TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGÃ CHẤP
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGÃ CHẤP

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Mon Jun 27, 2016 3:40 pm    Tiêu đề: NGÃ CHẤP
Tác Giả: MINH CẦN

NGÃ CHẤP
                         MINH CẦN


         Vợ chồng đi Chùa, ̣̣đi Nhà Thờ hằng tuần mà về nhà, vẫn cải nhau dài dài. Các vị tu sĩ , dâng hiến trọn đời mình vì đạo, vì chúng sanh, mà vẫn còn sân hận, ganh ghét, tranh chấp nhau. Tất cả chỉ vì Ngã Chấp cao. Thiên hạ có những câu nói đáng cho chúng ta suy gẫm:
“ Bá nhân, bá tánh.”
“ Non sông dễ đổi, bản tính khó dời.”
“ Đánh chết, cái nết không chừa.”
“Mình không vì mình thì Trời tru đất diệt.”
“ Một sự nhịn, chín sự lành.”
“ Cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh.”
“ Cái ta cao ngất từng xanh
Ai mà động đến thì mình giận ngay.
Tham, sân, si vẫn còn đầy
Xa dần ngã chấp, ta đây an bình.”
Nói thì dễ mà thực hành thật khó vô cùng. Một thiền sư giải thích vì thiếu tu tập và thiếu sự hiểu biết chân chánh nên con người cứ tranh chấp, giận hờn, thường cải vả nhau. Tình thương và sự hiểu biết giúp chúng ta có thể chung sống hòa hợp trong gia đình vợ chồng, con cái, bà con hàng xóm láng giềng và cộng đồng xã hội loài người.
Ngày nay, qua Hệ thống Internet, con người xa cách nhau hàng ngàn dặm, cũng có thể chia sẻ tin tức, chia sẻ vui buồn,liên lạc, hiểu biết nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Theo giáo lý Đạo Phật thì hiểu biết đúng bản chất của sự vật giúp mình bớt khổ. Mình sẽ an vui hạnh phúc hơn. Cũng thế, niềm tin hợp lý, chân thật, giúp mình sống thoải mái an nhiên, xa dần lo âu phiền não. Tránh xa tưởng tượng vớ vẩn, tạo nên buồn bực, đau khổ vô ích. Tin đúng thì ta hạnh phúc. Tin sai thì ta đau khổ.
Những cảm nhận sau đây luôn luôn bám đeo con người:
1)Xúc: các giác quan của chúng sanh : “ Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. ( tai, mắt, mũi, lưỡi, thân người, ý nghĩ) tiếp xúc với mọi vật bên ngoài. 2) Tác Ý: tạo cho nhân sinh an vui, hạnh phúc hay lo âu, khổ đau phiền não dài dài. 3) Thọ: thụ hưởng sự tiếp xúc, tạo nên đau khổ hay an vui. Hạnh phúc hay khổ ̣đau đều do tâm của mỗi người tạo nên. Chúng ta nên nhớ “ Tứ Niệm Xứ” của Đức Phật dạy”
“ Pháp vô ngã. Tâm vô thường. Thân bất tịnh. Thọ là khổ.”
“ Nhất thiết duy tâm tạo.”
“ Tâm bình thế giới bình.”
Khổ hay sướng đều do tâm của chúng ta tạo nên. Chúng ta nên sống theo lý tưởng của mình. Không nên bon chen, đua đòi sống theo người khác. Nên tiếp xúc nhiều, nhìn nhiều, nghe nhiều, thực tập “Hạnh Lắng Nghe”. Tu hạnh” Bao dung, nhẫn nhục” suy nghĩ cái nào đúng ta nên theo, cái nào sai ta nên tránh. Ta nên sống trong chánh niệm, đi đứng nằm ngồi. Tâm mình trụ vào Không Tánh của các pháp. Có thế ta mới xa dần “ Ngã Chấp” xa dần lo âu, phiền não, khổ đau. Ta sẽ an vui hạnh phúc. Khó vô cùng, tập hoài, cuối cùng ta cũng thành công.
“ Vô ngã là Niết Bàn.”
“ Xa dần Ngã Chấp, vô minh
Cái ta càng nhỏ cho mình an vui.
“Dạ Dày Chúa Tể” réo đòi
Bao dung nhẫn nhục ta thời thong dong.
Từ bi hỷ xả xanh dòng
Tình thương hiểu biết hòa đồng chúng sanh.
Tu tâm, dưỡng tánh giúp mình
Ở/ đi tự tại, an bình tâm thân.”

                MINH CẦN
               
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân