TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Úc thử nghiệm kỹ thuật mới lắp chân giả tại Việt Nam
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Úc thử nghiệm kỹ thuật mới lắp chân giả tại Việt Nam

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9715

Bài gửiGửi: Mon Apr 04, 2016 9:40 pm    Tiêu đề: Úc thử nghiệm kỹ thuật mới lắp chân giả tại Việt Nam

Úc thử nghiệm kỹ thuật mới lắp chân giả tại Việt Nam

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Thử nghiệm đến nay có hiệu quả đối với khoảng 70 phần trăm người tham dự. (Hình: University of Melbourne School of Engineering


Các nhà nghiên cứu Australia đang thử nghiệm kỹ thuật mới cung cấp chân giả với chi phí thấp phẩm chất cao cho bệnh nhân tại Việt Nam.

Việt Nam được chọn làm nơi thử nghiệm vì nước này có rất nhiều người đã bị thương do bom mìn hoặc tai nạn và họ ít có cơ hội gặp các chuyên viên lắp chân giả.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng hệ thống này cũng có thể trợ giúp những người khác trên khắp thế giới.

Giáo sư Peter Lee, một chuyên viên về kỹ thuật phục hồi chức năng ở Trường Đại học Melbourne, cho biết trong vài năm qua, ông và nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật mới, được gọi là khuôn áp suất (PCAST: Pressure Cast), với các bệnh nhân ở Việt Nam cần được lắp chân giả hoạt động hiệu quả.

Ông cho biết các chân giả bao gồm ổ cắm chân, chân, bàn chân và các khớp nối.

"Cẳng chân và bàn chân là bộ phận tiêu chuẩn, vì vậy tại Việt Nam chúng được sử dụng kỹ thuật polypropylene của Ủy ban quốc tế thuộc Hội Chữ thập đỏ (ICRC) với chi phí rất thấp, " ông nói.

"Nhưng các ổ cắm chân giả là trách nhiệm của một chuyên viên lắp chân giả, vì vậy chúng tôi đang tập trung nghiên cứu bộ phận này."

Giáo sư Lee cho biết vấn đề lớn ở các nước đang phát triển là thiếu chuyên viên lắp chân giả, hoặc nhân viên được đào tạo sản xuất các ổ cắm chân giả.

"Kỹ thuật này chủ yếu nhằm giảm kỹ thuật yêu cầu với nhân viên được đào tạo, vì vậy với quá trình PCAST lắp ổ cắm chân giả sẽ đẩy nhanh quá trình lắp chân", ông nói.

Giáo sư Lee và nhóm nghiên cứu thực hiện thử nghiệm với Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên Chỉnh hình Việt Nam tại Hà Nội.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bà Nguyễn Thị Lựu được lắp chân giả.
(Hình: University of Melbourne School of Engineering)


Bà Nguyễn Thị Lựu, một trong những bệnh nhân tham gia thử nghiệm, cho biết bà mất chân dưới bên phải khi bị xe lửa đâm.

Bà đã được lắp chân giả nên có thể đi bộ, chạy bộ, leo núi và đi du lịch.

"Bây giờ tôi không sợ bất cứ điều gì, các bạn có thể thấy đấy, tôi cảm thấy rất tuyệt vời, " bà nói.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Một chân giả được làm thử cho những người tham gia đợt thử nghiệm ở Việt Nam. (Hình: University of Melbourne School of Engineering)


Lắp chân giả cho bệnh nhân trong một ngày

Bà Sheridan Laing từ Đại học Melbourne cho biết kỹ thuật mới cho phép lắp chân giả cho bệnh nhân chỉ trong vòng một ngày, trong khi với loại chân giả thông thường, bệnh nhân phải chờ đợi 2-3 ngày.

"Khi bệnh nhân tới, chúng tôi giải thích cho họ mục đích của cuộc thử nghiệm, và sau đó chúng tôi bó chân còn lại bằng thạch cao và đặt vào bể PCAST, " Bà Laing cho biết.

"Chúng tôi mở vòi nước để nước chảy vào, áp lực nước giúp tạo khuôn thạch cao chính xác theo hình dạng chân còn lại của người tham gia thử nghiệm, kỹ thuật viên lắp chân giả không phải thay đổi hoặc điều chỉnh gì.

"Sử dụng khuôn âm bản này giúp chúng tôi có thể tạo ra khuôn dương bản, và bơm polypropylene - một loại nhựa chắc chắn, bền - xung quanh khuôn.

"Khuôn này là ổ cắm chân giả. Sau khi làm nóng một chút bằng nhiệt trong lò, về cơ bản khuôn đã hoàn thành.

"Bộ phận này sau đó được gắn với các thành phần tiêu chuẩn của ICRC, sau đó kỹ thuật viên có thể sử dụng để điều chỉnh thích hợp với chiều cao của bệnh nhân, và lắp ráp để bệnh nhân có thể đi lại ổn định, thoải mái và hiệu quả."


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bây giờ bà Lựu cho biết mình có thể đi bộ, leo thang và đi chơi. (Hình: University of Melbourne School of Engineering)


Hy vọng đưa kỹ thuật tới các nước đang phát triển khác

Cho đến nay, cuộc thử nghiệm mới được thực hiện với một nhóm nhỏ bệnh nhân và nó đã có hiệu quả với khoảng 70% những người tham gia.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần kỹ thuật khó khăn hơn, và Giáo sư Lee cho biết kỹ thuật này có thể giúp cho các chuyên viên lắp chân giả để họ có thể giúp đỡ bệnh nhân dễ dàng.

"Các ổ cắm PCAST thực sự không thay thế một chuyên viên chân giả được đào tạo", giáo sư Lee nói.

"Trong thử nghiệm của chúng tôi, khoảng 70% bệnh nhân tình nguyện... đã thành công với các ổ cắm PCAST - nhưng tất nhiên nghĩa là 30% còn lại cần kỹ thuật khó khăn hơn nhiều."

Các nhà nghiên cứu cho biết họ hiện cố gắng đưa kỹ thuật tới các nước đang phát triển khác.

Sarah Sedghi
Nguồn: abc.net.au

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân