TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Người Peru cổ xưa có thể làm mềm các khối đá?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Người Peru cổ xưa có thể làm mềm các khối đá?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Sat Jun 04, 2016 11:42 pm    Tiêu đề: Người Peru cổ xưa có thể làm mềm các khối đá?

Người Peru cổ xưa có thể làm mềm các khối đá?

Kiến trúc cổ đại Saksaywaman đặt ra biết bao nghi vấn về phương pháp và thời điểm mà nó được xây dựng. (Shutterstock)


Nếu bạn quan sát một số công trình kết cấu và các bức tường đá cự thạch ở Nam Mỹ—như là các khối đá 12 mặt ở Cuzco, Peru, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận ra các khối đá này được sắp xếp hết sức hợp lý và ăn khớp với nhau vô cùng sít sao.

Các sách giáo khoa lịch sử hiện tại của chúng ta viết rằng người Inca sống ở Peru vào thời điểm thực dân Tây Ban Nha chiếm đóng chính là những người xây dựng lên toàn bộ các công trình trong vùng này.

Nhưng bằng cách nào người Inca có thể xây dựng lên các công trình như thành trì Saksaywaman một cách vô cùng chính xác với các khối đá nặng cỡ 150 tấn được sắp xếp ăn khớp với nhau hết sức vuông vức, trong khi người ta không tìm ra được bằng chứng về công nghệ để xây dựng chúng?



Cách giải thích “chuẩn mực” cho rằng người Inca bằng cách nào đó đã cố gắng sử dụng phương pháp “ước lượng và kiểm tra”: đầu tiên họ bào, đẽo các khối đá bằng các công cụ bằng đá, sau đó đặt các viên đá vào vị trí, rồi quan sát độ ăn khớp, nếu thấy chưa được thì nâng khối đá lên để bào, đẽo thêm cho khớp rồi lại đặt vào kiểm tra và quy trình cứ tiếp diễn như vậy.

Phương pháp này rất có thể đã được sử dụng trong thế kỷ 16 và 17, thời điểm mà thực dân Tây Ban Nha và những người truyền giáo đã quan sát cách thức làm việc của người Inca. Nhưng thời điểm đó người Inca xây dựng các công trình với các khối đá nhỏ hơn nhiều, và cũng không chính xác như việc tạo ra các khối đá 12 cạnh này. Để tạo hình những khối đá phức tạp cùng với độ ăn khớp sít sao như vậy mà chỉ sử dụng những chiếc búa đá tròn có vẻ như là rất không hợp lý. Hơn nữa các khối đá còn nặng hàng trăm tấn!

Mặc dù đưa ra những cách giải thích kiểu như trên, nhưng các nhà khoa học trong đó có nhà khảo cổ Jean-Pierre Protzen vẫn phải thừa nhận việc tồn tại các vấn đề khác, cốt yếu nhất là bằng cách nào người Inca có thể vận chuyển và lặp đi lặp lại việc nâng lên hạ xuống những khối đá lớn như vậy. Một số mỏ đá cách xa địa điểm xây dựng khoảng từ 30km trở lên, lại còn nằm ở các khu vực đồi núi.


di chuyển khối đá Thunder Stone


Di chuyển các khối đá lớn không phải lúc nào cũng là điều bí ẩn – nếu mỏ đá cao hơn vị trí xây dựng hoặc không chênh lệch về độ cao nhiều lắm và có nhiều không gian để nhiều người lôi kéo thì thậm chí những khối đá khổng lồ cũng có thể di chuyển được. Ví dụ như khối đá Thunder Stone được dùng làm bệ đỡ của bức tượng người cưỡi ngựa bằng đồng ở thành phố St Petersburg nước Nga. Nó nặng cỡ 1500 tấn, khối đá này được di chuyển vào năm 1768, chỉ sử dụng sức người và một số kỹ thuật khéo léo.

Nhưng với xã hội mà chỉ tồn tại các công cụ thô sơ và không có kỹ thuật tiên tiến như vậy thì làm thế nào để di chuyển những khối đá nặng 100 tấn băng qua 20 km đồi núi?

Ít nhất, có thể điều này ngụ ý rằng bất cứ ai đã xây dựng các công trình này phải có trình độ tiên tiến hơn những gì chúng ta vẫn đang nghĩ về họ. Nhưng những gì người Tây Ban Nha đã nói ở thời điểm họ đặt chân tới Peru cho thấy người Inca không sở hữu những kỹ thuật cần thiết để xây dựng các công trình phức tạp như vậy.


Khối đá 12 cạnh nổi tiếng ở Cuzco, Peru. Làm sao để đạt được độ chính xác như thế vẫn còn là một điều bí ẩn. (Shutterstock)


Vậy có lẽ là ai đó chứ không phải người Inca đã xây dựng các công trình này.

Thực tế, chính người Inca thừa nhận với thực dân Tây Ban Nha rằng những công trình này đã có ở đó từ rất lâu trước khi họ tới sinh sống và chúng được xây dựng bởi những người khác. Một chủ đề bàn luận yêu thích của người Inca hiển nhiên là việc cố gắng suy đoán xem những người cổ đại đã xây dựng các bức tường, kết nối các khối đá với nhau bằng cách nào.

Trong sách lịch sử, thành trì Saksaywaman được cho là được hoàn thành vào năm 1508, nhưng những người sống sau thời điểm đó chỉ một vài thập niên như Garcilaso de la Vega, sinh năm 1539 và được nuôi dưỡng trong khu vực Saksaywaman lại tuyên bố là không biết gì về phương pháp xây dựng các bức tường này. Và cả những người khác dường như cũng không biết.

Có thể những công trình này tồn tại trước khi người Inca tới và việc họ xây dựng thêm phần trên của chúng đã khiến những người viết sử Tây Ban Nha hiểu sai rằng người Inca đã xây dựng toàn bộ công trình này?

Nếu những người xây dựng công trình này thậm chí còn xa xưa hơn tổ tiên của người Inca, thì chẳng phải điều đó trái ngược với hiểu biết sách vở của chúng ta về lịch sử, rằng những nền văn minh xa xưa hơn người Inca không thể có được kiến thức và khả năng xây dựng những công trình phức tạp như vậy?


Nền văn minh cổ xưa

Tàn tích của Saqsaywaman


Vậy chúng ta đang đối điện với khả năng có một nền văn minh tiến bộ hơn rất nhiều so với nền văn minh của người Inca, nhưng chúng ta lại không biết gì về nền văn minh đó – trừ việc họ có thể tạo ra các công trình như Saksaywaman.

Phương pháp di chuyển các tảng đá vẫn còn là điều bí ẩn, giống như cách di chuyển đá cự thạch ở các công trình khác như là Kim tự tháp Piza. Trong khi ngày nay chúng ta có thể vận chuyển các khối đá lớn như vậy và nâng chúng lên cao, nhưng suy nghĩ của chúng ta về sự tiến bộ công nghệ của người cổ xưa không phải lúc nào cũng phù hợp với các thành tựu mà chúng ta thấy được trong cách xây dựng các công trình này.


Thiên nhiên là người thợ xây dựng tuyệt vời nhất


Tuy nhiên có một vài học thuyết về phương pháp tạo hình các khối đá. Một vài truyền thuyết của địa phương nói về việc người cổ xưa đã biết đến một loại chất lỏng được chiết xuất từ thực vật, mà có thể làm mềm các khối đá.

Các nhà thám hiểm trong đó có nhà thám hiểm huyền thoại Percy Fawcett cũng được nghe kể đến các câu chuyện về chất lỏng làm mềm đá. Hiram Bingham–người khám phá ra pháo đài Machu Picchu–cũng biết đến các câu chuyện tương tự. Hơn nữa, vào năm 1983, Jorge A. Lira, một thầy tu Thiên chúa giáo nói rằng ông có thể làm cho các khối đá này mềm ra, tuy nhiên ông lại không biết cách làm cho các khối đá cứng trở lại.

Điểm kỳ lạ là các vết lằn trên một vài hòn đá ở Saksaywaman trông rất giống vết lằn trên bê tông ngày nay của chúng ta, mà vết lằn vốn là dấu hiệu của quá trình đúc hoặc cạo gọt thành hình.

Mặc dù lý thuyết này vẫn còn trong vòng tranh luận, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng những chiếc búa bằng đá và việc nâng lên hạ xuống không thể tạo nên được sự chính xác và năng lực cần thiết để xây dựng Saksaywaman. Những công trình như vậy lôi cuốn chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ và nhận ra rằng người cổ xưa có thể có trình độ tiến bộ hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn hằng tưởng.

Tác giả: Ben Bendig, Epoch Times
Dịch giả: X Toàn
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân