TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VỤ CÁ CHẾT TỪ HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ !
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VỤ CÁ CHẾT TỪ HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ !

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Apr 27, 2016 3:09 pm    Tiêu đề: VỤ CÁ CHẾT TỪ HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ !


VỤ CÁ CHẾT TỪ HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ


Vụ cá chết từ Hà Tĩnh đến Huế: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

(DS Văn Bổn sưu tầm)

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết ở bờ biển miền Trung, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Bài viết dưới đây có tựa đề gốc: "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài", Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải lại để độc giả cùng theo dõi. Đồng tác giả:

* ThS. Trần Thị Thanh Thỏa (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)

* Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)

* GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết.

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng 2 trường hợp có thể xảy ra.

Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)

1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.

Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1, 5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.

Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1, 000, 000 lít nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu lít nước đủ nguy hại đến cá.

2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.

Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.

Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.

3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO4 3-) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

a. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.

So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite

b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng.

Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.

c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO4 3-

(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.

d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.

e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước. (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L)

Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide (Xyanua)

Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.

Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:

4 Au + 8 NaCN + O 2 + 2 H 2 O → 4 Na[Au (CN) 2 ] + 4 NaOH

NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.

Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.

Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.

Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.

Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng

Khi cống thải được đặt ở 1, 5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.

Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.

Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.

Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.

Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.

Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.

Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:

Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.

Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.

Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.

Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.

Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.


Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.

Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.

Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.

Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.

Nếu là NaCN thì sao?

Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.

Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.

Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?

Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.

Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.

Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.

Những độc tố này tồn dư, tích lũy qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.

Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thủy ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.

Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.

Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).

Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.

Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?

Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.

Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.

Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.

Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.

Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.

Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.

Những phát ngôn thiếu trách nhiệm

Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.

Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.

Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:

1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),

2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh) ;

3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.

Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.

Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.

Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?

Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?

Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.

Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.

Kết luận

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.

Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.

Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.

Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.

Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.

Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.

Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.

Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.

* Tiêu đề bài báo do Tòa soạn đặt. Bài viết cũng đã được đăng tải trước đó trên Vietnam Journal of Science.

( Kính mời độc giả & Hậu Duệ Duy Tân xem bài của Mai Hữu Thọ về vấn đề này ở lần đăng kế tiếp) .




Được sửa bởi MAI THO ngày Wed May 11, 2016 5:12 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Apr 28, 2016 3:41 pm    Tiêu đề: VỤ CÁ CHẾT TỪ HÀ TĨNH (Vũng Áng) ĐẾN HUẾ !

Tân thứ trưởng bộ "Tài Nguyên & Môi Trường" Võ Tuấn Nhân
tức giận vì bị chất vấn vụ cá chết ở Hà Tĩnh (Vũng Áng) đến Huế



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Apr 28, 2016 4:33 pm    Tiêu đề: Cuộc họp báo “dị thường” của Bộ Tài nguyên-Môi trường


Cuộc họp báo “dị thường” của Bộ Tài nguyên-Môi trường về vụ cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Huế

Bấm vào để xem hình lớn hơn

© Được VietnamPlus cung cấp


(MSN Tin Tức)

Trước sức ép dư luận và sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan thông tấn báo chí, tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định tổ chức cuộc, chỉ kéo dài trong vòng 8 phút để công bố thông tin về vụ việc cá chết bất thường hàng loạt ở ven biển miền Trung.

Cuộc họp báo “dị thường” trên diễn ra ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cuộc họp “kín” với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh xảy ra hiện tượng cá chết; trong khi hàng trăm phóng viên báo chí ngồi la lết ở bên ngoài suốt cả buổi chiều để chờ công bố kết quả nguyên nhân cá chết đang dược dư luận đặc biệt quan tâm.

Cuộc họp "kín" kéo dài gần 5 tiếng

Theo ghi nhận của phóng viên VietnamPlus, cuộc họp “kín” của Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức diễn ra vào lúc 14 giờ 5 phút, và kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ. Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các viện nghiên cứu để nghe báo cáo kết quả phân tích, xác định nguyên nhân cá chết.

Trước mối quan tâm đặc biệt trên, ngay từ lúc hơn 13 giờ, hàng trăm phóng viên đến từ nhiều cơ quan báo chí đã tìm đến tham dự. Tiếc là, ngay sau khi đại biểu đến từ các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh bước vào phòng họp, tất cả phóng viên báo chí đều bị yêu cầu ra ngoài. Chỉ duy nhất có Báo Tài nguyên và Môi trường cùng với một số đơn vị thân cận của Bộ này mới được vào tham dự.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

© Được VietnamPlus cung cấp


Trong suốt quãng thời gian sau đó, hàng trăm phóng viên báo chí (mỗi cơ quan báo chỉ cử 2-3 phóng viên, thậm chí có báo-đài cử đến 5 phóng viên) vẫn bám trụ tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước sức ép thông tin của đông đảo báo chí, gần 3 tiếng sau đó (16 giờ 55), ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng và Tuyên truyền đã ra thông báo sẽ có cuộc họp báo thông tin về cuộc họp kín, sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ tối. Ngay sau đó, một số cơ quan báo chí tiếp tục cắt cử phóng viên đến hỗ trợ cập nhận thông tin nhanh tới bạn đọc.

Đúng 18 giờ 45 phút, cuộc họp “kín” diễn ra trong buổi chiều kết thúc. Ngay lập tức, hàng trăm phóng viên báo chí đã kéo vào phòng họp, dù sau đó lại tiếp tục phải ngồi đợi lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường... đi ăn, và chuẩn bị tài liệu liên quan.

Trong khi lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghỉ ngơi, phóng viên các báo, đài tranh thủ chọn chỗ và đặt máy quay phim, ghi hình. Chờ đợi. Đến 19 giờ 58 phút, cuộc họp báo mới chính thức bắt đầu dưới sự chủ trì của ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong khi, theo thông báo ban đầu là đích thân tân Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì họp báo.

Cuộc họp báo “độc thoại” 8 phút

Ngay sau khi cuộc họp báo bắt đầu, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã thông báo về cuộc họp kín diễn ra buổi chiều cùng ngày. Sau đúng 8 phút đọc xong bài phát biểu” in kín 2 mặt giấy, ông liền rời khỏi phòng họp trong sự ngỡ ngàng, hụt hẫng của hàng trăm phóng viên.

Trong cuộc họp này, rất nhiều phóng viên muốn đặt câu hỏi nhưng không còn ai để trả lời. Các phóng viên thất vọng cho rằng đây hoàn toàn không phải là một cuộc họp báo mà chỉ là sự kiện “chữa cháy” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bằng thông báo dài 8 phút được Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đọc tại buổi họp.

Trong thông báo đọc tại buổi họp, ông Nhân cho rằng, vụ việc cá chết hàng loạt ven biển miền Trung là vấn đề phức tạp. Mặc dù người dân và cả xã hội hết sức quan tâm, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm công bó nguyên nhân, tuy nhiên để xác định được cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản, dựa trên chứng cứ khoa học.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan; Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước; Giáo sư, tiến sỹ Yashuwo Fukuyo, Đại học Tổng hợp Tokyo Nhật Bản để thảo luận các kết quả điều tra.

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, ý kiến của các địa phương, các nhà khoa học, sau khi thảo luận loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và cơ quan quản lý thống nhất nhận định sơ bộ như sau:

1. Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất do tác động của các độc tố hóa học do hoạt động của con người thải ra trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

2. Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

Chưa có kết luận Formosa gây chết cá

Như vậy, sau gần một tháng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung, mà điểm đầu tiên phát hiện cá chết là tại vùng biển Vũng Áng, thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - nơi phát hiện đường ống xả thải “cắm” dưới biển của Công ty Formosa, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được bằng chứng cho thấy Formosa xả thải làm chết cá.

Trong vụ việc kể trên, mọi nghi vấn có thể đúng hoặc sai nhưng đây không phải ngẫu nhiên mà con mắt của dư luận lại hướng vào tâm điểm này. Cá chết hàng loạt xảy ra vào ngày 6/4, xuất hiện ở khu vực Cảng Vũng Áng rồi tiếp đến các tỉnh lân cận ở phía nam như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Sự trùng lặp ở chỗ là hiện tượng cá chết bất thường cùng với thời điểm ngư dân phát hiện hệ thống ống xả thải khổng lồ “cắm” dưới biển Vũng Áng. Vì thế, hiện tượng này giống như một cái gì đó đang lây lan, có diễn biến sự việc một cách tuần tự và ngày càng lan rộng, gây hoang mang cho dư luận.

Trong những ngày sau đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã nhanh chóng phản ánh, lãnh đạo Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan kiểm soát về môi trường và nuôi trồng thủy hải sản vào cuộc để lấy mẩu kiểm tra, đưa ra nhận định ban đầu. Theo đó, có ba nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra để phân tích là cá chết do bệnh, ô nhiễm nguồn nước và do độc tố.

Thông tin trên càng được chú ý, khi ngày 23/4, một cuộc họp “bất thường” diễn ra tại Hà Tĩnh gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện 4 tỉnh có liên quan thông báo tình hình và đưa ra kết quả điều tra ban đầu.

Từ kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã đưa ra nhận định kết quả ban đầu: Cá chết do độc tố. Các chuyên gia khoa học sau đó cũng lý giải, độc tố có rất nhiều loại, do con người gây ra như độc tố hóa học hoặc do tự nhiên.

Mặt khác, dựa trên đặc điểm của hiện tượng cá chết các chuyên gia cũng khẳng định đó là một loại độc tố rất mạnh./.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2016 12:10 am    Tiêu đề: VỤ CÁ CHẾT TỪ VŨNG ÁNG HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ !


TÂM SỰ CÙNG HẬU DUỆ

Mình đang sống ở Mỹ nhưng tâm lúc nào cũng hướng về bên quê nhà, "Việt Nam", do đó, tình hình bên nhà mình nắm rất vững. Vài tuần vừa rồi, tin tức quan trọng, nóng, sốt dẽo nhất liên quan đến tài nguyên - môi Trường, du lịch, kinh tế và nhất là đời sống của người dân, là "VỤ CÁ CHẾT TỪ VŨNG ÁNG HÀ TĨNH ĐẾN HUẾ! "

Mình đã nghe nhiều tin tức, xem nhiều video clip & đăng "Cuộc họp báo “dị thường” của Bộ Tài nguyên-Môi trường về vụ cá chết" trên trang mạng Duy Tân rồi. Phần nhận định dành cho mọi độc giả. Chủ yếu bài này, mình muốn truyền lại thế hệ Hậu Duệ là phải tin tưởng vào khoa học, đam mê khoa học, rồi nghiên cứu khoa học để tự bước đi bằng những bước chân của chính mình. Ngày nay, kho tàng khổng lồ nằm ngay trước mặt bạn, bạn muốn gì? cần gì? v.v...Chỉ cần đánh máy "nội dung" bạn cần vào "Google" rồi bấm Search là nó ra ngay một số dữ kiện liên quan và bạn tha hồ mà chọn lựa để học hỏi & nghiên cứu hầu mở mang kiến thức.

Chuyện cá chết trên biển từ Hà Tĩnh đến Huế chưa cần phải nhờ đến những nhà khoa học ngoại quốc. Không nên ỷ lại & mang tinh thần vọng ngoại! Bao nhiêu nhân tài Khoa học, Thạc sỹ, Tiến sỹ Việt Nam đâu rồi?

Nhân tiện đây mình muốn trình bày những thành quả tượng trưng của một thành viên Duy Tân Mai Hữu Thọ cho thế hệ Hậu Duệ thưởng ngoạn nhé!

Nếu Mai Hữu Thọ có nước biển ở Vũng Áng Hà Tĩnh thì chỉ 8 giờ làm việc Thọ có thể cho kết quả chính xác tất cả những nguyên tố nào trong bảng phân loại tuần hoàn mà chủ nhân mẫu hàng yêu cầu.  Kết quả sẽ được EPA Hoa Kỳ chấp nhận vì Thọ làm cho phòng thí nghiệm có giấy phép của Hoa Kỳ.

Mai Hữu Thọ có thể phân tích mẫu là chất lỏng, chất đặc, đất, ngay cả không khí. Ví dụ: Tìm Chì trong không khí ở kết quả cuối cùng.

Người VN có bàn tay nhỏ, mềm mại, khéo léo, tỷ mỷ v.v...thành thử dễ thành công trong những việc nhỏ & tinh vi.

Vài hàng tâm tình cùng Hậu Duệ!

Chữ ít ~ Tình nhiều!

Thân ái,

Mai Hữu Thọ


Kết quả EPA WP028 Spríng 1992 PE Samples
(Chất lỏng )

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trang 1

Đơn vị là ug/L (nồng độ rất nhỏ)


Kết quả EPA WP028 Spríng 1992 PE Samples
(Chất lỏng )

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trang 2

Nhiều kết quả đúng hay gần đúng 100%


Kết quả EPA WP028 Spríng 1992 PE Samples
(Chất lỏng )

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Trang 3

Nhiều kết quả đúng 100%


Kết quả EPA OKWP19 April 2005 WP19 Samples (Chất lỏng )

Bấm vào để xem hình lớn hơn

ORGANIC SAMPLE


Kết quả Environmental Lead Proficiency Analytical Testing (ELPAT) Program

Bấm vào để xem hình lớn hơn

% Rec (Recovery): Tỷ lệ kết quả gần đúng 100%


1) Lead Pb (Chì) trong SƠN

2) Lead Pb (Chì) trong ĐẤT

3) Lead Pb (Chì) trong KHÔNG KHÍ


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2016 8:05 pm    Tiêu đề: Một bức ảnh nghìn lời nói


Một bức ảnh nghìn lời nói

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bảng hiệu tại Vũng Áng


Một bức ảnh nghìn lời nói

Vũng Áng nằm trong huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nơi nhà máy thép của Tầu Formosa thải độc tố vào biển làm chết cá hàng lọat suốt từ Hà Tĩnh xuống Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Đã có người ngô độc tại Đà Nẵng.

"Bạn nghĩ gì về Bảng Hiệu này?"


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2016 7:18 am    Tiêu đề: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Cá chết từ Hà Tĩnh đến Huế (Tháng 4/2016)


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh?

Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ

Những dự án và tượng đài nghìn tỉ

Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh?

Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh?

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại

Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải

Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?

Anh không biết em làm sao biết được

Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước

Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

Cô Giáo Trần Thị Lam

(Trường chuyên Hà Tĩnh)

Những bài hoạ & hồi đáp bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?"

Hoàng Trọng Thanh (Danlambao) - Cảm nhận thấy mình cũng là một trong những người mà Cô giáo Trần T. Lam có thể gọi bằng "Anh" nên tôi xin Họa Đáp bài thơ này để chia sẻ những suy tư về hiện trạng đất nước cùng cô & tất cả Quí vị nào còn nặng lòng với Tổ Quốc).

Đất nước mình không ngộ quá đâu em

Bốn ngàn tuổi! Chẳng phải dân không chịu lớn

Vì bẩy mươi năm đảng bắt dân bú mớm

Nên trước những bất công dân bận, chửa kêu đòi...

Đất nước mình chẳng lạ lắm đâu em

Dẫu thành tích bánh chưng, tượng đài ngàn tỉ

Cờ 6 sao đón vua Tập được thực hiện kỳ vĩ

Chỉ vì sinh mạng dân Việt sao bằng đảng phải sống còn!

Đất nước mình buồn/vui tùy góc nhìn thôi em

Vì biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Đảng đã dâng Tàu để tình hữu nghị thắm thiết

Thuyền có nằm bờ... mới thấy sóng khơi xa!

Đất nước mình quả đáng giá để em thương

Con cháu ta vừa sinh ra đã mang di sản đảng để lại

Dẫu món nợ này buộc phải trang trải...

Nhưng trước 5 châu, kẻ ngu hèn mới cúi đầu!

Em hỏi anh: Đất nước mình rồi sẽ về đâu

Như em hiểu: một qui luật biết được

Khiếp nhược thì ắt giúp đảng dẫn mau tới trước

Bắc thuộc lần 5 chắc hẳn đã chặn đầu!!

Hoàng Trọng Thanh

danlambaovn.blogspot.com

*

T.M (‪Danlambao‬)

Đất nước mình chẳng lạ lắm đâu em...!

Đất nước mình... chẳng lạ lắm đâu Em...

Kể từ khi... Đảng, Bác làm đảo chính

Cướp chính quyền... nhân dân cứ chịu Nín

Đảng cướp nhà "bất công chẳng dám đòi"

Đất nước mình có lạ lắm chi em...!

Bánh chưng to... trò chơi Đảng Ma Mị

Những dự án, tượng đài rút ngàn tỷ

Sinh mạng người... với Đảng hạt cát bay...!

Đất nước mình "áp chót chẳng đáng sống"

Những anh chồng vui với chén rượu cay

"Có Đảng Lo" biển chết họ cứ say

Muốn đổi thay... chung tay họ đứng dậy...!

Đất nước nghèo Đảng mừng dễ khiến Dân

Gánh nợ công, vét xong Đảng trốn chạy

Di sản ư? Đảng vơ vào chia chát

Trước năm châu... giơ tay xin Giặc Tàu...

Muốn đổi mau... chung nhau vùng đứng dậy

Dẹp Đảng hèn bán nước để cầu vinh

Muốn dân mình... muôn nơi cùng no ấm

Chớ Lặng Thinh... Đè Nén Sống Lặng Câm..

T.M

danlambaovn.blogspot.com

Đất nước mình ngộ quá phải không em? (1)

(Tặng người em gái đồng hương GV. Trần Thị Lam Hà Tĩnh)

Đất nước mình ngộ quá phải không em?

Bốn ngàn năm quốc hội vẫn bù nhìn

Trong chính phủ toàn những tên tướng cướp

Tuổi bốn ngàn vẫn bập bẹ cà lăm.

Đất nước mình lạ quá phải không em?

Làm bánh chưng dâng Bác cả ngàn cân

Xây cầu cống, bằng bê tông cốt nứa (2).

Dân đói rách nuốt nước miếng chết thèm.

Đất nước mình buồn quá phải không em?

Lâu lắm rồi dân tộc Việt bần hàn

Bị bóc lột thiếu cả cơm lẫn áo.

Ruộng chết khô, không có thủy nhập điền...

Đất nước mình thương quá phải không em?

Giữa ban ngày mà cứ tưởng là đêm

Phải phấn đấu không cần đèn điện sáng.

Ra nước ngoài xấu hổ giống như câm.

Đất nước mình rồi sẽ về đâu em?

Biết về đâu, chắc chắn sẽ mất tên.

Nhưng không thể, em ơi còn hơi thở

Anh và em thề quyết giữ niềm tin.

Nguyễn Đình Hoài Việt

(1) Trả lời bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh"? của tác giả Trần thị Lam Ha Tĩnh.

(2) Xây cầu cống, lầu đài bằng cốt tre nứa thay bằng sắt vì tham nhũng.

*

Chỉ Chấp Nhận Hy Sinh...

Em hỏi anh, giờ biết trả lời sao

Mấy chục triệu dân vẫn nắm mơ chưa tĩnh

Cứ để mặc một nhóm người lừa phỉnh

Thay phiên nhau lột xác vẫn ngoan hiền

Chẳng có gì gọi là lạ đâu em

Người ta thích tranh nhau làm hoành tráng

Từ tượng đài và biết bao dự án

Thì bánh chưng tô hủ tiếu lớn chuyện thường

Đất nước mình còn lắm chuyện tang thương

Xương sống trường sơn đả bán chia xẻ dọc

Biển trùng khơi sóng gào hòa tiếng khóc

Của ngư dân giặc bắn giết tan tành

Đất nước mình dần mẩt cả màu xanh

Tài nguyên hết, nợ nần càng chồng chất

Dân cứ mãi đói nghèo cùng bệnh tật

Vắt máu xương nuôi lũ quỷ ba đình

Em hỏi anh đất nước sẽ về đâu

Anh dám chắc sẽ chư hầu tàu cộng

Khi toàn dân không vùng lên đòi sự sồng

Vẫn còn mê còn lo thủ phận mình

Hãy vùng lên và chấp nhận hy sinh

Xóa lũ quỷ tạo đất nước mình cái mới

Chỉ có vậy khi một lòng tiến tới

Phá xiềng gông dựng lai nươc non nhà.

Henry Trần (Danlambao)

*

Họa "Đất nước mình ngộ quá phải không anh! "

Đất nước mình không ngộ lắm đâu em

Bốn ngàn tuổi mà dân không lớn nổi

Bằng vũ lực Đảng ép bú mớm đã mấy mươi năm

Quốc hôi bù nhìn toàn một lũ tham lam

Đất nước mình chẳng lạ quá đâu em

Làm chiếc bánh chưng vô nghĩa chỉ vì sĩ

Rút ruột dự án và xây tượng đài nghìn tỉ

Chỉ để có tiền cho con cháu ăn chơi

Đất nước mình buồn quá em ơi

Còn đâu biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền bị tàu lạ đánh đắm ngoài khơi...

Đất nước mình tang thương quá em ơi

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần người ta để lại

Tương lai mai sau chẳng có gì ngoài hoang dại

Nhìn ra năm châu mà không khỏi lệ sầu

Đất nước mình không biết sẽ về đâu

Chỉ biết chắc là đang bị ép theo Đảng

Tìm xã hội chủ nghĩa chả biết ở nơi đâu

Theo Thành đô đất nước ắt về Tàu

Muốn nước mình sẽ không còn ngộ nữa

Chẳng còn nhiều cơ hội nữa đâu em

Tautang Nguyen (Danlambao)


Về Đầu Trang
phucminh53



Ngày tham gia: 08 Mar 2009
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2016 8:39 pm    Tiêu đề:

Dù sao trong bao lau nay tôi mới được được đọc một tiếng " gọi " trước nổi đau cũa người dân Việt . Tôi đã có năm năm làm việc ở " Viện nghiên cứu biển Nha Trang " trong phòng Hoá biển nên tôi rất đồng ý với anh Mai Thọ vè khả năng phân tích để xác định đích danh chất độc gây ra tình trạng cá chết NHƯNG RÕ RÀNG LÀ TRONG NƯỚC KHÔNG ĐƯỢC NÓI KHÔNG ĐƯỢC LÀM .Tôi cũng đã theo dỏi từ báo trong nước đên các blog ngoài luồng nên cũng nắm được nội dung đầy " nhục nhã " cũa những cuộc họp báo .Chúng ta ở đây nên cũng biết rõ BP làm tràn dầu ra biển đã phải gồng mình đền bao nhiêu tiền do ảnh hưởng đến công ăn việc làm cũa người dân .Còn dân mình " một việc có ảnh hưởng rõ ràng đến môi sinh môi trường và có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cũa người dân không biết bao nhiêu thế hệ .Rồi lời tuyên bố đầy tính thách thức cũa phó giám đốc đối ngoại Formosa ,vậy mà mọi việc đều êm xuôi và có khuynh hướng được " lái theo một hướng khác " .Thử hỏi một đất nước mà người ta nhập vào bao nhiêu tấn hoá chất độc hại chẳng lẻ không biết và không có một tài liệu lưu nào hay sao ? hay chẳng biết gì vì đó " có yếu tố nước ngoài " ?????? Nói nhiều cũng chẳng được gì nhưng mà cứ nói cho đỡ tức nghẹn trong lòng .Bây giờ mới thấm thía bài ca cũa Việt Khang VIỆT NAM TÔI ĐÂU ....... :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:  :khocnhe:
Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2016 9:50 pm    Tiêu đề:



      Thấy hình mà buồn cho đất nước
       Biết chuyện mà lo cho dân mình
       Hỏi ai còn để mắt chuyện nhà
       Hỏi đâu người có tấm lòng VIỆT NAM
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun May 01, 2016 3:39 pm    Tiêu đề: CÁM ƠN


CÁM ƠN

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Kết quả chính xác tuyệt vời cho Nguyên Tố Thủy Ngân (Mercury)


Quý bạn Phúc Minh & Henry Chang thân mến,

Chân thành cám ơn quý bạn Phúc Minh & Henry Chang, những thành viên trẻ, kiến thức, năng động, nặng lòng quê hương...của diễn đàn trunghocduytan.com đã thưởng thức & đăng thêm bài ủng hộ.

Riêng tặng thêm 2 bạn thành tích của tôi trong vấn đề phân tích chính xác nồng độ của nguyên tố THỦY NGÂN (MERCURY) với mẫu của OWRB ngày 20 tháng 6 năm 1991.

Kết quả của tôi là 0.031 mg/L trong khi kết quả của họ là 0.02985

mg/L. (mg/L: mg/Lít là ppm là par per million là một phần triệu, là nồng độ rất nhỏ). Phần trăm chính xác là 103 %. Người VN mình, không thua người ngoại quốc giỏi đâu, quý bạn ơi!

Chữ ít ~ Tình nhiều!

Thân ái,

Mai Hữu Thọ

SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời

Sống nhìn thế giới hổ chăng ai

Sống làm nô lệ cho người khiến

Sống chịu ngu si để chúng cười

Sống tưởng công danh, không tưởng nước

Sống lo phú quý chẳng lo đời,

Sống mà như thế đừng nên sống !

Sống tủi làm chi đứng chật trời?

Cụ Phan Bội Châu





Mã Tiểu Linh kêu gọi nhân dân thức tỉnh sau vụ cá chết miền Trung



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Tue May 03, 2016 8:15 am    Tiêu đề: Cá Nha Trang cũng chết rồi !


CÁC BÈ NUÔI CÁ BỚP TẠI NHA TRANG ĐÃ THẤM CHẤT ĐỘC FORMOSA CHẾT HẰNG LOẠT.

Bấm vào để xem hình lớn hơn

VietPress USA (30-4-2016): Mục “Đọc Báo Dùm Bạn” trích đang bài “Dân bàng hoàng vì cá bớp chết hàng loạt” của Báo Nông Nghiệp Việt Nam (http://m.nongnghiep.vn/dan-bang-hoang-vi-ca-bop-chet-hang-loat-post163096.html).


Subject: Cá Nha Trang cũng chết rồi.

(Vân Trần sưu tầm)

Saturday, April 30, 2016

Người dân nuôi Cá Bớp chợt nhiên trắng tay vì 90% cá Bớp sắp bán đều chết sạch! 11 Trại nuôi Cá Bớp ở Hòn Thị, Nha Trang đang điêu đứng vì các bè cá Bớp chết hằng loạt!


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Báo nầy chỉ nêu sự kiện, không dám nói đến nguyên nhân, mà toàn dân ai cũng biết đó là do khu công nghiệp Vũng Áng đầu tư của TC. Ống xả chất thải chứa Kim loại nặng, chì, và cyanur, đã giết hết mọi sinh vật trong nước biển, và sẽ thấm sâu vào đáy biển sát bờ biển Việt Nam. Ngành du lịch sẽ không ai dám tới; tôm cá Việt Nam sẽ chẳng còn nước nào dám nhập vào. Tội ác nầy do nhóm chóp bu đảng CSVN, và đầu sỏ Trung ương nắm Chính quyền CSVN. Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng đã mất chức Thủ Tướng CS rồi; nhưng đa phần trong tội ác nầy có dính tới tên nầy, và dĩ nhiên tập trung vào đầu của tên tham quyền bám ghế Nguyễn Phú Trọng lú. Mời đọc bài về các Bè nuôi Cá Bớp tại Nha Trang cách xa Vũng Áng Hà Tĩnh, nhưng Cá đã chết hằng loạt!

Tin từ Hoa Thịnh Đốn cho hay: Hoa Kỳ đang bắt đầu xem xét việc nhập hải sản của CS Việt Nam!


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu May 05, 2016 6:46 am    Tiêu đề: ĐẤT NƯỚC VỀ ĐÂU ???

ĐẤT NƯỚC VỀ ĐÂU ???
(Thơ : Cô Giáo Trần Thị Lam )



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat May 07, 2016 1:58 pm    Tiêu đề: Dân chủ minh bạch hiệu quả hơn Độc Đảng bưng bít !

Dân chủ minh bạch hiệu quả hơn Độc Đảng bưng bít !
(Thiên Hồ sưu tầm)


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun May 08, 2016 6:13 am    Tiêu đề: MỜI ĐỌC THƠ "QUA ĐÈO NGANG" THỜI "CÁ CHẾT"


MỜI ĐỌC THƠ "QUA ĐÈO NGANG" THỜI "CÁ CHẾT"

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Qua Đèo Ngang

(Phan Chi sưu tầm)

Bước tới Đèo Ngang bỗng trúng tà

Mù trời ống khói Formosa

Nghênh ngang Vũng Áng, Tàu ngàn đứa

Nhung nhúc Kỳ Anh, Khựa vạn nhà

Chất độc đen ngòm ô nhiễm biển

Cá tôm trắng phếu chết ra ma

Dừng chân đứng lại lòng tê tái

Một mảnh sơn hà nay thuộc Hoa!

Đinh Bá Truyền phỏng tác


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun May 08, 2016 11:23 pm    Tiêu đề: VỚI BIỂN MIỀN TRUNG !


VỚI BIỂN MIỀN TRUNG !

Bấm vào để xem hình lớn hơn

VỚI BIỂN MIỀN TRUNG!

Ai khóc dùm cho Biển một lời không?

Ai trả lời đi! Biển quê mình sao vậy??

Ai thấy gì không? Biển đang chết đấy!

Biển oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van!

Miền Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn

Biển bạc thân thương cho vàn thứ cá

Đánh bắt gần xa, cá về ấm dạ

Giờ chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu???

Dân chết trong lòng, đỏ mắt nhìn nhau

Thuyền đậu, tàu neo, lưới chài đem cất

Cá gom về chôn đầy trong lòng đất

Bến cá thuyền về không í ới chào mua

Biển Miền Trung cá nằm chết, đau chưa!

Oan ức lắm, dân làm chi nên tội

Ai? Ai? Ai?... gây ra bao tội lỗi

Không lẽ trời??... gây nông nỗi... ai lo?

Ai lập đàn trời kêu cúng để cho

Nước sạch lại như thời vua từng lập

Ai sẽ kêu oan, nói lên điều đau nhất

Hay dân mình nói mãi để mình nghe !!!

Lại Huyền Châu


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed May 11, 2016 1:54 pm    Tiêu đề: Bình Luận bài thơ "Đất Nước MÌnh Ngộ Quá Phải Không Anh"


Bình Luận bài thơ "Đất Nước MÌnh Ngộ Quá Phải Không Anh"


Tôi đã đọc "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH..."

Vỹ Đặng

(Phú Lan sưu tầm)

Một đời học văn, một đời viết báo, tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về đất nước. Những bài thơ viết về đất nước và những bài lấy hẳn tiêu đề là ĐẤT NƯỚC. Đất nước hiện lên trong văn chương, trong thơ ca một thuở đầy tự hào, tỏa sáng lung linh. Hãy xem: Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trong veo, bình yên và đầy chất thơ cùng "gió thổi mùa thu hương cốm mới". Đất nước ấy bị giày xéo thảm thương với "những cánh đồng quê chảy máu / dây thép gai đâm nát trời chiều", nhưng cũng đầy bất khuất: "Súng nổ rung trời giận dữ / Người lên như nước vỡ bờ / Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng loà". Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là cánh hạc từ ngàn xưa bay về, mang theo linh hồn và tự tình dân tộc. Đất nước là "tóc mẹ thì bới sau đầu", là "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn", là gấm vóc, là giang san, là thương yêu biết mấy cho vừa: "Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm / Đất Nước là nơi ta hò hẹn / Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm / Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi...". Đất nước trong ca từ của Phạm Minh Tuấn, diết da như từng nốt nhạc dịu dàng:

"Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu...". Còn đất nước trong thơ Chế Lan Viên thì đầy chất thơ ca, và cũng đầy oai hùng bất khuất: "Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc / Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn / Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc / Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng..."

Tươi đẹp, nhân văn, nhân hậu và oai hùng như thế, ai sinh ra mà không tự hào khi mình may mắn được là con dân, công dân của một đất nước như vầy?

Ấy thế mà đất nước ngày hôm nay, cứ nghĩ đến là lòng đau quặn thắt.

Cái oai hùng, mãnh liệt ngàn năm đâu mất, giờ chỉ còn lại là sự sợ hãi, khuất phục, nhút nhát, rụt rè. Đất nước một thời ta ngẩng đầu hiên ngang, giờ đây cúi gằm mặt bước đi lầm lũi cứ như kẻ có tội hay điều chi mờ ám. Đất nước tan tành từ biển cả đến núi non, và tan tành cả lòng người. Giờ nói về đất nước, người ta chỉ biết ngậm ngùi cảm thán. Lãnh đạo thì nói dối, nói dối leo lẻo, biết mình nói dối mà vẫn không hề mắc cỡ, hay nói theo ngôn ngữ miền Bắc là không hề biết ngượng mồm. Dân thì biết đấy nhưng không nói lại được, và cũng không có con đường nào để nói lên ý mình. Lạ nhất là gần trăm triệu dân đều một lòng một dạ, nhưng bất lực bởi bị bưng mắt bịt tai bởi những lời nói giả dối, ấm ớ, quàng xiên, né tránh sự thật.

Và trong bối cảnh ấy, tôi đã đọc "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH..." của Trần Thị Lam.

Một bài thơ đầy cảm thán. Nó chẳng tự hào, nó không ru ngủ như một thời tôi đã phải học những "đất nước" lung linh ánh bạc trong trường phổ thông.

Lấy cái khác với lẽ thông thường để gọi là "ngộ", "lạ", là một cách nói có chút mỉa mai và chê trách nhẹ nhàng, là cái tứ của tác giả. Mà cũng chỉ vậy thôi, ngôn ngữ thơ ca không có những ùn ùn mắng nhiếc, ào ào gào thét như người ta trực tiếp chỉ vào mặt nhau, hoặc chửi rủa như trên các trang xã hội được.

"Đất nước mình ngộ quá phải không anh

... Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi..."

Không ngộ đâu nhưng mà là ngộ thật. Ngộ bởi vì nó quá khác cái lẽ thường tình. Chữ "ngộ" thốt lên nhẹ nhàng nhưng quặn thắt, xót xa. Bởi ai cũng biết vì sao nó ngộ, bởi tác giả biết vì sao nó ngộ, nên mới dùng chữ "ngộ" cho thơ mình. Ai? Ai làm cho người dân "trước những bất công vẫn không biết kêu đòi"? Chỉ ra được quá đi chứ? Ấy vậy mà chính những người có trách nhiệm kêu đòi cho đất nước, cho dân tộc lại là những kẻ khỏa lấp đầu tiên. Điều ấy đúng là rất "ngộ".

Một hình ảnh so sánh độc đáo, giữa cái "kỳ vĩ" đầy hào nhoáng với cái thân phận bé mọn của con người. Mấy ngày qua câu chuyện và lời phát biểu "nhỏ như cái móng tay" đang bị dư luận rùng rùng phẫn nộ, đã đi vào thơ của Trần Thị Lam, một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Không gào lên, không rủa sả, không chửi bới, mà chỉ với một câu thơ giản dị trong một khổ thơ so sánh, tác giả chọn cách nói cho riêng mình:

"Đất nước mình lạ quá phải không anh

Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ

Những dự án và tượng đài nghìn tỉ

Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay..."

Phép so sánh đầy sáng tạo. Đã quá nhiều lần, những cái "to nhất" đầy phản cảm đã bị người dân lên án. Tất cả những cái "to nhất" đó cuối cùng cũng đều vứt đi vì không dùng được. Vậy mà người ta còn dùng cả xốp, mút để độn, cho cái thành tích đó to ra. Cái tư duy gian trá của "con cháu" đời nay đó đã được người ta đưa cả vào trong lễ vật dâng lên tổ tiên, lên vua Hùng, lên chính vị vua đã từng làm ra sản vật đó.

Người ta mải miết chạy theo những cái thành tích "to nhất" ấy, trong khi đó lẽ ra đối tượng đáng quan tâm nhất là CON NGƯỜI, thì bị gạt qua một bên. Người ta sẵn sàng chà đạp lên thân phận con người, xem chuyện một con người bị hàm oan chỉ bằng cái móng tay. Chuyện ông Tấn với quán cà phê Xin Chào, ông Bỉ với cái chòi vịt không hề là những câu chuyện đơn lẻ, cá biệt, mà nó chính là những minh chứng hùng hồn nhất, tiêu biểu nhất cho một cái thể chế không hề coi trọng con người, tùy tiện trong việc quyết định số phận người khác bất kể sai đúng, khổ đau.

Buồn chớ sao không buồn, thương chớ sao không thương, khi giang sơn gấm vóc bị người ta khai thác đến kiệt quệ, tàn hại đến tận cùng.

Những hình ảnh tác giả đưa lên, vốn đã từng lung linh trên những trang thơ ngày trước, cũng đã từng lung linh trên hàng vạn bức tranh. Thế nhưng trong "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...", từng hình ảnh hiện lên, cũng biển xanh sông gấm, cũng non xanh nước biếc, nhưng sao da diết đớn đau.

"Đất nước mình buồn quá phải không anh

Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa..."

Phải rồi, non sông càng tươi đẹp thì lòng càng buồn đau, vì nó đang bị tàn phá không thương tiếc. Nó bị đào lên đem bán, nó bị rải chất độc từ núi cao đến biển xa, độc tố không khác gì chất độc dioxin mà ta đang vận động quốc tế lên án, đòi bồi thường.

Nhạc tính trong câu "Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc" cũng miên man, cũng trải dài không dứt, cũng đưa người ta tới cảm giác lâng lâng trước một bức tranh sơn thủy với màu xanh bất tận. Nó đẹp vậy nhưng tự dưng chết nghẹn, bởi những thanh trắc và vần "ết", như một dấu chấm hết, một cái kết đột ngột, bất ngờ. Bất ngờ đến mức những cái mất mát trải ra trước mắt rồi đấy mà vẫn không thể nào kịp tin:

"Rừng đã hết và biển thì đang chết"

Và cái sự khắc khoải chờ chết ấy, được tác giả gói gọn bằng hình ảnh những con thuyền phơi nắng phơi sương dần dần mục nát. Thuyền thì phải có biển, phải ra biển, thì thuyền mới "sống", mới tung hoành được, cũng như con chim có bầu trời cao, con cá với sông với nước. Chớ thuyền mà nằm bờ thì thuyền chết, dân đói, cuộc sống héo mòn.

Những câu hỏi băn khoăn của tác giả không mới, nhưng một khi không ai trả lời thì nó không bao giờ là câu hỏi cũ. Nợ công lút đầu nguy cơ gây vỡ nợ quốc gia nhưng người ta vẫn báo cáo tình hình kinh tế ổn định, làm sao mà người có hiểu biết chút ít và quan tâm thời cuộc không lo âu. Chỉ cần một đứa trẻ vừa lọt lòng ra cũng sẽ như bà già trăm tuổi, cùng với cha mẹ chúng, lập tức phải gánh 20 triệu đồng nợ công trên lưng:

Đất nước mình thương quá phải không anh

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại

Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải

Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

"Gánh", chỉ là một từ giản dị, bình dân, mà động tác này cũng chỉ có ở thôn quê mới có, nhưng đã có sức nặng lột tả được khối nợ công làm oằn vai đất nước một cách bàng hoàng. Gánh, là công việc của người có sức vóc, như dân lao động ở nông thôn vẫn gánh đá, gánh lúa, gánh khoai.

Gánh, là đôi quang trên vai bà mẹ tảo tần hôm sớm: "Gánh gồng trĩu nặng trên vai / Đôi chân mòn mỏi xóm mai chợ chiều / Thân gầy dáng cỏ hắt hiu / Áo nâu bạc trắng nắng chiều như vôi" (Tg). Khi lớn lên, trưởng thành, vỗ cánh bay xa, có cuộc sống xa nhà, lòng ta vẫn thắt nghẹn khi nhớ về quê hương, nhớ về gia đình với hình ảnh đôi quang gánh trên chiếc lưng còng, trên tấm thân còm cõi của mẹ.

"Gánh", là nặng như vậy đấy. Chỉ những vật phải nặng mới gánh, còn vật gì nhẹ thì người ta cầm, xách, mang đi. Vậy mà ngày nay, đứa trẻ sơ sinh có sức vóc gì đâu mà cũng phải oằn lưng ra cùng người lớn gánh món nợ khổng lồ do người ta đi vay mượn về tiêu pha hoang phí và bỏ túi cá nhân. Điều mà cha ông ta dạy "đời cha ăn mặn đời con khát nước" đã bắt đầu hiển hiện, lừng lững ra trước mắt. Nó không còn là nỗi lo xa xôi nữa. Tác giả đã thực sự lo sợ, với những câu hỏi "gửi trời xanh, gửi người sau, người trước", cuống quít, vội vàng. Mặc dù nhịp thơ chậm, có phần như ưu tư lắng vào, nhưng điệp từ "Gửi", cùng điệp cấu trúc "người sau / người trước", giúp ta hình dung ra một sự khẩn thiết, gấp gáp, người hỏi đang chới với đôi tay giữa thinh không, vùng vẫy ngược xuôi, như tìm kiếm, như bấu víu trong vô vọng.

"Đất nước mình rồi sẽ về đâu?", đây không phải đây là câu hỏi lần đầu, mà người ta đã hỏi nhau nhiều lắm. Nhưng nó được tác giả bê nguyên câu nói ngày thường và đưa vào đây, đúng ngữ cảnh đã trở thành câu thơ đau đáu. Nó đau đáu đến mức, người ta sợ phải nghĩ tới nó mỗi khi nghĩ đến rừng vàng biển bạc cạn kiệt, khi nghĩ đến nợ công lút đầu, và nghĩ đến những lời lãnh đạo dối trá, lừa dân.

Tác giả không hề dụng công làm văn chương. Toàn bài thơ, tất cả các câu thơ chỉ là những câu nói giản dị, ngôn từ giản dị, không huy động thủ pháp nghệ thuật, không nỗ lực huy động ngôn ngữ thơ ca. Nhưng bài thơ vẫn có sức lay động lòng người mãnh liệt, thậm chí sức lay động chính là ở điểm này. Bởi, đây là tiếng lòng trung thực nhất, nỗi lo đau đáu bật lên từ tâm can, nó thành thơ bởi tác giả là người biết dùng vần điệu để chuyển tải suy nghĩ. Không có câu nào, chữ nào là hạt ngọc lung linh, toàn bích, là điểm nhấn cả. Mà tất cả, từng câu từng chữ đều gánh nặng tâm tình, tạo nên cảm xúc thơ. Có chăng nếu có chút dụng ý ngôn từ, thì có thể đó là phép dùng từ biểu lộ cảm xúc tịnh tiến, và cũng nhẹ nhàng chứ không găy gắt, không đao to búa lớn: Đó là, ban đầu "Ngộ", rồi đến "Lạ", kế đến là "Buồn", và cuối cùng là "Thương". Quả đúng như trình tự cảm xúc. Thấy gì khác thường, người ta thấy "ngộ". Nhưng "ngộ", đó chỉ là trường hợp đơn lẻ. Còn sau đó, thấy quá nhiều thứ khác với lẽ thường tình mà nó vẫn tồn tại bình thường, thì rõ ràng không còn là "ngộ" nữa, mà là "lạ" quá rồi. Và khi hiểu ra cái bản chất của nó, hiểu rằng người dân không thể tự quyết định được cuộc đời mình, không có quyền quyết định số phận dân tộc mình, đất nước mình, thì người ta chỉ còn biết buồn thôi, và cuối cùng là "thương" một cách dằn vặt. Tiếc một chút là tác giả còn thiếu một chữ "Đau" cho đủ các cung bậc cảm xúc, và nói đúng tâm trạng của người dân đang quan tâm đến vận mệnh đất nước hiện giờ. Nhưng có lẽ, biết đâu ý tại ngôn ngoại, toàn bài thơ đã dấy lên một cảm xúc đau buồn rồi, nên tác giả không cần đến chữ "đau" đầy khắc khoải nữa này chăng?

Điều tôi tiếc nhất là ở câu thứ hai trong bài, nếu tác giả bỏ chữ "DÂN" đi thì hay biết mấy. Không phải "Bốn ngàn năm tuổi mà DÂN không chịu lớn" như tác giả nghĩ. Dân tộc ta vĩ đại lắm, nhân dân ta lớn lao lắm, nhưng họ không ngẩng đầu lên nổi, không phải vì họ không chịu ngẩng đầu. Ai đã làm gì để họ không lớn nổi, không thể ngẩng cao đầu?

Ai đã làm gì để trước bất công thiệt thòi mà người dân không thể kêu đòi? Thiết nghĩ ai cũng hiểu được, và tác giả "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH..." cũng có thể tự trả lời.

(28/4)

Vỹ Đặng

---------***----------

Bài thơ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh

Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ

Những dự án và tượng đài nghìn tỉ

Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh

Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại

Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải

Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh

Anh không biết em làm sao biết được

Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước

Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

Trần Thị Lam


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat May 14, 2016 11:55 pm    Tiêu đề: Nhạc Chế : Thương Cá Miền Trung- Hồ Minh Tài

Nhạc Chế : Thương Cá Miền Trung- Hồ Minh Tài



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Mon May 16, 2016 12:35 pm    Tiêu đề: Xin đừng vô cảm

Xin đừng vô cảm
(Thiên Hồ sưu tầm)

Biển Đông ngắm nghía mênh mông!
Nỗi niềm vương vấn, nỗi lòng bôn chôn
Biển Đông cung cấp cá tôm
Cá tôm chết trắng, héo hon lưới chài!
Đừng làm mắm cá nhiễm chì
Người ăn bệnh hoạn, giống nòi xót xa!
Formosa, Formosa...?!!!
Vô tình hay cố gây ra hãi hùng?!
Nhà cầm quyền, gẫm lạ lùng?!
Lọc lừa, giấu giếm hành tung tày trời?!
Bề ngoài, hô hoán rạch ròi
Bên trong, có phải mặn mòi phong bao?!
Cớ sao, gian dối đồng bào?!
Ngư dân lâm cảnh lao đao cuộc đời!
Từ đây, ngần ngại biển khơi  
Neo thuyền, đời sống tả tơi âu sầu!
Mạc Đăng Dung, quỵ lụy Tàu?!
Đem dâng sáu động, đớn đau bẽ bàng
Ăn năn bán nước xốn xang!
Buồn rầu mà chết, thân mang lỗi lầm!
Ngày nay, cũng thứ hại dân
Hiến dâng biển đảo, nợ nần đổi trao?!
Nam Quan, Bản Giốc cắt giao!
Ai đành vô cảm, đồng bào long đong?!
Quân Tàu rình rập, thấy không?!
Tận tâm cứu nước, mới mong sống còn!

Ngày 9-5-2016
Nguyễn Lộc Yên
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed May 18, 2016 12:40 pm    Tiêu đề: Formosa-Plastics, thương hiệu cực xấu trên thế giới !


Formosa-Plastics, thương hiệu cực xấu trên thế giới

Người dân biểu tình phản đối công ty Formosa ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.


Formosa-Plastics, thương hiệu cực xấu trên
thế giới !


Blog / Bùi Tín

(Ảnh Liên sưu tầm)

Bùi Tín

12.05.2016

"Ethecon Foundation" là một tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi hoạt động từ đầu thế kỷ XXI chuyên bảo vệ môi trường toàn thế giới, mỗi năm thường treo hai giải thưởng lớn: một giải khen tặng mang tên "Hành tinh Xanh" (Blue Planet Award), và một giải phê phán mang tên "Hành tinh Đen" (Black Planet Award). Thường giải khen tặng được trao cho cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác bảo vệ mội trường và giải chê bai dành cho các công ty làm ăn bê bối, vì chạy theo lợi nhuận mà tàn phá môi trường sống.

Đúng vào lúc nạn cá tôm chết hàng loạt trên vùng biển Đông Việt Nam, trên bản tin Ethecon ra ngày 4/5 vừa qua có bài báo dài của nhà báo Diane Wilson (Hoa Kỳ), người từng được giải "Hành tinh Xanh" năm 2006, viết về phong trào bảo vệ mội trường trên toàn cầu. Nhà báo Wilson nhiều lần nhắc đến công ty Formosa-Plastics gốc ở Đài Loan với những tội tàn phá môi trường rất nặng ở hai tiểu bang Texas và Delaware (Hoa Kỳ) và ở vùng vịnh Mexico rộng lớn, suốt những năm 1995, 1997 cho tới 2008.

Nhiều lần hãng này bị phạt tiền rất lớn, có khi phải đền cho ngư dân Texas 13 triệu đôla. Năm 2009 hãng này bị trao giải "Hành tinh Đen", bị lên án trên các cơ quan truyền thông toàn cầu. Diane Wilson cho biết Công ty Formosa-Plastics cũng từng bị chính phủ Campuchia phạt nặng và trục xuất về nước khi định lén đổ các chất hết sức độc hại xuống cảng Sihanoukville.

Công ty Formosa-Plastics hiện còn duy trì trên đất Đài Loan 169 bãi rác hóa chất lớn nhỏ, được ước lượng có chứa 4.000 tấn thủy ngân cực kỳ nguy hiểm, chưa biết đem đi chôn hoặc phân tán nơi nào cho phi tang. Các độc tố nguy hiểm nhất là Ethylene dicloride, Vinyl chloride...

Vậy thì những người lãnh đạo các Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học - Công nghệ còn chờ gì mà không vạch mặt kẻ tội phạm?

Nhưng vì sao người Tàu lại làm những chuyện ác ôn như thế?

Những người có thể trả lời cho câu hỏi này là 19 ủy viên Bộ Chính trị vì những kẻ tay sai này hiểu rõ bụng ông chủ Trung Quốc của họ chứa gì. Thiên triều chỉ muốn chư hầu xác xơ, nghèo đói, dốt nát, bệnh tật, lụn bại không ngóc đầu lên được, chỉ riêng các tay sai thân tín mới được chia cho chút bổng lộc kha khá để trị dân. Thế thôi. Có gì là khó hiểu đâu.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sinh Hoạt của hậu duệ trung học Duy Tân Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân