TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ông Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn qua đời
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ông Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn qua đời

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LAM HUONG



Ngày tham gia: 04 Jul 2012
Số bài: 430

Bài gửiGửi: Sat Dec 20, 2014 12:28 am    Tiêu đề: Ông Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn qua đời

Ông Ernst Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn qua đời



Tin RFA -Cựu Thống đốc bang Niedersachsen, Tiến Sĩ Ernst Albrecht, người Đức, một ân nhân lớn của thuyền nhân Việt Nam, người chủ xướng con tàu nhân đạo Cap Anamur cứu người vượt biển, đã qua đời vào ngày 13 tháng 12, 2014.



Ân nhân người tị nạn VN

Chúng tôi đã được hân hạnh làm quen với ông trong công tác cứu độ và đánh giá ông rất cao. Bởi vì ông ta không giống như những ông thủ hiến khác, tuy công việc của ông rất bề bộn nhưng ông vẫn muốn tự chính tay mình sắp xếp mọi việc trong vấn đề cứu giúp Thuyền Nhân hơn là chỉ ngồi nghe các cuộc bàn thảo dai dẳng đầy lý thuyết.

Một nhóm người Đức khi nghe tin ông qua đời chắc chắn sẽ rất hụt hẫng và buồn bã: đó là nhóm người Đức gốc Việt. Vì chính ông là người đã thâu nhận 1.000 người VN, một quyết định đã xảy ra cả vài tháng trước khi ý định thành lập một con tàu cứu vớt thuyền nhân ở biển Đông ra đời. Thuyền nhân VN ngày đó đã nhồi nhét chật cứng trên con tàu Hải Hồng, một loại tàu dài cổ điển chỉ dùng để đi trên sông. Con tàu này đã từng ngừng lại ở mỗi hải cảng thuộc vùng biển Nam Hải để xin phép đưa người tỵ nạn lên đất liền, nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được sự chối từ. Biết được tin đó, không chờ đợi phê chuẩn của quốc hội liên bang, ông đã đơn phương quyết định, thâu nhận 1000 Thuyền nhân VN đang mỏi mòn tuyệt vọng. Năm 2008, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm tái ngộ của thuyền nhân VN, chúng tôi rất vui mừng khi được gặp lại ông, mặc dầu sức khỏe của ông ngày ấy cũng đã không lấy gì làm khả quan cho lắm.


Hình ảnh người Việt tại Đức thăm ông Ernst Albrecht, ngày 5.4.2013
Courtesy photo


Cho đến năm 1985, ông Albecht luôn luôn chứng minh cho chúng tôi, những người có trách nhiệm cho tổ chức Cap Anamur, thấy một điều, rằng chính trị không những chỉ có trách nhiệm phê duyệt và cho phép, mà chính trị còn có thể trực tiếp nhúng tay vào công tác trợ giúp nhân đạo. Ông đã thâu nhận người tỵ nạn nhiều hơn cả con số mà tiểu bang của ông bắt buộc phải thi hành. Vào một ngày chủ nhật nào đó của năm 1981, ông đã mời chúng tôi đến nhà của ông ở Beinhorn gần Hannover để kể cho ông nghe tường tận về hoạt động cứu trợ của con tàu Cap Anamur. Có mặt ngày hôm đó gồm Dr. Franz König, vị BS lâu đời nhất của con tàu, ông Franz Alt, người bạn đồng hành trong công cuộc cứu trợ trên phương diện truyền hình trên TV và tôi. Trong 35 năm vừa qua, tôi chưa bao giờ chứng kiến một nhà chính trị tầm cỡ nào lại tha thiết quan tâm lo lắng đến số phận con người cũng như những môi trường sống bấp bênh nguy hiểm nhất, từ hiểm nguy do hải tặc, do hãm hiếp hay do những hiểm nguy cận kề khác của biển cả… như Dr. Ernst Albrecht.

Một năm rưỡi trước đây tôi có dịp gặp lại ông trong căn nhà của ông ở Beinhorn - Hannover, căn nhà lúc này đã được con gái ông, bà Ursula von der Leyen, quán xuyến săn sóc. Ông rất mừng khi có cuộc viếng thăm, ông có vẻ như nhận ra khi nghe nhắc đến hai chữ " Việt Nam“. Một vài người Việt Nam cũng đã kịp đến viếng thăm vị ân nhân của họ.

Lòng tưởng nhớ đến Ernst Albrecht không chỉ là một tưởng nhớ suông rồi đem cất vào bảo tàng viện. Thật là quý báu khi chúng ta có lại một ai đó giống như ông, cũng có lòng can đảm, biết thương giúp người trong cơn khốn khó hoạn nạn, thâu nhận một ngàn người hay năm ngàn người vào tiểu bang của mình. Làm thế nào ư?

Có một câu chuyện thật hay mà tôi nghĩ cần phải kể lại nhân ngày ra đi vĩnh viễn của Ernst Albrecht. Ông đã dành cho Cap Anamur thật nhiều chỗ để thâu nhận người tỵ nạn, nhiều hơn cả con số mà cá nhân ông và tiểu bang của ông phải đứng ra đảm nhận. Ông thông báo cho nội các của ông như thế trong một buổi họp nội bộ. Ông bộ trưởng nội vụ Möcklinghoff nghe thế bèn viết vội vào mảnh giấy con “nhưng mà chúng ta không còn chỗ. Möcklinghoff” rồi chuyền mảnh giấy con cho ông Albrecht. Albrecht liếc nhanh vào mảnh giấy rồi viết trả lời không chần chừ, “ thì ông hãy kiếm cho ra chỗ ! Albrecht.”

Câu nói đó vẫn luôn được xem như là một di sản, một chúc thư cho những ai lên thay thế ông trong vai trò thủ hiến một tiểu bang của nước Đức. Hunc meminisse iuvabit. Trong công cuộc đấu tranh dành nhiều chỗ tạm dung cho Syrer, cho Iraker, Jeziden, Eriträer, cho con chiên của Kitô giáo, của Kurden… chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ đến Ernst Albrecht.

Rupert Neudeck

Mỹ Nga phỏng dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân