tư đen,
Muôn đời một nỗi ưu phiền khôn khuây.

HHD


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Mar 22, 2017 12:27 am    Tiêu đề: LỜI TÙ NHÂN-NHƯ HỔ NHỚ RỪNG


LỜI TÙ NHÂN-NHƯ HỔ NHỚ RỪNG


LỜI TÙ NHÂN-NHƯ HỔ NHỚ RỪNG

Ta sống mãi trong tình thương nổi nhớ

Thủa tung hoành hiển hách của ngày xưa...

THẾ LỮ

Như hổ nhớ rừng đêm nay

Nằm trong ngục thất hồn xây mộng đời

Loạn cuồng thương nhớ biển khơi

Con tàu gãy lái,chơi vơi vũng sầu

Nghiến răng nuốt chửng đêm sâu

Em ơi ngang dọc còn đâu mộng tràn

Thân trai gánh cả giang san

Ước mong xây lại Việt Nam phú cường

Mộng tan nửa gánh giữa đường

Anh hùng mạt lộ mềm xương ngục tù

Thương thân một bước thất hư

Thương cho đất nước nghìn thu úa mầu.

LÊ THỊ BẠCH NGA


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Apr 27, 2017 2:14 am    Tiêu đề: Con Đường Phượng Tím


Con Đường Phượng Tím


Con Đường Phượng Tím

- Miên Thụy-

(Bạch Nga sưu tầm)

Con đường phượng tím chiều nay đổ

Bóng lá che nghiêng một góc đời

Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót

Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi!

Con đường phượng tím muà hạ đỏ

Nhắc nhở trong em kỷ niệm sầu

Phượng tím có là hoa phượng nhớ

Khung trời một dạo luyến lưu nhau!

Con đường phượng tím chiều nay khóc

Thương lối năm xưa dáng nhỏ gầy

Thương những cuộc tình màu tang tóc

Chinh chiến qua rồi vẫn chưa phai!

Con đường phượng tím hàng cây vắng

Tình yêu như thuở mới vào đời

Xin cho được trọn lần sau cuối

Phượng tím còn hồng nét đôi mươi!


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed May 03, 2017 5:51 pm    Tiêu đề: NẮNG VÀNG


NẮNG VÀNG

Bấm vào để xem hình lớn hơn

MÙA XUÂN THĂM CHÁU NGOẠI

Lấp lánh ngoài sân ngập ánh vàng

Xuân về nắng ấm sắp hè sang

Thương con công việc ngày đêm nhọc

Nhớ cháu bèn ra phố kiếm hàng ̣̣

Ông dở sách dầy chăm chú đọc

Bà cười I Pad dạo lang thang

Thăm cháu, nhìn nhau mà chẳng nói

Hạnh phúc là đâu? đấy rõ ràng!

BẠCH NGA

29-4-2017

NẮNG VÀNG

Xin gửi chị Nga chút nắng vàng

Đi thăm cháu bé lúc đông sang

Phố phường rực rỡ bao xe cộ

Cửa hiệu chen đua lắm khách hàng

Níu áo ngoại yêu lòng háo hức

Cầm tay công chúa bước lang thang

Niềm vui ngây ngất say vô tả

Hạnh phúc trời ban thật rỡ ràng

Bá Nha


HÒA HỢP...

Đông dứt xuân qua nắng chiếu vàng

Vợ chồng nhớ bé đánh xe sang

Ông ngồi étude quên giờ giấc

Mẹ xuống downtown sắm sửa hàng

Cháu dõi ti vi đôi mắt lạc

Bà chơi I pad chụp (từ) cầu thang

Mỗi người mỗi ý lòng khoan khoái

Chẳng quấy rầy ai, chuyện rõ ràng!!

Lộc Bắc

Avril17


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jun 23, 2017 8:11 pm    Tiêu đề: Hổ Nhớ Rừng


Hổ Nhớ Rừng

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Hổ Nhớ Rừng

"Ta sống mãi trong tình thương nổi nhớ..."

Thế Lữ

Như hổ nhớ rừng, đêm nay,

Nằm trong ngục thất hồn say mộng đời.

Lọan cuồng thương nhớ biển khơi,

Con tàu gãy lái, chơi vơi vũng sầu.

Nghiến răng nuốt chửng đêm sâu,

Em ơi, ngang dọc còn đâu mộng tràn.

Thân trai gánh cả giang san,

Ước mong xây dựng Việt Nam phú cường.

Mộng tàn, nửa gánh giữa đường,

Anh hùng mạt lộ, mềm xương ngục tù

Thương thân một bước thất hư,

Thương cho đất nước ngàn thu úa màu.

Bạch Nga


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Oct 25, 2020 7:30 pm    Tiêu đề: TUYẾT



TUYẾT


Một sáng đông về phủ lạnh hiên

Nào ai mong mỏi tuyết triền miên??  

Hai hàng cây nổi rừng mây bạc

Một cõi trời nghinh mái ngói huyền

Chim lạc chuyển cành tìm tổ ấm

Người thơ ôm tứ dấu ưu phiền

Khói trà dâng tỏa niềm thương cũ

Đất nước xa vời,  lắm biến thiên.



                                   BẠCH-NGA


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân