TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - "Ốc đảo yên bình" ở Phi châu loạn lạc
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

"Ốc đảo yên bình" ở Phi châu loạn lạc

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Tue Mar 08, 2016 9:07 pm    Tiêu đề: "Ốc đảo yên bình" ở Phi châu loạn lạc

"Ốc đảo yên bình" ở Phi châu loạn lạc

Ốc đảo thanh bình

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Djibouti là một ốc đảo thanh bình lọt vào giữa một khu vực hỗn loạn với nạn cướp biển và tình trạng bất ổn ở Phi châu. Chính vì vị trí địa lý thuận lợi mà đất nước này đã trở thành nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Phi và là nơi Pháp có số lượng lính lê dương đông đảo nhất trú đóng. Hiện tại, trong số 53.000 khách dân sự đến với đất nước này mỗi năm, đa phần là dân làm ăn và những chuyến bay hầu như trống rỗng đến Djibouti hoàn toàn vắng bóng du khách.

Tuy nhiên tất cả có thể sẽ thay đổi trong vòng hai thập niên tới. Đất nước nhỏ bé Djibouti đang âm thầm trở thành tiêu đề trên các bài báo với ước mơ trở thành Dubai của châu Phi.


Dubai của châu Phi

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Cũng giống như Dubai, đất đai khô cằn ở Djibouti không thích hợp để làm nông nghiệp, do đó tận dụng vị trí chiến lược ở cửa Vịnh Aden – nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới – là hết sức quan trọng để biến quốc gia này trở thành một trung tâm hậu cầu của khu vực.

14 dự án cơ sở hạ tầng với số vốn đầu tư hơn 14 tỷ đô la Mỹ, tập trung vào việc mở rộng kết nối bằng đường biển, đường bộ và đường không của Djibouti cho đến năm 2035. Trong số đó, quan trọng nhất đối với du khách sẽ là một phi trường mới tách bạch chức năng quân sự và dân sự và có công suất gấp 30 số khách hiện tại đến với quốc gia này.


Những hòn đảo

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nhưng cái mà Djibouti có còn Dubai thì lại không là tài nguyên thiên nhiên dồi dào cùng với những đặc điểm địa lý, hải dương và văn hóa nổi bật.

Bờ biển dài 324km là cửa ngõ vào Hồng Hải, thu hút những người lặn tìm xác tàu đắm cũng như những người yêu thích loài cá nhám voi từ tháng 10 cho đến tháng 2 khi nước biển ấm nhất. Hòn đảo Moucha vắng lặng với chỉ 20 cư dân và hòn đảo nhỏ Maskali, vốn nổi tiếng với các rặn san hô và những bãi cát trắng, là nơi du khách có thể bơi thuyền kayak quanh những bãi biển cát trắng, hay bơi với ống thở (snorkel) và lặn biển (scuba diving). Công trình xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp trên đảo Moucha hiện đang diễn ra có thể làm sống lại sự quan tâm đối với những bãi cát trắng mịn ít người lui tới, nhất là từ nước láng giềng Ethiopia muốn tận hưởng các bãi biển mà họ không có.


Kỳ quan thiên nhiên

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Djibouti có nhiều những cấu trúc địa lý kỳ lạ có thể sánh ngang với khung cảnh kỳ ảo của Iceland. Hồ Assal, nằm cách thành phố Djibouti 90km về phía tây nam, là một trong những hồ ở độ cao thấp nhất trên thế giới với độ cao 155m dưới mực nước biển, chỉ sau Biển Chết, và có nồng độ muối cao hơn Biển Chết.

Một vài du khách tìm đường đến đó sẽ thấy rất nhiều sắc màu trong nước biển nhờ vào sự đa dạng sinh học: màu xanh của tảo, màu nâu của khoáng chất, màu trời xanh phản chiếu và màu trắng của muối. Nổi trên mặt biển mặn không có ai xung quanh là một trải nghiệm thú vị hơn cả ở Biển Chết vốn lúc nào cũng đông đúc.


Nơi sinh ra đại dương mới

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Hồ Abbe với hai phần ba diện tích nằm ở Ethiopia, là một hồ nước mặn nằm ở điểm giao nhau của ba mảng địa tầng của vỏ Trái đất gồm Somalia, Arab và Nubian. Kỳ quan địa lý này, được bao quanh bởi những núi lửa đã ngủ yên và vùng đất sụt, cuối cùng sẽ chứng kiến sự ra đời của một đại dương mới khi ba mảng địa tầng này tách nhau ra và tách vùng Sừng châu Phi với phần còn lại của lục địa trong khoảng 10 triệu năm nữa.


Phong cảnh như trên Mặt Trăng

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Các địa tầng tách nhau ra cũng sẽ tạo nên một loạt những hiện tượng tự nhiên, chẳng hạn như các khu vực cát lún lẩn khuất và những vũng nước sôi. Ngoạn mục nhất là những miệng núi lửa cao ngất – có thể cao đến 50m – được cấu tạo bởi đá hoa vôi từ những hơi nước do magma sôi sùng sục dưới lòng đất bay hơi qua những lỗ suối nước nóng tạo ra. Cảnh tượng càng trở nên kỳ thú với những đàn hồng hạc dày đặc thơ thẩn kiếm mồi.


Bộ lạc du mục

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Các nhóm bộ lạc du mục Afar chuyên chăn nuôi gia súc. Họ đưa những đàn dê và cừu đến các đồng cỏ xanh ở vùng lòng chảo của hồ nước mỗi buổi sáng và xua chúng trở về làng vào buổi tối khi nhiệt độ hạ xuống. Khi những cánh đồng cỏ thu hẹp lại, họ cuốn chiếu và dời khu nhà di động của họ đến một nơi khác.


Nhà trọ thân thiện

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Chỗ lưu trú bên ngoài thành ngoài phố rất sơ khai. Đa số chỉ là những túp lều du mục với những chiếc giường trơ trọi và không có nước máy. Chính phủ đã bắt đầu thiết lập những khu trại thân thiện với môi trường ở cạnh những điểm du lịch chính phỏng theo các túp lều của các bộ lạc có hình bán nguyệt được lợp chiếu. Những khu trại mới mới này có điện mặt trời và thùng trữ nước để tắm gội và đi vệ sinh. Tuy nhiên, một đêm ngủ ngoài trời dưới bầu trời đầy sao và dải ngân hà hiển hiện sẽ là một lựa chọn thú vị.

Tuy nhiên, ở thành phố Djibouti vẫn có những khách sạn sang trọng. Công ty Nakheel– tập đoàn xây dựng bất động sản của Dubai – đã bỏ tiền ra xây dựng khách sạn Djibouti Palace Kempinski với quy mô 300 phòng.

Tọa lạc trên một hòn đảo nhân tạo cạnh nhà ga Port hiện tại, hai hồ bơi của khách sạn trông rất hấp dẫn, nhất là những khi vắng vẻ. Du khách có thể ngắm cảnh hoàng hôn từ những quán bar trên sân thượng – điểm cao nhất trong thành phố. Khánh thành vào năm 2006 để phục vụ cho Hội nghị các Nguyên thủ Đông và Nam Phi, khách sạn là cơ sở đầu tiên của tập đoàn Kempinski ở châu Phi để đón đầu triển vọng du lịch và kinh tế của Djibouti. Ngày nay, nó là nơi lưu trú của những đội quân nhỏ không có căn cứ ở đất nước này như Tây Ban Nha và Đức.


Thời kỳ thuộc địa của Pháp và Ả Rập

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Khi đến thành phố Djibouti, du khách sẽ thấy khu trung tâm đô thị bụi bặm và ồn ào với trẻ con và những đàn dê dạo chơi trên những con đường bùn đất. Những nơi đáng để tham quan là hai khu phố lịch sử: khu phố châu Phi và châu Âu nằm cạnh nhau ở trung tâm thành phố. Khu phố châu Âu là một sự pha trộn của các di sản Pháp và Ả Rập với các kiến trúc Ả rập và các cổng vòm. Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi cùng với tiếng Ả rập. Khu phố châu Phi là một mạng lưới các ngôi nhà làm bằng vải dầu và những con phố đơn sơ nơi bạn có nhìn thấy và ngửi được màu sắc và hương vị của thức ăn đường phố, từ món cá nướng lò đất cho đến món bánh mì dẹt phết sô-cô-la mềm ở trong


Các tuyến đường giao thông mới

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Để đến được Djibouti City, một tuyến đường sắt mới từ Addis Ababa – tuyến đường cũ vốn do người Pháp xây dựng từ những năm 1900 và đã không còn được sử dụng từ năm 2008 – dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2016. Tuyến đường tàu chạy bằng điện này với thời gian di chuyển là 10 tiếng sẽ là một lựa chọn mới tốt hơn so với giao thông nguy hiểm bằng đường bộ mất đến hai ngày băng qua những sa mạc đầy bụi.


Phiêu lưu mạo hiểm

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Tuy nhiên, do thiếu phương tiện giao thông công cộng và không có bảng hướng dẫn tại các điểm du lịch, du khách đi tự do không theo tour sẽ phải thuê xe và một tài xế có thể dò đường không cần GPS. Những thùng đựng nước màu xanh do các tổ chức phi chính phủ cung cấp là nguồn nước duy nhất của các bộ lạc du mục sống ở các ngôi làng tạm trong sa mạc. Nếu lạc đường thì chỉ có cầm chắc cái chết.


Tương lai tươi sáng

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Mặc dù những bước đầu tiên của Djibouti để trở thành Dubai của châu Phi là bắt đầu với cơ sở hạ tầng, bờ biển quyến rũ và những kỳ quan địa lý của đất nước này mới chính là điều thu hút du khách – và có lẽ sẽ làm cho nó còn hấp dẫn hơn cả Các tiểu vương quốc Ả rập. Sau những du khách mạo hiểm hiện nay có lẽ sẽ đến lượt dân Ethiopia tìm đến các bãi biển và người dân các nước vùng Vịnh và phương Tây sẽ tìm đến đất nước này.

Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân