TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Người Nhật họp hành hiệu quả nhất?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Người Nhật họp hành hiệu quả nhất?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu May 19, 2016 9:57 pm    Tiêu đề: Người Nhật họp hành hiệu quả nhất?

Người Nhật họp hành hiệu quả nhất?


Ở Phần Lan nếu bạn muốn ý kiến của mình được thông qua ở cuộc họp thì cứ ngồi yên, hãy để các đối tác của bạn tranh luận. Tất nhiên sẽ hoàn toàn không xong nếu bạn ở Canada chẳng hạn.

Với việc chúng ta ngày càng làm việc ở những nơi xa và ở nơi đa văn hoá thì mỗi cuộc họp là một điều khó hiểu. Những thời điểm im lặng kéo dài, nói chuyện vu vơ, bộ mặt nghiêm trọng nghĩa là thế nào?

Ta dễ bị lầm tưởng và mắc sai lầm.



Một động tác bình thường ở nơi bạn sinh ra có thể lại bị đánh giá hoàn toàn khác ở nơi khác. Chẳng hạn trong cuộc họp ở bắc Mỹ và Châu Âu việc trả lời điện thoại gọi tới là biểu hiện thiếu tôn trọng thì nó lại là việc thường tình với một số người Trung Cộng, nhiều người còn mang theo nhiều điện thoại, Robert Gogel, giám đốc Công ty tư vấn Integreon ở Paris, nói.

“Bạn có 2 phút vào lúc bắt đầu cuộc họp để gây lòng tin hoặc để mất nó. Tốt nhất là bạn có sự chuẩn bị trước để có thể biết các nếp văn hoá lạ trước khi vào họp. Ít nhất bạn phải hiểu những khách hàng địa phương của mình,” Gofel, người làm việc nhiều với khách hàng Châu Á, nói.

Sau đây là 5 nguyên tắc quan trọng nên tham khảo đối với các nước khác nhau cho chuyến đi họp quốc tế sắp tới của bạn để bạn bớt hại thần kinh.


Người Nhật biết rõ còn bao nhiêu thời gian và họ không vượt quá thời gian dự định họp.


Bám theo kế hoạch

Nước áp dụng: Đức, Úc, Nhật

Chúng ta đã đến nhiều cuộc họp có lịch biểu không chặt chẽ lắm, nếu có. Cuộc họp không bắt đầu đúng giờ và họ dài dòng. Nhưng không phải ở các nước nói trên. Người Nhật sử dụng Do.com, một trang web thông tin hội họp, với những chủ đề chi tiết và chuyển các tài liệu bổ trợ trước cuộc họp nhiều ngày hơn là chuyển cho các người đến họp như ở các nước khác, theo Jason Shah, người sáng lập trang web.

“Người họp (ở Nhật) biết rõ còn bao nhiêu thời gian và họ không vượt quá,” Shah, ở San Francisco, nói. Bạn phải hiểu các tài liệu trước khi đến họp. Nếu một cuộc họp được chuẩn bị chu đáo mà bị quá thời gian thì cuộc họp bị coi là không đạt, ông nói thêm. Tức là nó có thể dẫn đến kết quả tiêu cực vì những thành viên tham gia có thể bị xem là không hiệu quả.



Người Đức và Úc có ý nghĩ tương tự, Stuart Friedman, người thành lập ra Context (công ty viễn thông ở Redwood- California, Mỹ), nói. Ở Hoa Kỳ, một cuộc họp vượt quá thời hạn là biểu hiện chủ đề rất được quan tâm hoặc được bàn luận sôi nổi, nhưng ở Đức thường được cho là các bên trao đổi không hiệu quả, ông nói



Đừng nên nghĩ đến một ý tưởng mới

Nước áp dụng: Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia, Singapore

Việc đề nghị xét xem lại hoặc tranh luận có thể đi ngược với quan điểm truyền thống Trung Cộng về “cứu giữ thể diện”, nghĩa là ta tránh mọi sai lầm hoặc việc làm có thể gây tình thế khó xử. Ngay cả cười vì một câu trả lời rõ ràng là buồn cười, hoặc chỉ cho thấy một điều có thể là nhầm lẫn, hoặc thậm chí trả lời quá thẳng thắn một câu hỏi có thể làm gây chệch hướng một cuộc họp.

Các cuộc họp ở một số nước Châu Á thường có kết quả như mong muốn mà không có điều kiện để mở ra một đường hướng mới. Biết được kết cục của cuộc họp sẽ tránh cho các người tham gia khỏi nói trái ý và tranh luận, nhưng có thể sẽ là một trải nghiệm kỳ cục với người phương Tây.

“Một số người sẽ bay tới một cuộc họp mà họ hy vọng là một buổi bàn luận để ra một ý tưởng mới, nhưng (ở Trung Cộng) sẽ không có việc đó,” Friedman giải thích.



Tận hưởng thời gian đi họp

Nước áp dụng: Ý, Pháp, Tây Ban Nha

Khi Pascal Soboll người ở Munich họp ở Ý hoặc Tây Ban Nha với các khách hàng thì ông không còn bực mình nữa nếu thấy họ chuồn sớm hoặc đến muộn. Thay vì dự họp cả 3 tiếng, người giám đốc của công ty thiết kế đổi mới Daylight Design này đã biết được rằng các đối tác của ông đến đây (và một số nơi ở Pháp) dự họp là theo lịch làm việc cá nhân của họ.

“Người ta thay đổi kế hoạch rất tự nhiên,” Soboll nói. “Họ đến họp rồi bỏ đi.”

Ông hiểu là họ biết là ông châm chước cho khách hàng vì là người ở Đức. Thay vì có cả nhóm họp suốt thời gian trình bày (thường là phân tích chiến lược hiện tại của công ty) ông thoải mái để họ tự tìm hiểu lấy vấn đề. Với những người không dự một phần của bài thuyết trình có thể sau đó họ nghiên cứu và hỏi thêm để tránh trùng lặp khuyết thông tin, ông nói thêm.



Xin đừng nói chuyện tào lao

Nước áp dụng: Phần Lan, Thụy Điển

Trong khi nói chuyện linh tinh từ thời tiết đến những tỷ số thể thao mới nhất có thể là một cách hay để hạ nhiệt trước các cuộc họp quan trọng ở Bắc Mỹ thì kiểu khởi động này là không thể chấp nhận được ở Phần Lan và Thụy Điển, những gì không liên quan đến nội dung họp được hiểu là đi chệnh khỏi chủ đề đã ấn định và làm mất thời gian của người khác.

Ở một số nước, kể cả Phần Lan, có những lúc im lặng lâu và dừng bàn bạc, có thể làm khách tới dự họp cảm thấy ngại ngùng. Tuy nhiên xin đừng nói điều gì lúc này. Ở nhiều khu vực Bắc Âu những doanh nhân cảm thấy thoải mái hơn với những lúc dừng tạm, có thể tới một phút, rải rác vào trong quá trình bàn bạc, Friedman nói.

Việc dừng tạm là để suy ngẫm những điều người khác nói mà không bị ngắt quãng quấy rầy. Nhưng vi phạm phong tục có thể dễ làm đối tác mất tin tưởng trong quá trình họp, do vậy điều cốt yếu là không bộc lộ sự khác biệt.

Thí dụ “việc ‘Người Mỹ’ cứ phá vỡ sự im lặng làm cho người Phần Lan không tin họ,”

Friedman nói. “Nếu một người Phần Lan tự nhiên im lặng thì ta cố tìm xem lý do họ đang suy ngẫm.”



Giải mã văn hoá phản hồi

Nước áp dụng: Hàn Quốc, Đức

Khi Soboll tới họp về kinh doanh ở Seoul, ông mường tượng thông tin phản hồi ông sẽ nhận được bằng cách trước hết chắc chắn rằng ông hiểu những quan hệ của những người ngồi phía đối diện ông. Cán bộ cấp thấp nhất phát biểu trước về một số thông tin cơ bản và người quyết định phát biểu sau cùng để đưa ra việc định vốn. Trật tự thông tin phản hồi tạo ra một thủ tục trong cuộc họp giúp những người tham gia hiểu tầm quan trọng của thông tin của từng người, ông nói thêm.

Để vì mục đích đó, ta có thể thấy các cuộc họp Đức cũng hay như vậy. Thường thì ta không rõ sự thể là thế nào. “Khách hàng Đức không vỗ tay hoặc sung sướng nhảy lên,” ông nói.

“Không một ai tự ý nói họ thích công việc này như thế nào.”

Alina Dizik
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân