TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sao chổi vừa bay vừa thải ra... rượu và đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sao chổi vừa bay vừa thải ra... rượu và đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Nov 02, 2015 11:17 am    Tiêu đề: Sao chổi vừa bay vừa thải ra... rượu và đường

Sao chổi vừa bay vừa thải ra... rượu và đường

Phát hiện mới này củng cố giả thuyết, sự sống trên Trái đất có thể được bắt nguồn từ ngoài vũ trụ.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra một lượng lớn cồn và đường tồn tại trên một sao chổi mang tên Lovejoy. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra điều này và nó đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc nghiên cứu vũ trụ. Phát hiện này đã cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy rằng, sao chổi có thể là nguồn gốc của các phân tử hữu cơ phức tạp, khởi nguồn sự sống.



Nicolas Biver, nhà nghiên cứu đến từ Đài thiên văn Paris, Pháp, tác giả chính của bài báo công bố phát hiện này cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng, sao chổi Lovejoy đã thải ra một lượng cồn lớn tương đương với ít nhất là 500 chai rượu mỗi giây trong giai đoạn hoạt động cao điểm. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 21 phân tử hữu cơ khác nhau trong vùng khí phát ra từ sao chổi, bao gồm cồn gốc etylic và glycolaldehyde, một loại đường đơn giản".



Sao chổi là tàn tích từ sự hình thành hệ Mặt trời. Bởi thế, các nhà khoa học rất quan tâm đến chúng vì chúng tương đối nguyên sơ và do đó, chúng có thể giữ những manh mối về lịch sử sơ khai của hệ Mặt trời.

Hầu hết các sao chổi đều có quỹ đạo xa Mặt trời. Tuy nhiên, thi thoảng, một sự nhiễu loạn lực hấp dẫn sẽ đẩy chúng đến gần Mặt trời và khiến chúng phóng ra các loại khí, cho phép các nhà khoa học có thể xác định thành phần của chúng.

Sao chổi Lovejoy (số hiệu C/2014 Q2) là một trong những sao chổi sáng nhất và hoạt động tích cực nhất kể từ sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp vào năm 1997. Lovejoy trôi qua gần mặt trời nhất vào ngày 30 tháng 1 năm 2015, khi nó thải nước với tỷ lệ 20 tấn mỗi giây. Nhóm nghiên cứu đã quan sát bầu khí quyển của sao chổi trong khoảng thời gian nó sáng nhất và hoạt động mạnh nhất. Họ quan sát thấy một ánh sáng vi sóng từ sao chổi bằng cách sử dụng kính thiên văn vô tuyến đường kính 30m tại Pico Veleta, Tây Ban Nha.

Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng, sao chổi lang thang trong vũ trụ có chứa nhiều phân tử hữu cơ phức tạp có thể đặt nền móng cho sự sống. Sự xuất hiện của các phân tử này trên sao chổi Lovejoy đã củng cố thêm giả thuyết, sự sống trên trái đất có thể bắt nguồn từ ngoài vũ trụ. Và các sao chổi đã mang những phân tử này xuống trái đất khi chúng va chạm với hành tinh của chúng ta hàng tỷ năm trước.



"Những phát hiện mới này chắc chắn thúc đẩy ý tưởng cho rằng, các sao chổi mang theo những phân tử hóa học rất phức tạp", Stefanie Milam, nhà khoa học đến từ Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland (Mỹ), một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. "Trong giai đoạn bắn phá mạnh Late Heavy Bombardment khoảng 3, 8 tỷ năm trước, khi nhiều sao chổi và tiểu hành tinh đâm vào trái đất, các đại dương đã được hình thành, sự sống không phải bắt đầu đơn giản như nước, carbon monoxide, và nitơ. Thay vào đó, sự sống khởi nguồn phức tạp hơn nhiều, trên một cấp độ phân tử. Chúng tôi đang tìm kiếm các phân tử với nhiều nguyên tử carbon".

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho biết, các tàu đổ bộ từ tàu vũ trụ Rosetta Philae trên quỹ đạo quanh sao chổi 67P/ Churyumov-Gerasimenko đã phát hiện 16 hợp chất hữu cơ trên bề mặt sao chổi này. Trong đó, một số các hợp chất được phát hiện ra là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các axit amin, nucleobases...

"Bước tiếp theo là tìm hiểu xem liệu những vật chất hữu cơ được tìm thấy trên các ngôi sao chổi đến từ các đám mây nguyên thủy hình thành nên hệ mặt trời, hay nó được tạo ra sau này, bên trong những đĩa tiền hành tinh (protoplanetary disk) bao quanh một ngôi sao trẻ", Dominique Bockelée-Morvan, nhà nghiên cứu đến từ Đài thiên văn Paris, một đồng tác giả của bài báo đăng tải trên tạp chí Science Advances kết luận.

Nguyệt Phong (NASA)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân