TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chuyện về Phạm Công Thiện (II)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chuyện về Phạm Công Thiện (II)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Jul 27, 2016 9:17 am    Tiêu đề: Chuyện về Phạm Công Thiện (II)



Chuyện về Phạm Công Thiện (II)


      Chuyện về Phạm Công Thiện (II)

      Lẽ ra kỳ này tôi viết mấy giai thoại về Phạm Công Thiện (PCT), nhưng sau khi đắn đo tôi quyết định không viết. Vì đã là GIAI THOẠI tức là chuyện được nghe từ người nào đó kể rồi viết lại hay nói cho nhau nghe; do đó có thể “tam sao thất bản”. Vả lại lúc nghe mấy giai thoại ấy chúng tôi còn trẻ lắm, đầu tiên là lúc 16 tuổi (1963): khi nghe một đồng môn đàn anh học trên hai lớp thuật lại khi anh học Hè ở trung học tư thục Kim Yến, Nha Trang, học thêm Anh văn có PCT dạy – lúc đó ông chưa nổi tiếng ; rồi vài ba lần nữa vào năm 1971, 1972 và 1973 ở Saigon.

      Chúng tôi xin dùng câu nói sau đây của ông bổ sung thêm cho lý do trên:

      “... bây giờ thì tôi không thể viết lại được; vì chúng ta chỉ có thể viết về một đề tài nào đó trong một thời gian nào đó, trong một hoàn cảnh, khung cảnh đặc biệt nào đó, với một tâm trạng nào đó. Lúc bấy giờ, viết là một sự đòi hỏi khẩn thiết mà chúng ta không thể không viết được. Nhưng khi những điều kiện ấy đã mất rồi thì ta không thể nào viết lại được và ta chỉ có thể viết một bài mới khác... ”

      Trích từ phần CHÚ THÍCH trong cuốn Tiểu Luận Về Bồ-Đề Đạt-Ma, nxb Tân Ý Thức, 1964, tr. cuối sách. Sách dày 102 trang, khổ 10. 5 x 20. 5, chữ vừa.

      Thay vào đó, tôi xin trích ra đây những gì ông đã viết về ông, trước 1975 và sau 1975 để quí độc giả nhận định.

      1- “Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ, thực sự thì tôi khinh bỉ những kẻ nào biết nhiều thứ tiếng. Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó học nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự Điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được.
      Còn tiếng ngoại quốc? Tôi coi những thứ tiếng ngoại quốc như những trò chơi nhảm nhí. Hồi 13- 14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hòa Lan, tiếng Ba Lan, vân vân. Đến năm 18-19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, vân vân. ”

      Trích từ Lời Mở Đầu cho tác phẩm Tôi Là Ai, Phạm Công Thiện dịch Ecco Homo từ tiếng Đức của Nietzsche; nxb Phạm Hoàng, SG, 1970; tr. 10-11.

      2- “... Ngôn ngữ Việt Nam kêu gọi người viết lên đường đi về một cuộc tự phá hủy toàn diện của chính ý thức vọng nghĩa trong lòng u ẩn nhất của tiếng nói quê hương.
      Sau 17 năm bỏ viết tiếng Việt, bây giờ người viết bắt đầu khiêm tốn học viết lại từng nét chữ linh hiện của tổ tiên .
      PHẠM CÔNG THIỆN, Garden Grove, California, ngày 24-5-1988."

      Lời Mở Đầu cho tác phẩm Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất của Phạm Công Thiện; nxb Trần Thi, 1988, California, USA.

      3- “Tại sao nó lại ngồi đây, ngồi tại một căn phòng trong một ngôi nhà ở Garden Grove? Tại sao lại với Heraclitusvà Céline? Tại sao cứ trích dẫn những câu văn tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng, tiếng Hy Lạp, tiếng mọi, tiếng Mường, tiếng Mán?

      Tại sao cứ loạng quang cả đời với Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo và một đống kinh Phật chữ Tàu, chữ Phạn, chữ Pali, chữ Tây Tạng? Tại sao cứ luẩn quẩn với con gái, với đàn bà?...

      ... Tại sao mấy ông linh mục và giám mục thường hiểu sai Phật giáo? Tại sao mấy ông đại đức thượng tọa lại hiểu lầm “công giáo” là “tôn giáo chung, tôn giáo nhà nước “?

      Tại sao lúc 16 tuổi mà nó đã học thuộc lòng 9 quyển tự điển tiếng Anh dày đến trên 1000 trang và đã học thuộc lòng đến 7 lần?

      Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất của Phạm Công Thiện; nxb Trần Thi, 1988, California, USA; tr. 76-77-78.

      Kỳ sau tiếp.
      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân