TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Các thành phố bị bỏ hoang trên thế giới
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Các thành phố bị bỏ hoang trên thế giới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Mon Apr 13, 2015 11:11 am    Tiêu đề: Các thành phố bị bỏ hoang trên thế giới

Các thành phố bị bỏ hoang trên thế giới

Thành phố Kayakoy


Thành phố Kayakoy: bị bỏ hoang từ năm 1923 - sẽ xuất hiện trong bộ phim mới nhất của đạo diễn Russell Crowe: "The Water Diviner".


Thành phố Craco, Ý


Thành phố Craco, Ý: nằm trên một ngọn đồi phía nam nước Ý. Trước kia rất thịnh vượng và phát triển, nhưng hiện nay không có người ở sau các vụ thiên tai: sạt lở đất vào năm 1953, lụt năm 1972 và động đất năm 1980. Nơi đây trở thành một địa điểm rất phổ biến để quay phim, Craco có mặt rrong các bộ phim "The Passion of the Christ" và "Quantum of Solace".


Kolmanskop, Namibia


Kolmanskop, Namibia: cách cảng Lüderitz một vài dặm, Kolmanskop phát triển mạnh và trở thành ngôi làng khai thác mỏ sau khi Zacharias Lewala tìm được một viên kim cương vào năm 1908. Nhiều người đã ồ ạt đổ xô đến nơi đây, xây nhà và nhiều cơ sở hạ tầng khác như bệnh viện, phòng khiêu vũ, casino, nhà máy nước đá, trạm xe điện đầu tiên của châu Phi và phòng chụp quang tuyến X-ray đầu tiên của nam bán cầu. Kolmanskop rơi vào suy thoái trong thế chiến I, khi mỏ kim cương đã bị khai thác cạn kiệt, và hoàn toàn bị bỏ hoang vào năm 1954. Ngày nay Kolmanskop là một địa điểm du lịch được nhiều người tìm đến.


Oradour-sur-Glane, Pháp


Oradour-sur-Glane, Pháp: Oradour-sur-Glane nằm sâu trong vùng Limousin, bao quanh với nhiều cánh đồng cỏ, rừng núi, sông hồ. Tại đây dân chúng sống thanh bình, chăn nuôi, trồng trọt và câu cá và gần như không bị ảnh hưởng của chiến tranh. Thế nhưng mọi chuyện đã chấm dứt, vào lúc 2:00 chiều ngày thứ bảy 10 tháng 6 năm 1944, Đức quốc xã đã tấn công vào nơi đây, toàn bộ 642 dân làng đã bị tàn sát.

Sau thế chiến II, chính phủ Pháp quyết định giữ nguyên tình trạng, không phá hủy hay xây dựng lại, như là một bảo tàng về chiến tranh.


Epecuén, Argentina


Epecuén, Argentina: Được thành lập vào thế kỷ 20, Villa Epecuén phát triển mạnh trong năm thập niên, có ga xe lửa và dân số tăng lên đến hơn 5000 người. Tuy nhiên, vào năm 1983, sau nhiều cơn mưa lớn, nước các hồ trong vùng dân cao, hệ thống thủy lợi yếu kém, dân chúng trong làng Epecuén phải di tản, và Epecuén bị nhấn chìm dưới 30ft nước. Năm 2009, Argentina bị hạn hán nhiều ngày, nước rút đi, để lộ ra Epecuén như một Atlantis nổi lên ở giữa đồng hoang


Belchite, Tây Ban Nha


Belchite, Tây Ban Nha: Ngôi làng ma với một lịch sử nóng bỏng. Belchite - ở tỉnh Zaragoza - là địa điểm giao tranh ác liệt trong mùa hè năm 1937 giữa quân của Franco và Quân đội Cộng hòa Tây Ban Nha.

Vài năm sau, một ngôi làng mới được xây dựng gần đó, còn Belchite được giữ như một đài tưởng niệm chiến tranh. Belchite xuất hiện trong các bộ phim "The Adventures of Baron Munchausen" và "Labyrinth Pan".


Pripyat, Ukraina


Pripyat, Ukraina: Pripyat được xây dựng vào năm 1970, thành phố của những người công nhân gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, đã từng có khoảng 50.000 dân nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 1986 sau vụ rò rỉ hạt nhân ở nhà máy điện.

Ngày nay, Ukraina tổ chức những chuyến du lịch đến Pripyat, du khách có dịp đi qua các hành lang của Cung Văn Hóa, ngắm hồ bơi đổ nát và các phòng học trống rỗng của ngôi trường lớn nha6't ngày xưa ở Pripyat


Okpo Land, Đại Hàn


Okpo Land, Đại Hàn: Đúng ra là công viên giải trí bị bỏ hoang hơn là một thị trấn ma, Okpo Land đã bị đóng cửa sau khi hai tai nạn tàu vịt lượn gây tử vong trong thập niên 1990.


Tyneham, Anh quốc


Tyneham, Anh quốc: Ngôi làng này đã bị Bộ Quốc phòng Anh trưng dụng vào năm 1943, và được sử dụng như là một sân tập bắn của quân đội. Dân địa phương được thông báo rằng họ có thể trở lại sau chiến tranh, nhưng vào năm 1948 chính phủ đã mua lại mảnh đất này, và không có cư dân nào được quay trở lại vĩnh viễn. Các nhà thờ và trường học được bảo tồn như một viện bảo tàng.


Rhyolite, USA


Rhyolite, USA: Thành phố Rhyolite đã mọc lên trong cơn sốt đào vàng ở Nevada, sau khi Shorty Harris và Ed Cross đã tìm thấy vàng ở đây trong năm 1904, hàng ngàn người đã đổ xô đến để tìm vận may và cũng nhanh chóng biến mất, để lại các căn nhà hoang phế. Theo điều tra dân số năm 1910 của Mỹ, dân số tại Rhyolite đã tăng vọt lên đến 7. 523. Người đã bỏ đi, nhưng những tàn tích vẫn còn lại, nổi bật nhất là bức tường mặt tiền của ngân hàng Cook Bank - được xây dựng năm 1908 với giá $90,000 (hơn $2 triệu ngày nay).


Hallsands, Anh quốc


Hallsands, Anh quốc: Hallsands là một làng trên bờ biển phía nam của Devon, thường xuyên bị thủy triều xói mòn và thỉnh thoảng bị những cơn bão khốc liệt ghé thăm. Năm 1900, bức tường chắn biển của làng đã bị cuốn sạch, và năm 1917 gió mạnh và thủy triều cao bất thường khiến ngôi làng không còn người ở.


Humberstone, Chile


Humberstone, Chile: Một cựu thành phố ở miền bắc Chile, Humberstone được phát triển mạnh trong thế kỷ 19, sau đó giảm dần vào đầu thế kỷ 20, và bị bỏ rơi hoàn toàn vào năm 1960. Bốn mươi lăm năm sau, Humberstone được Unesco công nhận là một di sản thế giới.


Chaiten, Chile


Chaiten, Chile: Khi một ngọn núi lửa gần Chaiten phun trào trong tháng 5 năm 2008, Chaiten đã được di tản. Bùn núi lửa đã gây ra vỡ đê sông Blanco, khiến thành phố bị ngập lụt. Kế hoạch di dời và đền bù cư dân vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong nước.


Arltunga, Australia


Arltunga, Australia: Một thành phố khai thác mỏ, ở giữa nước Úc, khoảng 70 dặm từ Alice Springs. Nhưng sự khắc nghiệt của môi trường đã sớm kết thúc thành phố này. Các mỏ bỏ hoang và nghĩa trang cho du khách một khái niệm về đời sống của những người thợ mỏ.


Silverton, Australia


Silverton, Australia: Không hẳn hoàn toàn là một thị trấn ma, vẫn có một số ít người làm việc ở đây - hầu hết trong số họ hướng dẫn du khách. Một số phim đã được đóng tại đây, như "Adventures of Priscilla", "Queen of the Desert".


Bodie, Mỹ


Bodie, Mỹ: Một trong những thành phố ma được bảo tồn tốt nhất của Mỹ, Bodie có 2.000 tòa nhà và dân số 7.000 người. Con đường chính dài 1 dặm có 65 quán rượu. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp khai thác mỏ đi vào suy yếu, Bodie trở thành một thành phố bỏ hoang vào thập niên 1940. Bodie bây giờ là một mốc lịch sử quốc gia và được điều hành bởi Công viên Tiểu bang California.


Kangbashi, Inner Mongolia


Kangbashi, Inner Mongolia: Không hẳn hoàn toàn là thành phố ma - chỉ là không có nhiều người ở như mong muốn. Thành phố được xây dựng với mục tiêu một triệu người dân sống ở đây, nhưng một vài năm trước, một bài báo Time đã chỉ ra rằng chỉ có 20,000-30,000 người sống ở đó. Các đường phố vắng vẻ và các tòa nhà bỏ hoang đã xác nhận sự thất bại của chính phủ.


Gunkanjima, Nhật Bản


Gunkanjima, Nhật Bản: cách Nagasaki khoảng 15 km, Hashima đã được sử dụng như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 đến năm 1974, với dân số đạt đỉnh điểm 5. 259 người vào năm 1959. Sau khi xăng dầu thay thế than đá tại Nhật Bản trong thập niên 1960, Hashima đã bị bỏ quên, và là nay được gọi là "Đảo ma". Một phần nhỏ của hòn đảo đã được mở cửa đón khách du lịch trong năm 2009. Gunkanjima cũng được sử dụng như là hang ổ của Raoul Silva trong phim Skyfall


Varosha, Cyprus


Varosha, Cyprus: Varosha phát triển mạnh trong lĩnh vực du lịch trước khi bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược trong thập niên 1970. Dân chúng Varosha đã bỏ của chạy trốn và không bao giờ quay trở lại, để lại các khách sạn cao tầng sụp đổ và những bãi biển hoang vắng.


Consonno, Ý


Consonno, Ý: Mario Bagno, một thương gia Milan, đã tận dụng sự bùng nổ kinh tế trong những năm 1960 và mua lại ngôi làng Consonno, cách kinh đô thời trang một quãng lái xe ngắn. Anh ta san bằng các tòa nhà cũ và xây dựng một khu du lịch theo kiểu Vegas hay còn gọi là "Thành phố Đồ chơi", hoàn chỉnh với các trung tâm mua sắm, nhà hàng, một khách sạn sang trọng. Một sân bay và sở thú cũng đã được lên kế hoạch, nhưng một trận lở đất vào năm 1976 đã cuốn trôi con đường vào thị trấn.

Bagno đã sửa chữa con đường và cố gắng khởi động lại Consonno, nhưng không có kết quả, và khu nghỉ mát đã hoàn toàn bị bỏ hoang vào thời điểm ông qua đời năm 1995.

Du khách được khuyên không nên đến do lo ngại về an toàn của khu di tích, nhưng lại thu hút các tay đua trẻ và các nghệ sĩ graffiti.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân