TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mười Năm Truyện Ngắn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mười Năm Truyện Ngắn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Mon Sep 15, 2014 6:59 pm    Tiêu đề: Mười Năm Truyện Ngắn


Mười Năm Truyện Ngắn/
Vấn Đề Truyện Ngắn trong Văn Chương V.N.
TAM ÍCH

"Hai Mươi Nhà Văn Hai Mươi Truyện Ngắn" là tuyển tập truyện ngắn sớm nhất của Miền Nam, xuất bản năm 1957. Tạp chí Văn Nghệ nơi xuất hiện những truyện ngắn mới nhất của lớp nhà văn trẻ 21, 22 tuổi của miền Nam từ 1960 như Nhã Ca, Viên Linh, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Dương Nghiễm Mậu hoặc lớp hơn họ 4, 5 tuổi như Lê Huy Oanh, Lý Hoàng Phong.
"Tuyển Tập Truyện Ngắn Việt Nam" do cán bộ Bộ Thông Tin thực hiện năm 1963 lạc lõng về thời gian, tác giả chết từ thời tiền chiến (Thạch Lam, Khái Hưng) bên cạnh Nguyễn Tuân (đang ở Hà Nội) và Đỗ Tốn không biết ở đâu (chưa tên tuổi).

Tôi đã định không nói từ năm nào đến... năm nào, vạch một biên giới trước và một biên giới sau. Vì đối với xa xưa thì ngày nay chỉ là một cái bóng hàm dưỡng sự liên tục, còn đối với ngày sau thì ngày nay đường còn dài chưa đi hết một hành trình. Ấy là chưa nói rằng chuyện văn chương không phải chuyện toán lý hóa: văn chương cổ kim - nhất là văn chương - chỉ là sản phẩm của một quá trình ăn dâu nhả tơ: ngó như khác hẳn đi rồi, mà thực ra bài văn của bây giờ cũng vẫn mang một mẩu sinh tố biến chất và loạn chất của bài văn của cổ nhân, mà suy đến cực tế cực vi thì lại càng thấy bóng dáng trừu tượng của quá khứ thấp thoáng trong hiện thời. Nhà phê bình hay sử gia cho có muốn đem đơn vị đo lường vào văn chương cũng chỉ là chuyện ép - rất ép. Quả tình không ép thì cũng không biết ăn biết nói làm sao cho... thành chuyện để mà...nói!

Hãy giả tỉ rằng tôi lấy năm 1952 ngày đất nước sắp chia đôi làm... tiêu chuẩn: từ đó mà đi, tôi ăn tôi nói cho dễ - nói về truyện ngắn mà thôi. Xin có một lời phân trần thế cho khỏi có ngộ nhân sau này...

Đương còn buồn cảnh tiêu sơ của văn chương thì hiện ra hai người đàn anh của tuổi trẻ ngày ấy: Hồ Hữu Tường viết Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp và Lê Văn Siêu viết Quán Cháo Lú... Tôi chưng hửng: Lê Văn Siêu thì đã đành chứ nào ai ngờ Hồ Hữu Tường tài hoa đến thế! Không lẽ đi chấm thi mà lại còn đi... thi: giá mà anh Tường đừng có tham dự vào cái ban giám khảo chấm truyện ngắn quốc tế ở Việt Nam do báo Mới tổ chức - có tôi trong ban giám khảo - cái người được giải nhất là ông Vũ Đình Lưu hình như ngày nay đương viết và ký là Cô Liêu con người văn chương xưa nay vốn vững vàng; thì có lẽ chuyện Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp đã chiếm giải nhất./p>
Năm ba năm sau, cùng với đồng bào di cư, có nhiều nhà văn, có nhiều nhà thơ, trong đó có Mặc Đỗ, có Vũ Khắc Khoan. Trí thức giới được thưởng thức truyện ngắn Thần Tháp Rùa của họ Vũ.

Từ đó về sau, riêng của ba ông đàn anh ấy, thiên hạ không đọc thêm một truyện ngắn nào nữa: cũng có thể là, sử... xanh văn học sẽ viết những trang mới những trang khác; cũng có thể là họ khiêm tốn nhường vị trí cho những người trẻ tuổi sau này..., và viết loại khác, thể khác, thứ khác... Bỗng có Võ Phiến và Doãn Quốc Sĩ ra đời... Nói bỗng có lẽ là hàm hồ: không chừng họ Võ và họ Đoàn đã có mặt rồi! Võ Phiến viết rất cám dỗ: người đọc văn Võ Phiến tưởng như đang ngắm hoa - còn cái truyện trong nghệ phẩm có thể chỉ là những mẩu truyện phong phú thời kháng chiến ngoài Trung ngoài Bắc. Con người đã sống nên viết rất sống.

Rồi kẻ trước người sau, cả một số người đã có mặt, đương có mặt, sắp có mặt - trình diện trong văn giới, ai nấy vị trí rõ ràng, ai có màu sắc nấy, ai có vẽ nấy...

Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Nam, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nhã Ca.
Và nhất là Mai Thảo: giữa lúc mọi người viết theo một điệu - hay cũng vốn là hay, hay cũng đã hay rồi: cũng như Lưu Nghi, Vũ Hạnh... một sớm ra đời rồi cứ thế tiếp tục... cuộc "hành trình" - thì Mai Thảo đi hai... bước: nửa giai đoạn trước của Thảo thật chưa có gì là ghê gớm lắm bỗng một sớm, mấy năm lại đây, Thảo tạo hẳn cho mình một kỹ thuật viết văn không giống ai nhiều, phong phú , vương hương sắc lạ, nói rằng khéo như một thứ điêu khắc mới chơi vơi nơi thính giác cũng chẳng sai nào - nhất là bài tựa cuốn tiểu thuyết Chú Tư Cầu của Lê Xuyên tôi đọc rồi tôi hết ngờ vực về cái tài của người có tài nữa. Các bạn kiếm đọc mà coi...

Nhưng đến đây tôi phải nói ngay để bà con hết thắc mắc. Hiện có mấy người làm tôi tuyệt đối lạc quan ở loại văn truyện ngắn mà ở Âu Châu đã có một nhà văn học gọi là loại văn cao đẳng (genre supérieur) - mà tôi rất đồng ý. Đồng ý bởi vì viết truyện ngắn là phải theo một "văn phạm", dù muốn phóng bút tới mức nào... khác hẳn với viết truyện dài là nơi mà thiên hạ muốn... bơi lội mấy cũng được: bơi lội gần gần thì tiểu thuyết thành một bộ ba cuốn như của Manès Sperber, của Lawrence Durrel, bơi lội xa quá thì tiểu thuyết thành một bộ... dài như một con sông - đúng là roman-fleuve - thao thao mấy cũng vẫn thao thao được!

Chứ truyện ngắn mà lại dài quá đi một đoạn đường thì hết là ngắn mà lại thành tiểu thuyết hẳn hoi mất rồi như Trại Tân Bồi của Hoàng Công Khanh, Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, Le Vieil Homme et La Mer của Hemingway... cuốn nào cũng chỉ trên dưới một trăm sáu bảy chục trang nhỏ!

Số là tôi muốn nói tới một số năm người và một số ba người. Năm người trên là Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiêm Minh, Nhất Hạnh và Chinh Ba. Ba người dưới là Viên Linh, Trần Dạ Từ và Song Linh *. Thanh Tâm Tuyền thì lẽ dĩ nhiên rồi!


 Trang đầu của Tuyển tập Truyện ngắn đồ sộ, công phu, và giá trị nhất của Miền Nam do nhà thơ Nguyễn Đông Ngạc thực hiện năm 1973 : gồm 45 nhà văn mọi khuynh hướng, trong đó, sự chọn lọc chỉ kém chính xác khoảng 2 hay 2.5%. Mặt khác thiên về tác giả gốc Bắc, thiếu vài tác giả gốc Nam.

Tôi cũng như ai - nào có khác được ai: thỉnh thoảng dại dột nghĩ rằng, u mê cho rằng phải là Gertrude Stein, Hemingway, Samuel Beckett... mới thần tình. Truyện ngắn của họ mới là tài hoa, thật là tài hoa - thật là tuyệt bút! Nói nôm nói na, thì cứ thú thực quách rằng chỉ có nhà văn Âu Mỹ mới là... quán thế!

Thực ra Ba Sao Giữa Giời của Bình Nguyên Lộc... một vài truyện ngắn nào đó của Sơn Nam, truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài của Nhất Hạnh, truyện Bài Thơ Trên Xương Cụt của Chinh Ba và cái truyện ngắn gì gì đó của Kiêm Minh đăng trong tuyển tập "Hai Mươi Truyện Ngắn Chọn Lọc" ra đời vào năm 1960* (* Chú thích của Khởi Hành: đó là truyện ngắn Ngày Thứ Nhất, in năm 1957 không phải năm 1960), nếu có ai dịch nổi cái hay trong kỹ thuật hành văn của họ - thì tôi quả quyết rằng đến văn chương Âu Mỹ cũng phải nhường vị trí. Tôi xin nói điều ấy với cái tinh đời chật hẹp của tôi về sự so sánh đông tây trên phương diện tài hoa và thần tình.

Những người tôi kể đó, lẽ tự nhiên là có khác mầu sắc, khác hương vị, khác tác phong, khác một tấc một phân về kích thước và hướng bút pháp - hay cũng có người lỡ mũi dao mũi kéo trong khi "điêu khắc", cũng có người hớ đi một tí, vụng đi một ly, chênh chếch đi một âm thanh của nhạc tính văn chương... Những dùng viễn kính mà nhìn, thật đáng đại diện cho văn hương Việt Nam về truyện ngắn, cho người năm châu và người bốn biển trầm trồ.

Thật là thiệt thòi cho dân tộc Việt Nam, bắc giáp Trung Hoa, nam giáp Ấn Độ Dương, đông ngó đại dương lớn, tây vươn cho tới Ấn Độ, to lớn đã không bao nhiêu, lại còn bị bao nhiêu lẽ tình cờ lịch sử chó má làm cho vấp váp đủ đường, khổ sở lắm mới mở mày mở mặt được - đến cái truyện ngắn là cái hơn người - hơn đứt đi đấy - thì lại vượt biên giới không được: cho có vượt được cũng mất hút đi như tăm cá trong đại dương!

Mà dù cho có vượt được cũng không có cách nào cho người bốn biển năm châu thưởng thức: người ta dịch cái ý chứ ai dịch được cái hay - cái hay nó trừu tượng như hương vị, nó thoang thoáng, nó như chất thần tinh-éther- chỉ có thông minh riêng của một dân tộc là đón được. Nó là thành tố của dân tộc tính kia mà! Trừ trường hợp dịch Âu ngữ ra Âu ngữ - xin nói rõ vậy!

Còn lại ba người trẻ tuổi - tôi nói ba chứ thực ra là bốn năm, vì mười năm đau ốm đã làm trí nhớ chúng tôi bội bạc lắm nhớ không hết, xin lỗi đồng bào!

Ăn dâu thì phải nhả tơ. Bao nhiêu dâu cho bao nhiêu tơ, ngày nào ăn dâu và ngày nào nhả tơ? Có kẻ ăn ít dâu nhưng quan năng hồ dị mộng (hormone) phong phú nên chất sáng tạo miên miên không ngưng - cũng có người ăn dâu nhiều mà phiến chất biến chất loạn chất gợi trăm hoa cùng đua nở... Hemingway có lối độc thoại (monologue intérieur) và vẽ tranh tâm lý khách quan (psychologie objective), còn Jean-Paul Sartre sinh đẻ sau tác giả Pour qui sonne le glas cho nên tổng hợp trữ tình cổ điển La Hy (lyrisme classique gréco latin) với duy nhiên (naturalisme) đã bỏ Emile Zola qua Mỹ rồi lộn lại Châu Âu, cõng thêm một mẩu rắc rối và thi vị ngây dại sáng đủ bao nhiêu ánh sáng các vì tinh tú của Faulkner, đồng thời thấm một chút tinh thần vội vàng, ngăn ngắn, dẻo, của nếp sống tư tưởng thời hậu thế chiến chán chường - sinh sinh hóa hóa trong chất sáng tạo của tác giả La Putain respectueuse... đã sẵn có bút pháp của chính mình.

Thật là quí hóa: ba bạn Viên Linh, Trần Dạ Từ, Song Linh đã đọc Hemingway và Jean-Paul Sartre - đọc gần đọc xa, đọc ít đọc nhiều, đọc hơn đọc kém - đã đọc và đã "nhả tơ." Cái lối hấp thụ này nguy hiểm lắm: Khéo thì nhả tơ mới tơ nhung tơ lụa - rất Á Đông nhưng rất mới, không sống sượng, không lủng củng, không ngây ngô; mà vạn nhất nếu không khéo thì sẽ ngớ ngẩn ôi là ngớ ngẩn, và văn nhân sẽ làm người thất cước - mất thành, mất chân, mất tự nhiên.

Cũng may, cũng như Lưu Nghi đã mơ hồ chiếm được chất Lỗ Tấn, các anh Viên Linh, Trần Dạ Từ, Song Linh - nên thêm Nguyễn Đình Toàn sau này - đã thấm được hương vị Hemingway và Sartre... Của người thành của mình, cùng với của chính mình làm một, và cả hai của người và của mình phối hợp thành của chính mình - nhà văn Việt Nam đọc sách Tây để viết văn thì viết văn Việt Nam vậy. Ai chưa quen, mới đọc thấy bỡ ngỡ, sau sẽ quen... Một nếp thời thượng hay một nếp thời trang, bao giờ lúc đầu cũng vất vả khi ra trình diện với thiên hạ... Lần lần thời gian sẽ lôi sẽ kéo sẽ cuốn thị giác và thính giác vào khí hậu - và nghệ thuật là gì, nghệ thuật còn là sản phẩm của thói quen của cái thành tố ưu tú của thị giác và thính giác,... Quá trình của nghệ thuật bắt đầu bằng tấp tểnh của chối bỏ và ngưng và hoàn toàn ở hướng thừa nhận của thông minh sáng tạo (intelligence créatrice).
Ngày xưa, khi coi báo Văn Nghệ, tôi nhận định như thế về Viên Linh và về Trần Dạ Từ...

Thành ra đối với tôi, ngoài những nhà văn thơ có giá trị khác, hai chàng họ Trần và họ Viên là hai người hứa hẹn nhất - trên phương diện kỹ thuật hành văn. Họ còn trẻ hơn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc kia mà! Tuổi trẻ cũng là một điều kiện gây ra can đảm và gây kiên tâm... Trong khi tôi chưa biết Chinh Ba bao nhiêu tuổi và trong khi tôi chưa được đọc thêm một người mà tôi cho là một ngôi sao sáng nhất hiện thời là Nguyên Ngọc [viết trên Văn Nghệ ngoài Bắc] đã viết Đất Nước Đứng Lên cách đây mấy năm... Một khi đã có kỹ thuật độc đáo rồi rồi chỉ còn hai ngả: một là chỉ viết những truyện tầm thường thì rồi tài sẽ đứng lại - hai là dùng kỹ thuật của mình để kể những truyện độc đáo, thì tương lai lộng lẫy không biết đâu là chừng. Tương lai chờ các bạn!

Còn với Nguyên Ngọc thì lại khác hẳn: dâu không từ Nga từ Mỹ từ năm châu bốn biển tới cho nên tơ là tơ thuần Á Đông, thuần Việt Nam: đây là tinh hoa thuần túy của đất nước của gấm vóc.
Tôi nói tinh hoa mà không ngượng miệng chút nào! Xin ngả nón rất thấp!

Một vài nét nữa cho xong một bức tranh thủy mạc - tạm xong. Rất tạm. Tạp Chí Phổ Thông của ông bạn Nguyễn Vỹ, số Xuân năm Bính Dần hay Ất Tỵ gì đó, có đăng một truyện ngắn ký là Lan Đình... và tuần báo Vừng Đông của ông Nguyễn Xuân Hòe mới rồi có đăng một truyện ngắn ký là Trương Đạm Thủy... làm tôi ngạc nhiên. Ngạc nhiên chỉ vì thấy rằng nhân tài Việt Nam hoặc chớm nở, hoặc đã có mặt, còn hứa hẹn rất nhiều - thưa rằng chẳng đáng bi quan. Có những lúc người ta cử tưởng là mọi chuyện đứng lại, ngưng lại... và đến đây là tối đa, đến kia là biên giới, đến kia sinh tố đã cạn mất rồi... thì lại là những lúc những vì tinh tú đủ cỡ đủ kích thước đủ dung tích hiện ra và hiện ra! Nếu cứ tường sắp phải ô hô ai tai về văn chương thì chả hóa ra đã đến thời chết khô chết héo rồi ru?

Mầm hy vọng phát sinh như một mầm măng - hy vọng trưởng thành, lớn dần, vạm vỡ, có bề ngang, có bề dài... Đủ bề và nhiều bề.

"Làm văn phải có cái khí phách, cái ý thức, cái liêm sỷ và lương tâm của kẻ sĩ. Bởi vì phần tinh thần nó nặng lắm, không thì hãy trở về làm phu vác gạo. Chốn văn chương không phải phường ảo thuật." SONG LINH (1942-1970)

Lâu nay tôi cứ nghĩ. Nghĩ rằng truyện ngắn, thật khó viết cho hay. Thế mà nhà văn Việt Nam lại thành công ở truyện ngắn: Thành công đến đỗi nếu lịch sử đừng có chó má gây những trường hợp ngăn trở thiên tài Việt Nam vượt... tuyến thì trên chiếu văn nghệ quốc tế, truyện ngắn Việt Nam chẳng cần chen lấn cũng có vị trí lớn!

Hay là dân tộc ta chỉ quen thành chuyện lớn và chuyện khó? Có lẽ thế thật đấy: lịch sử đã chứng minh nhiều lần... Nhất là và kể cả cái chuyện khó nhất là chuyện tháo những cái ách... Ấy chết, lạc đề...
Sắp Xuân Bính Ngọ, 1966

Tái bút: Chuyện văn chương vốn là chuyện viết bao nhiêu cũng vẫn còn... có nhiều nhà văn truyện ngắn khác nữa đã có mặt - nhưng vì thẩm quyền trí thức của tôi có hạn... Đành quên! Hãy tạ tội. Hẹn ra năm sẽ viết về nhiều phương diện.
(Trích Tuần báo Nghệ Thuật số 14+15, Sàigòn, tháng 1&2. 1966)

Tam Ích
(Khởi hành số 179, Tháng 9.2011


************


Truyện Ngắn
Con Bảy Đưa Đò

Tác giả : Sơn Nam

Rạch Cái Cau là ngọn sông Cái Lớn ăn qua địa phận tỉnh Cần Thơ. Trên ba mươi năm về trước, đó là nơi sầm uất, lau sậy mọc um tùm quanh mấy gốc bần to lớn cở hai người ôm không xuể. Sớm thì chim kêu, chiều thì vượn hú, quang cảnh buồn bã làm sao! Thỉnh thoảng, có người bảo rằng: giữa đêm khuya nghe tiếng cọp rống. Những tin đồn đãi bất lành như vậy lần lần bị đánh tan và không còn làm cho ai sợ sệt nữa. Kìa kinh Xáng Lái Hiếu vừa múc xong! Ngọn nước bạc mát lạnh, ngon lành đổ tuôn qua Rạch Giá, mang mấy dề lục bình lá xanh bông tím trôi phiêu lưu từ sông Hậu Giang ra ngoài khơi vịnh Xiêm-La xa thẳm.

Sông rạch thông thương, vàm Cái Cau lần lần có người đến cất nhà đông đúc thành xóm nhỏ, có ông hương ấp đứng đầu. Ông hương ấp họ tên gì? Nhà ở lối nào? Điều đó khách thương hồ ít ai quan tâm đến.

Có qua đây, dầu vô tình đến cách mấy đi nữa họ cũng phải chú ý đến một cái tên, hay nói đúng hơn là một giọng hát: giọng hát của con Bảy đưa đò. Nó xa lạ nhưng quen thân, ấm áp. Khi cất lên thì cao hơn tầm bay bổng của con cò, con vạc, cao vút tận mấy vì sao đêm lấp lánh; giọng ấy lúc buông trầm xuống thì như hơi gió xao động cả giòng sông, chuyển rung mặt nước dẫu khi thuyền đã xa khuất. Nó trở thành một lớp mù sương mờ ảo che lấp bóng dáng của người hát. Khách ngẩn ngơ nhìn theo không còn thấy gì nữa tâm trí bâng khuâng giữa cảnh sông rạch âm u với nhánh “bần gie con đốm đậu sáng ngời”.

Người hát hay thường thường là có nhan sắc.

Bao nhiêu người tưởng tượng như vậy. Họ tìm tòi rồi đâm ra thất vọng. Vài người quả quyết:

- Cô lái đò này mặt rỗ hoa mè.

Nhưng rồi không nói ra, họ cũng phải nhìn nhận một sự thật: con Bảy có gương mặt chữ điền, đôi mắt đen lánh và vóc hình cao ráo.

Lý lịch của con Bảy ra sao? Chuyện đó lại càng khó hiểu. Chính ông hương ấp cũng chưa rõ vì hồi đó đàn bà, con gái không mang giấy chứng chỉ nên không có ghi tên vào bộ sổ. Mấy người ở lâu năm tại vùng này nói lại: năm đó, đâu từ miệt Cần Thơ, con Bảy xuống đây gặt mướn. Có điều lạ là đến khi rồi mùa thì cất chòi mà ở luôn chớ không về xứ. Năm sau, người mẹ già mang bịnh mà chết. Con Bảy đành sống một mình, hằng đêm chuyên nghề bán bánh bò cho ghe xuồng qua lại để độ nhựt; sau đó, đưa đò. Xóm này bao nhiêu trai làng gấm ghé nhưng nó không ưng ai. Lần lần thiên hạ phải dang ra.

Dạo nọ, cậu trai làng con của ông hương ấp vừa học được câu hát:

- Hò... ơ... Anh muốn gá chữ lương duyên với em trăm năm tình chồng nghĩa vợ. Mai sau anh có vô phần từ trần, xấu phước chết trước thì em ơi! Đừng chôn xác anh dưới nước sâu sợ e con đỉa cắn, đừng chôn anh trên gò bởi ngại con mối ăn...

Gái trong làng không ai đối được. Cậu trai nó thích chí hát mãi một câu ấy hầu khoe tài khoe trí của mình. Nhưng đêm sau, giọng hò con Bảy trả lời:

- Hò... ơ... Em gá chữ lương duyên với anh trăm năm tình chồng nghĩa vợ. Mai sau anh có xấu phần từ trần chết trước, em rước thợ Bắc về cẩn đá lục lăng để chôn chàng.

Nghe câu đáp, ai nấy tấm tắc khen ngợi. Khi nấm mồ được cẩn đá thì sợ gì đỉa cắn, mối ăn. Đó là cách giải quyết ổn thỏa nhất của mối tình bền như đá. Cậu trai nọ suy nghĩ tìm nhớ câu rao khác để thử tài con Bảy. Nhưng giọng con Bảy vội đuổi theo:

- Hò ơ... Gái tôi không hò đến chuyện Tây Du thì thôi, chớ hò đến chuyện Tây Du thì nhắc từ thuở xưa kia Tề Thiên Đại Thánh loạn Thiên Cung đánh trời giành đất làm cho ông Nhạc Hoàng xang bang xấc bấc, đến chừng thác xuống đất bị Ngũ Hành Sơn chụp đè. Phật Bà có dặn: Này Tôn Hành Giả ơi! Nằm xuống đây chờ chừng nào Tam Tạng đi thỉnh kinh mi hãy đi theo làm đệ tử, Tam Tạng đi đến chợt thấy Tề Thiên nên mau mau chạy đến gỡ hai lá bùa... Tề thiên vùng mình đứng dậy được, nhưng mình mẩy thì ôi thôi... rong rêu đóng giáp, lỗ mũi thì cỏ mọc xanh lè... Bớ trai chàng có thấy không?

Cậu trai đành chịu thua không đáp được, về nhà sanh bịnh tương tư. Trong cơn bịnh triền miên, có lần cậu đánh bạo bơi xuồng qua nhà con Bảy để tỏ nổi lòng:

- Hò... ơ... Hột châu nhỏ xuống khoang hầm,

Em ơi! Phận em là gái phải có chồng nay mai.

Con Bảy vội đáp:

- Hộ hôn, điền thổ, đổ lửa mái nhà,

Đứa nào muốn bậu, ông bà cháy tiêu...

Tức tối biết bao nhiêu! Cậu trai quay trở về. Quả thật cô ta hỗn xược dám khinh rẻ cậu và cả đám trai tơ ở xóm vàm này. Cũng may, câu đáp ấy nhỏ giọng vừa đủ cho cậu nghe thôi. Câu âm thầm ôm mối hận, hằng đêm tự an ủi:

- Đèn treo Trường án, tỏ rạng bờ kinh.

Bình Thủy lưu linh, đáo lại Long Tuyền.

Trà Niền, Kinh Xăng, Ba Láng, Cái Răng

Hơn không hơn cũng kiếm cho bằng.

Có đâu thua bạn, bạn hành cười chê...

Nhưng ở đồng quê, chuyện gì xảy ra lần lần thiên hạ đều hay biết. Họ không tiếc lời để mỉa mai con Bảy:

- Ừ, Trời cao có mắt. “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”. “Trèo cao té nặng. Ngó cao đau ót”.

Cái ngày ấy lại đến.

o0o

Như thường lệ, con Bảy sửa soạn lên bờ ngủ. Khuya ít có khách sang ngang. Hơn nửa, trời chuyển mưa đen kịt phía Nam. Nhưng kia, một ánh đèn nho nhỏ chói lềnh bềnh giữa sông, từ từ trôi lại như cố ý đón đầu:

- Hò... ơ... Thân anh như con phụng lạc bầy.

Thấy em lẻ bạn, anh muốn vầy duyên loan.

Câu rao ấy thuộc loại tầm thường! Nhưng cảm mến cái giọng trai ấm áp, con Bảy hát lại:

- Gặp mặt anh đây, em muốn vầy hai họ,

Sợ vợ anh ở nhà tiếng nọ tiếng kia.

Khách cười to:

- Anh nói với em, anh đã có vợ nhà.

Vợ thì mặc vợ, anh xử hoà thì thôi!

Thừa lúc con Bảy đang rối trí, khách hò thêm một hơi:

- Anh thương em, thương quấn thương quít,

Bồng ra gốc mít. Bồng xít gốc chanh.

Bồng quanh đám sậy. Bồng bậy vô mui.

Bồng lủi sang lái. Bồng ngoáy trước mũi.

Đặt em xuống đây...

Kể từ hồi em đau ban cua lưỡi trắng, miệng đắng, cơm hôi.

Tiếc công anh đỡ đứng, bồng ngồi.

Bây giờ em vinh hiển... em bắt anh đi bán nồi làm chi?

Ý trách người tình nhân bạc bẽo! Trí nhớ của con Bảy bao giờ cũng có cách sẵn sàng ứng phó:

- Bánh bò một vốn ba bốn đồng lời, khuyên anh ở nhà cứ việc ăn chơi. Để em đi bán kiếm ít tiền lời, trước nuôi ba với má, sau lại nuôi mình...

Cũng là tưởng nghĩa tưởng tình. Ai dè anh bạc nghĩa em phải ở một mình bơ vơ!

Khách bên xuồng nọ lên tiếng:

- Ờ nàng ơi!

Khiến nghĩa bất vi vô dõng giã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng. Nàng còn nghĩ phận chữ tùng, thì trao dây xích buộc vòng sau đây.

Tức thì khách quày xuồng đi trước, rủ con Bảy tranh tài với khách. Nào chịu thua, con Bảy liền bơi theo sau.

Mái chèo phía trước nhịp nhàng:

- Đêm khuya anh thức dậy xem trời;

Anh thấy sao Nguyệt Bạch, ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi.

Nước chảy xuôi, con cá buôi nó lội ngược.

Nước chảy ngược, con cá nược nó lội theo.

Anh than với em rằng số phận anh nghèo.

Đũa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun.

Giọng con bảy lảnh lót đuổi theo:

- Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa rửa dĩa, dọn bàn,

Tay em san rượu chát, miệng em hát một đôi câu.

Trên lầu kia tiếng chuông đánh rộ,

Dưới nhà việc trống đổ tàn canh.

Em đây lịch sự chi đó mà đi đâu năm bảy người giành?

Giả như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy mua.

Đến khúc sông vắng, xuồng của chàng từ từ dừng lại. Con Bảy cũng lơi mái chèo. Bên ngọn, gương mặt của chàng rõ ràng là khôi ngô, tuấn tú. Chàng nói:

- Cô Bảy hò hay quá.

Con Bảy cúi đầu:

- Anh hò hay hơn em đó chớ!

- Anh khen cái giọng hò của cô em. Nghe sao mà ngộ quá. Cô em dạy cho tôi...

- Có gì mà dạy. Đó là điệu “hò bánh bò” bắt chước giọng rao bán bánh bò trên sông. Ở đây sông rộng, nhà cửa, ghe xuồng thưa thớt. Mình phải có giọng vừa cao vừa dài, che lấp hết, để cho ai nấy nghe được mình. Khó hơn giọng hò cấy nhiều lắm, vì hò cấy có nhiều người ở gần mình để “hòa hơi” theo. Ở đây mình hò một mình.

Đôi mắt của chàng sáng lên, ngạc nhiên:

- Vậy sao? Hồi nào tới giờ tôi không hiểu rành.

- Ủa! Chàng ở xứ lạ mới đến à?

- Phải. Tôi ở Bình Thủy-Phong Điền xuống đây. Nhưng ở đâu cũng là non với nước.

- Em gốc ở Ba Láng. Vậy là cũng như một quê. Em đến đây hai năm rồi. Lúc này ở trển ra sao?

- Cũng vậy... Hồi tháng sáu, Tây ăn lễ lộc gì đó. Cụ cử Hoành ở Sa Đéc không chịu treo cờ của nó trước nhà. Thiên hạ đồn, không biết hư thiệt... rằng ngày lễ ấy cụ treo quần trước cửa để phản đối. Ở Bình Thủy, cụ Tòng Hiên làm bài thơ tự trào. May thay, hương chức làng giấu nhẹm nhưng vẫn thấu tai quan trên. Lúc đề bài thơ ấy, cụ Tòng Hiên kẹp ngọn bút ở giữa hai ngón chân mà viết. Ngạo nghễ quá! Khí khái quá! Vừa rồi ở Cái Răng có người bị tình nghi vì đã chép bài thơ “Vịnh chó chết trôi sông” Của cụ Cử Trị mà dán giữa nhà. Vì vậy, tôi phải đi. Qua đây gặp cô, vui biết mấy. Thôi ta tạm biệt...

Nghe qua, con Bảy bùi ngùi tấc dạ; Từ chỗ kính mến đến chỗ yêu thương chàng trai đó cũng không xa mấy. Con Bảy nhìn vầng trăng khuyết vừa hé lên khỏi ngọn bần.

- Bao giờ chàng trở lại. Em xin chờ.

Chàng cười mà đáp:

- Cám ơn.

- Lời em hứa là chắc. Hay chàng không tin nơi lời nguyền của gái đưa đò.

- Đâu phải vậy. Chỉ sợ tôi không giữ đúng lời hứa của tôi. Chí trai bốn biển là nhà. Không có sức như chim bằng, như cá kình chớ phận con se sẻ, con tép, con tôm này cũng đòi học ngao du trong vòng đất nước nhỏ hẹp.

Dứt lời, chàng đứng dậy cất mái chèo. Con Bảy xúc động, rưng rưng nước mắt. Duyên may một đời chưa chắc gặp hai lần.

- Vậy thì xin chàng dạy lại cho em một đôi câu hò... để em nhớ đời.

- Cô hò đã hay mà lại có duyên. Tôi còn biết gì mà dạy thêm. Họa chăng chỉ có một tấm lòng này...

“Một tấm lòng”! Con Bảy mãi suy nghĩ về ba tiếng đó, chừng giựt mình nhìn lại thì chàng đã khuất dạng trong lớp sương khuya.

Cầu cao ba mươi sáu nhịp,

Em qua không kịp,

Nhắn lại cùng chàng:

Cái nghĩa tào khang sao chàng vội dứt?

Đêm nằm thao thức, tưởng đó với đây,

Biết nơi nao cho phụng gặp bầy,

Cho le gặp bạn,

Ruột đau từng đoạn,

Gan thắt chín từng,

Đôi ta như quế với gừng,

Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi,

Bây giờ, con Bảy đưa đò đã già; người ở chợ vàm lại kêu bằng dì Bảy Đò. Cứ mỗi sáng, dì ngồi đó nhưng tâm trí bâng khuâng theo câu hát nói trên. Chàng trai trẻ năm xưa như con nhạn bay xa. Phận của dì ví như con le bơi lội lẩn quẩn trong ao hồ nhỏ hẹp. “Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi”. Phải chăng là dì năn nỉ chàng trai năm xưa đừng khinh dì là người kém lòng yêu non nước? Mấy năm rồi, dì không còn đưa đò nữa. Ngang kinh Xàng đã có cây cầu sắt. Trên, xe hơi chạy. Dưới, tàu đò đưa. Ngay tại vàm xóm nhà cũ lần lần tản ra, nhường chỗ cho một nhà lồng chợ.

Hồi nào thênh thang trời rộng sông dài, giờ đây dì ngồi lì một chỗ. Hồi nào trăng trong gió mát, giờ đây dì phải chịu đựng từ hừng đông tới lúc tan chợ trưa, bên một lò lửa cháy và một nồi nước sôi! Nãy giờ chúng tôi quên nói rõ: dì chuyên bán thịt heo luộc.

Nếu thời xưa dì nổi danh về câu hát câu hò, ngày nay món thịt heo luộc của dì cũng ngon ngọt không đâu sánh kịp. Thịt heo già, thịt heo nái mà dì luộc rồi thì cũng trở nên mềm mại, không dai, da thật dòn. Bởi vậy, lắm người ở chợ lân cận đến đây tìm mua cho được để nhậu hoặc ăn với bánh hỏi.

Lắm người khách tò mò:

- Dì Bảy à, Dượng Bảy đâu rồi! Sao ở đây không ai biết cả?

Dì đáp:

- Dượng Bảy đâu còn! Cũng như không. Dì... ở góa hằng chục năm rồi mấy cháu à...

- Làm sao thịt heo của dì luộc ngon quá vậy? Chỉ cho chúng tôi học với.

- Có khó gì đâu. Nhưng... mà khó lắm! Phải luộc trong nồi nước có để chút xíu phèn. Đừng cho nước quá sôi mà hại đó mấy cháu! khi nước sôi thì đổ vô một lon nước lạnh. Cứ như vậy hoài. Dì chỉ cho nhiều người nhưng họ luộc không ngon, nói rằng dì giấu nghề...

- Ờ... nghe mấy bà già nói rằng hồi đó dì đưa đò, hò hát hay lắm phải không dì Bảy? Dì nhớ lại, dạy dùm chúng tôi...

Thiệt là khó quá. Không dạy, e mang tiếng làm hiểm. Mà dạy thì dạy làm sao? Ngồi đây mà nhớ đến cái thời xuân xanh năm nào! Nó như chiếc lá già rụng, mục nát trở về lòng đất để làm phân cho nghững cây tơ khác đâm lộc nẩy hoa. Nó như một chiếc xuồng cũ kéo lên trên đất khô, phơi dưới ánh nắng gay gắt. Còn đâu hơi gió cũ? Còn đâu ánh trăng xưa? Còn đâu hơi thở, còn đâu dáng người? Còn đâu bến sông “nhánh bần gie con đốm đậu”?

Buộc lòng dì Bảy nói một câu:




- Cái việc hò hát cũng như cái việc luộc thịt heo vậy. Ai làm cũng được. Cách thức dễ ợt. Nhưng mà công phu lắm.

- Công phu là thế nào dì Bảy?

Im Lặng, chập sau dì đáp:

- Ở đây, hồi đó có người nói là cần “một tấm lòng”

(Sưu Tầm)
[img]
Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Tue Sep 16, 2014 1:16 am    Tiêu đề:

Cám ơn chị NhuNgocNguyen đã đăng một bài viết thật hay về các tác giả của các truyện ngắn ngày xưa  ...

Đức mê chuyện của Sơn Nam lắm , nhất là  ''Con Bảy Đưa Đò " ...
Cho đến bấy giờ Đức vẫn còn nhớ lời nói của  ...dượng Bảy năm nào ...'Họa chăng chỉ có một tấm lòng này... '

Lam` gi` roi^` cung~ ca^n` có một tấm lòng ...

LDD
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Tue Sep 16, 2014 8:42 pm    Tiêu đề:

 Cám ơn Đức đã thích xem truyện của Sơn Nam như chị, nhất là "Con Bảy Đưa Đò"
 Hay nhất là câu nói :" Họa chăng chỉ có một tấm lòng này". Chỉ vì một câu nói mà "Con Bảy Đưa Đò" đã  thành  Dì Bảy Đò...không biết Dượng Bảy năm nào đã trôi giạt nơi nao.
 Một câu chuyện tình mộc mạc dễ thương nhưng cũng rất tội nghiệp Đức nhỉ !
 Chị NNNg
 
 
 
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Tue Sep 16, 2014 9:01 pm    Tiêu đề:

Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Sơn Nam

Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhứt. Có điều đáng chú ý là chúng không thích những chốn sông sâu nước chảy, có sóng gió. Chúng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tĩnh, chật hẹp. Vùng U Minh hạ, sấu thường đi ngược sông ông Đốc, rạch Cái Tàu vào giữa rừng tràm.

Tại sao vậy

Tuy là thích ăn thịt người, loại sấu vẫn tìm cá làm món ăn chánh. Rừng U Minh hạ thuộc về loại trầm thủy(1)cá sanh sôi nẩy nở rất nhanh chóng; lên đó tha hồ mà ăn.

Đến mùa nắng hạn rừng khô, sấu khỏi phải trở về sông Cáị. Trong rừng có sẵn nhiều ao, nhiều lung(2), sấu cứ gom vào đó mà lập căn cứ sanh con đẻ cháu, năm này qua năm khác, cứ như vậy cho tới khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống rạch Cái Tàu mà lập nghiệp. Ban đầu, họ ngỡ rằng sấu chỉ ở dưới sông, sau khi câu được chừng năm mười con sấu ở ngọn rạch họ đinh ninh cho là sấu đã giảm bớt... Mười phần chết bảy còn bạ. Mãi đến khi có người lên rừng ăn ong(3) chạy về loan báo:

- Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng!

So sánh như vậy, không phải là quá đáng! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơị Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn(4). Sấu nổi lên, chen vào những bức tranh mầu xanh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng lường (5), con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui vào giữa lòng ao, để thủ thế. Dân làng nhìn nhau như ra lịnh rút luị. Nghi ngờ gì nữa! Con sấu nọ có đốm đỏ ngay giữa tam tinh(6). Nó là "sấu chúa" sống lâu đời, nhiều phen kịch chiến với loài ngườị. Khi ở trên cạn, sấu không nguy hiểm bằng một con rắn hổ. Sấu chúa khôn lắm, nó toan dụ địch thủ vào hang của nó nơi nước sâụ Trong số người khi nãy, có kẻ cẩn thận mang theo mác thông(7), lao, ná lẫy, nhưng họ dư hiểu rằng mớ khí giới ấy chỉ có hiệu lực đối với cọp, heo rừng. Đằng này, sấu lại là loài ở nước, ở bùn lầỵ. Chống xuồng vào thì ao quá cạn, còn đi bộ xuống thì lún ngập gốị

Cái ao sấu ở ngọn rạch Cái Tàu đã bị phát giác. Tin ấy đồn đãi lần lần, thấu đến tai ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo (8), tức là vùng Rạch Giá ngày ngày ông bơi chiếc xuồng ba lá nhỏ đến địa phận làng Khánh Lâm, ngọn rạch Cái Tàụ Trong xuồng, có vỏn vẹn một lọng nhang trần(9) và một hũ rượụ

Từ sớm tới chiều, ông bơi xuồng tới lui theo rạch mà hát:

Hồn ở đâu đâỷ

Hồn ơi! Hồn hỡi!

Xa cây xa cối,

Xa cội xa nhành,

Đầu bãi cuối gành

Hùm tha, sấu bắt

Bởi vì thắt ngặt

Manh áo chén cơm

U Minh đỏ ngòm,

Rừng chàm xanh biếc!

Ta thương ta tiếc,

Lập đàn giải oan...

Giọng nghe ảo não, rùng rợn. Dân làng thấy chuyện kỳ lạ, xuống đứng dưới bến để nhìn kỹ. Đoán chừng ông lão nọ là người có kỳ tài, họ mời ông lên nhà, làm thịt gà, mua rượu thết đãị

Sau khi tự xưng danh tánh, ông bảo:

- Nghe đồn có ao sấu, tôi chẳng nệ đường xa để tới xứ Khánh Lâm nàỵ

- Té ra ông thợ câu sấu!

ông Năm Hên lắc đầu:

- Thợ bắt sấu chớ không phải thợ câụ. Hai nghề đó khác nhaụ. Câu thì dùng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống. Đó là ở dưới nước. Đằng này tôi chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưỡị.

- Vậy chớ ông bắt bằng gì?

- Tôi bắt bằng... hai tay không.

Ai nấy ngạc nhiên. ông Năm Hên cười giòn:

- Bà con cô bác không tin saỏ

Ai nấy nửa tin nửa nghị. Họ cố nhớ lại cách bắt sấu của mấy người thợ nào đến giờ. Bắt sấu bằng hai tay không quả là phi phàm, thế gian hi hữụ Không lẽ ông Năm Hên này lại nói láo để lường gạt, ổng nào đã mở miệng xin tiền bạc cơm gạo gì của xóm này! Ai nấy nôn nao, thiếu điều muốn năn nỉ ông đi bắt sấu tức thì để coi thử cách thức.

- Thưa ông, chừng nào ông ra nghề để cho dân làng chúng tôi được mừng? Nếu cần tiếp giúp chuyện chi, chúng tôi sẵn sàng. ở xóm này thiếu gì trai lực lưỡng đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng.

ông Năm Hên đáp:

- Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồị Bà con cứ tin tôị Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không màng thứ phú quới đó. Nói thiệt với bà con: cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôị. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười hai năm về trước. Sau được tin cho hay: ảnh bị sấu ở Ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba, mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế.

Sáng hôm sau, ông Năm Hên đi lên ao sấu, có Tư Hoạch một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu dẫn đường. Nhiều người nài nỉ xin đi theọ ông Năm Hên cản lại:

- Đi nhiều chộn rộn lắm. Tôi không giấu nghề với bà con đâụ. Có Tư Hoạch đi theo coi mạ

Đã quá giờ ngọ.

Ngóng về phía ao sấu U Minh hạ, ai nấy đều thấy một làn khói đen bốc lên. Ban đầu ngỡ là cháy rừng, chập sau, khói lụn xuống. Trong lúc đó, bà con xóm Cái Tàu lo nấu cơm, mua rượu đợi chiều làm tiệc ăn mừng. Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời về xế, lúc ai nấy đang nghỉ trên nhà, bỗng nghe tiếng kêu réo từng hồi:

- Bà con ơi! Ra coi sấụ Bốn mươi lăm con còn sống nhăn.

Rõ ràng là giọng Tư Hoạch.

- Diệu kế ! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đâỵ Bà con coi sấu lội có hàng dưới sông mình nè! Một đời người mới có một lần.

Dưới sông, Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát.

Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dàị Mỗi con sấu, hai chân sau thúc kê trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm baỏ Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.

Đại khái Tư Hoạch trình bày:

- Tới ao sấu, ông Năm Hên đi vòng quanh dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượụ Kế đó ổng với tôi lấy xuổng(10) đào một đường nhỏ, ngày một cạn, từ ao lên rừng chừng mười thước. Xong xuôi, ông biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống cây mốp tươi(11), chặt ra khúc chừng ba tấc.

Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong aọ Chập sau, bị khói bay cay mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãỵ Tức thời, ông Năm Hên chạy lạị. Sấu há miệng hung hăng đòi táp ổng. ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lạị ông Năm Hên xách cây mác nhắm ngay sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôị Đuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình.

- Thực là bực thánh của xứ này rồi! Mưu kế như vậy thực quá cao cường. ổng đâu rồỉ Sao không thấy ổng vể Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già, ở xóm nàỵ Bà con tính saỏ

Tư Hoạch nói:

- Mà quên! ổng biểu tôi về trước cho bà con coi thử. Phần ổng mắc ở lại cúng "đất đai vương trạch" (12) rồi đi bộ về saụ

Chưa dứt lời, bên sông nghe tiếng hát của ông Năm Hên, ngày một rõ:

Hồn ở đâu đâỷ

Hồn ơi! Hồn hỡi!

Xa cây xa cối,

Xa cội xa nhành,

Đầu bãi cuối gành,

Hùm tha, sấu bắt,

Bởi vì thắt ngặt,

Manh áo chén cơm,

U Minh đỏ ngòm,

Rừng tràm xanh biếc!

Ta thương ta tiếc,

Lập đàn giải oan...

Tiếng như khóc lóc, nài nĩ. Tiếng như phẫn nộ, bi aị. Ghê rợn nhứt là khi thấy ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên taỵ

- Coi tướng của ổng ghê như tướng thầy pháp! Một người thốt lên như vậỵ

Nhưng có tiếng khóc sụt sùi đâu đâỵ Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu nàỵ Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái chết của họ không chớ?

(Sưu tầm)
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Tue Sep 16, 2014 9:39 pm    Tiêu đề: Truyện ngắn Sơn Nam

Con Sấu Cuối Cùng
Sơn Nam

Một tai hoạ thảm khóc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi. Sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể.

Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.

Tôi đến chia buồn với ông cai tổng Hy. Ông nói giọng buồn bã:

- Nó mất xác. Bây giờ chỉ còn chờ báo thù.

Vì chưa biết rõ, tôi hỏi kỹ:

- Dạ thưa ông, ai báo thù?

- Sấu báo thù cho sấu... Theo tục lệ hồi xửa hồi xưa, sấu là loài thú bị đầy, mỗi con muốn thành tinh, để đầu thai kiếp khác cần phải nuốt... chín mươi chín nhơn mạng, thêm một người nữa là đúng một trăm chẵn. Nhưng mấy thầy câu sấu ở xứ mình quả quyết rằng họ có thể sửa đổi luật lệ của quỷ thần. Họ sẵn sàng giết sấu để báo thù cho người chết với điều kiện phải mướn bằng một số tiền khá cao.

- Ông mướn thầy câu sấu nào chưa?

- Họ đòi giá cao quá, dầu bắt được hay không, mình phải đặt tền tổ trước khi họ ra tay. Khổ lắm. Họ biết rằng kẻ bị"hùm tha, sấu bắt" chẳng bao giờ trở về nhà hưởng nhang khói nếu con sấu, con cọp sát nhân kia còn sống. Vì muốn cúng kiếng cho con dâu, bác dọ hỏi giá cả.... sơ sơ trên hai trăm đồng. Còn thêm điều kiện: bao nhiêu vòng vàng trong bụng sấu đều thuộc quyền của họ. Cách đây vài bữa, lão Năm Hên tới đây hỏi han kỹ lưỡng rồi xin phép bắt con sấu đó, không ăn một đồng xu nào hết.

- Người đâu mà tử tế quá vậy?

- Khó hiểu lắm. Ông ta nói rằng muốn bắt một con sấu cuối cùng, trước khi giải nghệ...

Rồi ông cai tổng Hy nói khẽ:

- Chắc ông ta biết con dâu tôi... nó mang theo hai chiếc neo đúng hai lượng vàng nên động lòng tham. Hễ bắt được con sấu. ông ta mổ bụng nó lượm trước hết rồi tri hô sau, hoặc chẳng thèm tri hô gì ráo. Như vậy, ông ta vừa... làm giàu, vừa được tiếng tốt với hậu thế!

*

* *

Để hiểu rõ hơn, tôi đến Ngã Ba Đình để làm quen với ông Năm Hên. Biết tôi là người quen thuộc với gia đình ông cai tổng Hy, ông Năm tỏ vẻ ái ngại:

- Nguy lắm. Tốt hơn cháu về nhà chờ đợi. Khi nào bắt được nó, bác cho cháu hay.

Tôi nài nỉ xin phép ở lại căn chòi che tạm ấy. Ông mải im lặng. Tôi sanh nghi, liên tưởng đến hai chiếc neo hai lượng vàng còn nằm trong bao tử con sấu ác nghiệt. Gương mặt ông Năm Hên trông hiền nhưng bí hiểm lạ thường. Ông đi ra đi vào, quan sát bãi bùn, nhìn mấy giề lục bình trôi ngang qua rồi nói:

- Sợ cháu không đủ kiên nhẫn. Chuyện nguy hiểm này, bác muốn chịu đựng một mình. Nếu có mặt một người thứ nhì, bác e xảy ra nhiều tiếng dị nghị. Hồi xưa, cháu nên nhớ rằng: bác làm nghề này vì miễn cưỡng. Hôm nay bác muốn tự ý bỏ nghề không trống, không kèn. Thôi, được rồi. Cháu ráng ở sớm hôm với bác. Điều quan trọng là cháu đừng làm điều gì mà bác ngăn cấm. Đừng chàng ràng hỏi tới hỏi lui. Đừng thắc mắc là tại sao cháu hỏi mà bác không trả lời. Bây giờ thì cháu ăn cơm rồi ngủ cho thẳng giấc.

Vì tò mò muốn điều tra những thủ đoạn của thầy câu sấu, tôi nhận lời và ngoan ngoạn ăn cơm. Ăn xong tôi lựa một nhánh bần cổ thụ, trèo lên nằm co mình. Gió thổi mát rượi. Ông Năm Hên cứ hút thuốc phì phà. Tôi vui sướng như nằm trên chiếc ghế dựa. Con sông Ngã Ba Đình nổi tiếng có nhiều sấu hung ác nên ghe xuồng qua lại rất thưa thớt. Trời xế dần, chưa chi mà cò, diệc hay giăng hàng về rừng. Lục bình trôi hết giề này tới giề kia, mấy cây khô trốc gốc nổi lềnh bềnh quay qua quay lại như xác người rũ tóc.

Tôi ngủ từ bao giờ, không hay biết.

Bỗng nhiên, tôi giật mình thức dây. Một trái bần chín khá to, vừa rụng xuống bãi bùn. Tôi mừng quýnh, nhảy xuống đất, chạy ra ngoài bãi, cúi xuống lượm, chợt nghe nhiều tiếng động lạ lùng, giống như giọng cười the thé của cô hồn ma quái.

Trên chòi, ông Năm Hên vụt đứng dậy mỉm cười:

- Coi chừng. Không nguy hiểm nhưng đừng giật mình, đừng la lớn. Nó đó!

“Nó” là ma hay là con sấu ăn thịt đứa con dâu của ông cai tổng Hy? Tôi muốn hỏi to nhưng sực nhớ lời căn dặn. Vả lại, tôi muốn tỏ rằng mình đây chẳng phải thợ câu sấu nhưng vẫn đầy đủ bản lãnh.

Hai chân tôi đau điếng như đạp nhằm gai. Vừa ngó xuống, tôi hoảng hốt: Hàng chục con thú nhỏ - vóc dáng bằng con cắc kè – chạy tới bao vây, nhe răng, phóng mình cắn khỏi mắt cá. Tôi rút chân khỏi bùn, toan rút lui về phía cây bần để tìm một nhánh cây làm roi. Không cần suy nghiệm, tôi hiểu ngay! Đó là bầy sấu con mới nở, dưới bụng mỗi con đều dính những bệt màu vàng – màu của tròng đỏ trứng sấu. Ông Năm Hên quát to:

- Chạy luôn đi!

Tới gốc bần, tôi leo lên thật cao rồi ngóng xuống bãi. Kìa, một con sấu dài hơn ba thước từ mé nước bò trườn, bao vây đàn con, lùa xuống mé nước.

- Xuống đi!

Nghe theo lệnh ông Năm Hên, tôi tới căn chòi. Ông cứ ung dung hút thuốc, nhìn mơ màng theo làn khói. Trên vách lá, hang chục cây mun – mũi tên bằng cây cau già phía trước có mũi nhọn bằng sắt - nằm im lìm trong cái ống tre khá to. Bỗng dưng, tôi nổi giận, thầm trách:

- Lão Năm Hên này quá ác, muốn nhử cho sấu ăn thịt kẻ khác. Đã ác, lão còn nhát gan. Cớ sao ông chưa chịu phóng vài cây mun bịt sắt để giết con ác thú?

Tôi nói:

- Sao bác thờ ơ quá vậy!

Lão trợn mắt:

- Đó là con sấu cái. Nó lo giữ bầy con . Con sấu đực mới là chánh phạm.

-“Nó” đâu rồi? Tại sao bác biết là "nó" ?

- Cháu đừng hỏi.

Rồi ông nói lảng qua chuyện khác. Nào loài sấu đẻ hàng đôi ba chục trứng, đẻ xong khoét lỗ, sắp trứng từng lớp, cứ mỗi lớp trứng là có một lớp lá cây mục, cỏ khổ. Đâu đó xong xuôi, sấu kiếm lục bình, nhánh cây, rác rến mà phủ lên giống như mô đất, cao đến sáu bảy tấc. Khi trứng gần ngày nở, sấu mẹ bò quanh quẩn, nghiêng tai nghe tiếng động trong lòng trứng... Lúc mới nở, sấu con sống bằng chút ít tròng đỏ còn dính dưới bụng. Hằng ngày sấu mẹ cạnh chừng sấu con, sợ sấu cha trở về ăn thịt con...

Chúng tôi ăn cơm chiều. Trời sụp tối. Ông ngồi chồm hổ, bấm đốt tay, tính lẩm bẩm.

Đến khoảng đầu canh hai, ông vỗ nhẹ vào vai tôi:

- Thức chưa hay còn ngủ?

Tôi trố mắt:

-"Nó" hả?

- "Người ta" hồi đầu mùa rồi, đừng hỏi nữa. Nếu buồn bực thì lại đây coi cái này cho vui.

Tôi bắt đầu lo ngại, nghĩ tới bao nhiêu giai thoại về hồn ma hiện về cỡi trên lưng loại sấu đội đèn. Ông Năm thúc hối:

- Mau mau!

Qua khi đìa, tôi thấy dưới này năm ba vật gì đen thui, giống như khúc củi nổi lều bều. Ông Năm giải thích:

- Tụi nó điếm đàng như vậy đó. Nó xuôi chân xuôi đuôi và cứ nổi phêu phêu trên mặt nước. Con sấu cái ở chính giữa, xung quanh là bầy sấu đực tới ve vãn. Sấu cái lội tới đâu, mũi"xạ" trong miệng nó hôi thúi tới đó, rù quến bầy sấu đực... Tụi đực rựa đánh mùi, giành mèo . Coi kìa!

Mặt nước xao động. Mấy "đốm đen" chuyển mình rượt nhau, đập đuôi nghe ầm ầm vang lên chấp choá dưới ánh trăng non. Chập sau, bầy sấu mất dạng.

Ông Năm Hên khép kín cánh liếp, nói nhanh:

- Cháu thấy nhãn tiền chưa? Con sấu cái này chờ "chồng" . Nó đánh bạt bầy sấu đực xấu máu. Bọn sấu đực giành mèo dữ tợn lắm. Bác gặp nhiều phen lạ lùng: sấu đực cắn lộn, con này chui xuống bụng con kia để cắn lẫn nhau.

Rồi ông tắc đèn chui vào nóp ngủ.

*

* *

Ngày qua ngày, ông Năm Hên xuống bãi bùn, cắm nhánh cây để ghi mức nước lớn, nước ròng. Đôi khi, thừa lúc tôi nằm lim dim, ông xách cây dao phay, đi ra sau nhà, khuất dạng trong vùng rừng tràm lưa thưa. Tôi sực nhớ tới tập quán của vài người mỗi lần vào rừng phóng uế,"bón phân cho cây" là họ mang theo cây dao để đào lỗ rồi lấp lại cho hợp vệ sinh. Nhưng tại sao ông Năm Hên che dấu cái nhu cầu đơn giản ấy? Mội buổi sáng, nghe tiếng quạ kêu sau rừng, lão hối hã chạy ra khỏi nhà, hò hét inh ỏi:

- Quả đùng! Quạ đùng!

Lão trở vào, hút thuốc, bấm đốt tay rồi chạy xuống bãi bùn. Hồi lậu, lão trở lên:

- Cháu ở nhà một mình nghe không? Bác qua bên kia chừng vài giờ đồng hồ. Ở nhà, nhớ đuổi quạ. Và đừng bao giờ ra sau nhà, phía rừng tràm.

Tôi gật đầu, hứa vâng lời. Chờ lão khuất dạng, tôi làm bài toán liều mạng. Ra sau rừng để xem thử. Tại sao lão ngăn cấm? Nhứt định lão chôn giấu một vật gì bí mật. Rủi lão bắt gặp, tôi bị rầy, bị đuổi ra khỏi nhà là cùng. Vùng rừng tràm quá thấp, nước đọng quanh năm. Giữa ban ngày muỗi mòng cứ bay vo ve, từ mặt nước, bầy lăng quăng thoát xác bay lên nhu con ngài lột vỏ kén. Hồi lâu, tôi đến vùng đất cao ráo, in tỏ rõ dấu chân người. Tôi dừng bước, ngạc nhiên và sợ sệt, nhận ra một nấm đất vuông vức. Kho tàng chăng? Bùa phép hoặc cạm bẫy gì đây? Sau khi hái một nhánh cây khôn, tôi xới đất: Hai khúc xương lòi ra, xương ống chân và xương bắp đùi và mớ xương vụn khác. Lập tức, tôi lấp đất lại rồi chạy nhanh về chòi để tránh mùi hôi thúi. Té ra ông Năm Hên đã chôn nguyên cái chân của một người, người ấy phải chăng là cô dâu của ông cai tổng Hy?

Chừng hai giờ sau, ông Năm Hên trở về, nhìn thẳng vào mặt tôi như muốn nói điều gì... Ông vấn thuốc hút, mỉm cười:

- Hổm rày, cháu buồn bực, hồ nghi công việc làm của bác hả? Ráng ở thêm tối nay, tới trưa mai cháu về nhà được rồi.

- Xin lỗi bác. Lúc bác vắng mắt...

- Cháu đừng hiểu lầm. Bác mời cháu ở lại chớ đâu muốn đuổi. Cái gì bác cũng tha thứ được hết. À, tuổi trẻ, người ngoại cuộc như cháu ưa tò mò. Bác muốn cháu tò mò cho tới nơi tới chốn. Đời bác quá già rồi. Bác làm rẫy khoai mì ở rạch Ngan Trâu, tính giải nghệ từ lâu nhưng chưa giải nghệ được. Bữa nay hoặc sáng mai, bác giết con sấu cuối cùng. Sanh nghề tử nghiệp, bác đều sợ, vì nếu "tử vì nghiệp" thì đó là luật quả báo. Bác sợ những người tò mò, mới xem nửa chừng rồi bỏ cuộc...

Tôi im lặng, cúi đầu nghe lời trách mắng quá nghiêm khắc ấy. Dường như ông Năm Hên muốn trút bao nhiêu bất mãn chồng chất từ bao nhiêu năm qua lên đầu tôi.

Lão day mặt, hỉ mũi, nói nghẹn ngào:

- Cháu nên ở lại. Bác sợ cháu đồn đãi... bậy bạ. Giờ phút này, cháu thấy sự thật khi đào lên sau rừng. Nhưng cháu có thể hiểu lầm... cũng như ông cai tổng Hy hiểu lầm.

Chiều hôm ấy, ông Năm Hên nhịn ăn, vì buồn bực. Tôi lục nồi cơm nguội, nuốt lua láo nửa chén rồi chun vô nóp.

Ông đốt đuốc lên, nói khẽ:

- Đừng ngủ. Hễ nghe phía sau rừng có tiếng sấu"nghé" đừng giật mình nghe không! Nước ở cái lung bên kia cạn rồi. Tối nay nó về đó.

Tôi đứng lóm thóm bên ngoài cửa, nhướng mắt... Bỗng nhiên, ông Năm Hên chạy ra ngoài, ngoắt lia lịa:

- Đừng sợ. Cháu coi kìa! Nó trườn lẹ ghê, giống của nó dữ lắm. Bữa hổm, sấu cái lo ấp trứng, nó rảnh rỗi sanh tật hung hăng đón ghe... đám cưới. Hôm nay, đoán chừng bày sấu con đã nở, nó bò về để ăn thịt con.

Dưới bãi bùn, con sấu hiện ra, đen ngòm giống như cái xuồng độc mộc. Trăng sáng vằng vặc. Con sấu trườn dài, dọc theo bờ sống, day mũi qua bên tả, bên hữu. Ông Năm Hên nói:

- Cháu cầm cây đuốc dùm bác. Đừng la hoảng nghe không. Để bác giết nó. Cầm đuốc cho thật chắc!

Tôi nhận lấy bó đuốc...

Ông Năm Hên bước xuống bãi với hai bàn tay không.... Sực nhớ tới cái ống tre đựng mấy ngọn mun bịt sắt, tôi nói nhỏ:

- Đem ngọn mun theo chớ?

- Khỏi cần. Chắc ăn lắm rồi. Nó đó. Nhất định là nó.

Con sấu tiến lần về cái ổ trứng – đúng nơi tôi bị bầy sấu con bao vây hôm nọ. Bầy sấu con hoảng chạy... Sấu đực lướt tới đớp con. Nhanh như chớp, ông Năm Hên nhảy lên sấu mà cỡi... Ông cúi đầu xuống, hai tay cựa quậy... Sấu day mũi xuống nước rồi quẹo lên bãi, trở mình, vật ông Năm Hên nằm ngửa dưới bãi... Trong phút giây, người và sấu chỉ là một đống đen thui. Khói từ bó đuốc thổi tạt ngang mặt tôi... Gió thổi hù hù. Ông Năm Hên hò hét, làm vang động khu rừng tràm sau hè. Tôi đứng không vững vì dường như mặt đất rung rinh. Bỗng dưng ông Năm Hên đứng dậy, chạy bò càn lên bờ đến bên cạnh tôi rồi quỵ xuống, thở hổn hển:

- Nó gần chết rồi kìa.

Dưới bãi bùn lấp lánh ánh trăng, con sấu đen ngòm nằm im. Tôi hỏi:

- Tại sao bác không kéo xác nó lên. Hay là... để cháu tiếp sức với bác.

Ông khoát tay:

- Kìa! Con sấu cái với bầy sấu đực bữa hổm trườn lên đó. Tụi nó kéo xác con sấu chết, ngâm vùi dưới đáy sông rồi chia phần với nhau. Mình giành cái xác đó làm gì?

Lão nhìn trừng trừng vào mắt tôi:

- Bộ cháu tiếc hai lượng vàng trong bụng của nó hả?

Tôi im lặng, cúi đầu:

- Xin lỗi bác.

- Lỗi phải gì? Bác giải nghệ rồi. Cháu tưởng bác vì tham hai lượng vàng mà liều mạng, cỡi trên lưng sấu hả? Thôi mình vô nhà, nói vài lời nữa rồi ai về nhà nấy.

Ánh đuốc tàn rụi dần. Ông Năm Hên nói:

- Sợ ma không? Nếu sợ thì cháu cứ dỡ cái nóc nhà lá này mà bó lại làm đuốc.

Ánh lửa tắt. Tôi lính quýnh chưa biết ứng phó ra sao. Thật ra tôi sợ ma, vì sực nhớ tới hai khúc xương chân chôn vùi sau hè. Giọng ông Năm Hên trổi lên trong bóng tối, ghê rợn như giọng nói của ma:

- Ông cai tổng Hy hiểu lầm. Bữa nay, bác ra nghề lần chót... Ồ, sức bác còn dẻo lắm, cháu thấy không? Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai cái chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điều khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt. Kỳ sau, nếu muốn bắt sấu, cháu làm theo cách đó. Bốn mươi năm kinh nghiệm của đời bác!

- Dạ, cháu không dám. Để cháu thuật lại cho ông cai tổng Hy biết đầu đuôi.

Ông Năm Hên nói gắt:

- Đừng cho ổng biết gì ráo. Hồi cỡi trên lưng sấu bác đâu nhớ tới hai lượng vàng? Bác ra nghề lần chót đâu phải vì ông cai tổng Hy mà vì lý do khác. Nếu tiếc hai lượng vàng, ổng cứ mướn thợ chài tới đó mà vãi... mò lên. Trời đất chứng minh cho bác.

Bầu không khí trở nên nặng nề. Dưới mé sông, sấu quậy đùng đùng, con sống giành xác con chết. Ông Năm Hên vụt đứng dậy:

- Cháu ở đây ngủ, bác về liền bây giờ. Tới đây là dứt.

- Trời đất! ban đêm, bác đi đâu? Tội nghiệp cháu.

Ông Năm Hên ra khỏi cửa, mắt đăm đăm hướng về phía bãi bùn:

- Nhắn với ông cai tổng: cứ cúng cơm trên bàn thờ, vì người chết đã ngậm cười.

Tôi lính quýnh, tìm cách cầm chân ông Năm:

- Thưa bác, còn cái ống tre đựng mấy ngọn mun nè!

Nhưng ông Năm mất dạng trong bóng tối. Tiếng nói của ông, ngày càng nhỏ rí nói vọng về căn chòi:

- Bỏ đi. Hay là cháu muốn giữ làm kỷ niệm để khoe khoang với bà con rằng ta đây... dám bắt sấu như ai kìa. Nếu muốn kỷ niệm, tốt hơn cháu nên ra về, im lặng, với hai bàn tay không, trong bóng tối./.










Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Fri Sep 19, 2014 2:04 am    Tiêu đề: Hát Bội Giữa Rừng
Tác Giả: Sơn Nam


   Rạch Khoen Tà Tưng ngày...
   Cháu x...
   Hèn lâu, bác mới nhận được thơ của cháu gởi xuống thăm bác.
   Dưới này, xóm riềng đều được vạn sự bằng an. Trong thơ, cháu hỏi về sự tiêu khiển của người mình hồi mới khai thác đất hoang, năm sáu chục năm về trước. Cháu nói hồi đó dân mình ưa hát dối, hát huê tình. Không phải vậy đâu! Hát đối cần có sông rạch thông thương để bên trai bên gái tự do bơi xuồng song song nhau mà hát. Ðằng này. “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” có ai dám bơi xuồng ban đêm bao giờ! Việc hát đối cần có tít nhiều tiền bạc để làm tiệc tùng thết đãi tất cả những ai có mặt cho vui với nhau. Ðằng này dân mình hồi đó còn nghèo lắm, ruộng chưa hết phèn, đình chưa cất, hương chức làng chưa có.
   Bởi vậy chỉ có hát bội là cách giải trí độc nhứt của người đi khai phá đất mới.
   ai hát bây giờ? Lẽ tất nhiên không phải mấy người trong xóm. Họ không biết chữ nho, Tiền Ðường Hậu Tống gì hết.
   Phải mời gánh hát bội từ xa lại hát chơi một đôi tháng. Nói đứng hơn, ông bầu gánh đích thân tới xóm mình. Năm đó nhớ kỹ lại... bách chừng mười bảy tuổi, xóm Khoên Tà Tưng mới có hai mươi căn chòi lá.
   Ông bầu gánh tới bàn với mấy ông kỳ lão:
   Bà con tôi muốn lại đây hát giúp vui.
   Hát bội mà ai không ham, ngặt ông bầu nọ buộc nhiều điều gắt gao quá. Như là phải nuôi cơm toàn ban nam nữ. Như là phải cất rạp sẵn cho mấy ổng hát.
   Nghe qua, mấy ông kỳ lão lắc đầu vì đào kép toàn ban hát họ đông gần bằng dân số xóm này... Hơn nữa rạp cất giữa vùng cọp beo, nghĩ cũng khó bảo toàn tánh mạng cho người hát và người đi coi hát. Ông bầu đành năn nỉ:
   Bà con thương dùm, anh em tôi cực chẳng đã mới chạy xuống miệt này! Không lẽ bà con bắt nộp cho Tây chớ anh em tôi ở miệt Vũng Liêm vô hội “Kèo Xanh” rồi bị đổ bể.
   Ðộng lòng trắc ẩn, mấy ông kỳ lão đồng ý. Rồi thì mõ đánh chuyền rao cho đầu trên xóm dưới hay rằng:
   “Nay mai có hát bội tới, trước mua vui sau làm nghĩa, mỗi nhà nên tùy hỷ góp vài vùa gạo để nuôi họ. Ðồng thời, tất cả thanh niên trai tráng phải vô rừng đốn tràm, vạt nhọn dưới gốc sẵn”.
   Hỏi:
   - Hát ban ngày hay ban đêm?
   Ông kỳ lão nói:
   - Hát ban đêm mới vui chớ, ban ngày để làm công việc đồng áng.
   Có người cật vấn về vụ cọp ăn thịt người, ông kỳ lão nói:
   - Bà con đừng lo. Cứ đốn tràm về đây, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Phen này, mình mới cọp và sấu tới coi hát với mình cho vui luôn thể.
   Tràm đốn về chất đống. Ông kỳ lão đích thân đốc suất việc xây rạp. Cơ mưu của ông như vầy: cất một cái nhà sàn ở giữa sông, theo kiểu ba căn hai chài. Ba căn giữa dùng làm sân khấu, hai chài dành cho đào kép ăn ở, nấu cơm. Như vậy, nhứt cữ lưỡng tiện chớ chòi trong xóm nhỏ quá, đâu đủ chỗ cho họ ở đậu.
   Hỏi:
   - Dân tụi tôi đứng đâu mà coi hát?
   Ông kỳ lão nói:
   - Bà con dốt quá! Chung quanh sân khấu nọ, mình xốc cứ làm vòng thành, gốc cừ này khít gốc kia chừng một gang tay. Ai muốn coi cứ việc bơi xuồng vô vòng rào nọ. Xong xuôi đóng cửa lại. Cọp phải bơ vơ ngồi trên bờ rạch. Sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng. Trong này, mình ngồi trên xuồng mà coi sáng đêm ăn thua. Tuồng Tàu dài lắm.
   Xóm Khoen Tà Tưng rộn rịp còn hơn Tết, suốt ba bốn ngày liên tiếp họ dựng rạp, xốc nọc dưới sông. Mấy anh chị đào kép mới tới vô cùng mừng rỡ, họ cỡi áo ra tiếp tay.
   Nhà cất xong. Bây giờ tới lượt lợp lá, lót sàn. Lá dừa mọc sẵn dựa mé. Tràm nhỏ cây, ở đâu mà chẳng có, cứ đốn về lót thế cho ván. Ðêm hát ra mắt, vui quá đỗi là vui! Ðào kép thì áo mão xanh đỏ, đầu giắt lông trĩ, ngặt hai bàn chân thiếu hia, thiếu hài. Trống đánh thùng thùng. Kèn thổi tò ti te.
   Hai bên rạ chong bốn ngọn đuốc sáng rực.
   Họ hát tuồng Phong Thần, lớp lập Bá Lạc Ðài. Tuồng nhắc lại khi Tử Nha còn hàn vi nhờ người bạn là Tống Dị hơn cưới vợ cho. Vợ tên là Mã Cơ. rủi thay, cô vợ này có tật thô lỗ, xúi giục chồng đi ra chợ kiếm tiền cho cô ta xài phí. Tử Nha ra chợ làm thầy bói, gặp con Tỳ Bà tinh là chị em của Ðắc Kỷ, Tử Nha biết đúng chơn tướng con yêu nọ, nên xin phép Tỷ Cang thiêu sống nó. Tỳ Bà tinh hoàn nguyên hình cây đờn tỳ bà bằng đá.
   Giáo đầu là lời chúc mừng nhà vua. Sau đó, Dị Nhơn múa mà rằng:
   Sông Hà Lạc, qui trình tám quẻ,
   Cửa Võ Môn, cá nhảy ba từng.
   Trẻ ngậm cơm ngả ngớn đền Xuân,
   Già vỗ bụng chình chòng coĩ Thọ,
   Miêng Trì là quê ngụ,
   Dị Nhơn thiệt tên già!
   Tử Nha bèn bước ra, xưng danh, than thở rằng mình chưa gặp vận. Dè đâu bà vợ là Mã Cơ xắn xả chạy lại mắng Tử Nha:
   Bớ ông Tử Nha này:
   Tôi, cầm khỉ không tướng khỉ múa,
   Còn chăn voi chẳng biết voi lung,
   Hay mần răng! Này tôi nói cho:
   Bảo đừng về tiên ngộ tiên khùng
   Khá kiếm chỗ ở thuê ở mướn,
   Ðể trả tiền đường, tiền đậu cho mụ đây... à!
   Tức quá Tử Nha ra chợ ngồi làm thầy bói. Tỳ Bà tinh bèn tới thử tài. Biết chân tướng yêu tinh của mình không qua được cặp mắt thần của Tử Nha, Tỳ Bà tinh bèn tri hô lên vu cáo rằng Tử Nha toan hiếp dâm nó. Ông trùm xóm hạ lịnh cho dân chúng rượt bắt Tử Nha:
   Tốc bôn trì, tốc bôn trì!
   Lai ứng tiếp, lai ứng tiếp!
   Lão già nào hãm hiếp, hãm hiếp!
   Bắt gái trẻ hoang dâm, hoang dâm!
   Quyết sanh cầm, quyết sanh cầm!
   Nan dung thứ, nan dung thứ!
   Tuồng này nghĩ thiệt lạ, thiệt hay. Nhiều người ba bốn chục tuổi mới được xem hát bội lần này là lần thứ nhứt. Họ thức sáng đêm ngồi dưới xuồng, khi mệt mỏi thì nằm xuống. Rồi lại ngồi dậy. Hai ba đêm đầu, cọp sấu không dám lại vì tiếng trống, phèng la, đuốc lửa.
   Việc gì cũng vậy, riết rồi sanh chán. Xưa kia, ông Từ Thức cưới vợ tiên ở Bồng Lai mà còn đồi trở về dương thế, hà huống chi xem đoàn hát Bầu Tèo này biểu diễn.
   Mấy đứa con nít xem một chập, ngồi ngủ gục. Chừng trống đánh giựt mình, tụi nó dụi mắt, cằn nhằn: “cái gì mà tốc bôn trì, tốc bôn trì hoài! Cà tháng rồi không có gì mới. Cứ con yêu Tỳ Bà tinh chưn cẳng có ghe ngứa...” Tụi nó xúm nhau bơi xuống về. Hỡi ôi! Hai ba ông cọp chạy dài theo bờ rặch! Thôi thì đành trở vô vòng hàng rào nọ mà chờ đợi tới sáng.
   Cũng chuyến nọ, con Tỳ Bà tinh đang hát bỗng nhiên mặt mày xanh lét, tay run run chỉ xuống sông rồi chạy trở vào buồng. Rõ ràng là Tỳ Bà tinh thấy hai con sấu đang ngóng mỏ vô hàng rào. Ông kỳ lão ra lịnh giông phèng la. Sấu lặn mất.
   Lần lần, dân chúng thỏn mỏn về số gạo đóng góp nuôi đào kép. Ba chục ngày là ba chục vùa gạo! Ông bầu tìm cách sáng chế tuồng mới nhưng quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu đào kép, bấy nhiêu áo mão. May thay, lúc đ1o dân xóm Khoen Tà Tưng có sáng kiến qua xóm Tà Lốc mời mấy người Miên bên đó đến xem hát trước mua vui, sau nữa là chia sớt gánh nặng lúa gạo. Người Miên rất đỗi hoan hỷ. Họ giúp sân khấu nọ vài điệu múa “rầm” lúc sửa soạn vô tuồng. Gần vãn hát, họ đưa lên một anh hề Mien giễu bằng tiếng Việt Nam. Chuyện giễu của họ như vầy: anh nọ ở bên này sông có cô tình nhân ở bên kia sông. Không biết cách nào qua được, anh dậm chân:
   - Cô Hai ơi! Sông sâu sào vắn đâm không tới! Muốn qua thăm bậu ngặt không có chiếc “re”!
   Lúc đầu nghe giễu như vậy ai nấy cười như nắc nẻ, lần hồi sanh nhàm. Vì vậy, gánh hát bội phải từ từ rút lui qua xóm gần đó, cách chừng ba chục cậy số.
   Trời bắt đầu sa mưa. Gánh hát ra đi, nghĩ cũng hợp thời cho dân xóm này nhưng bất lợi đối với họ. Họ rã gánh lần lần, lưu lại khắp trong vùng hoang vu này nhiều chuyện hay hay. Dân xóm Khoen Tà Tưng bị ảnh hưởng của họ đậm quá! Mấy đứa con nít chăn trâu nhái lại giọng hát bội, thét lên inh ỏi ngoài đồng:
   - Muôn tâu bệ hạ! Muôn yên nhà lợi nước, nên trồng đước với đà. Mai sau có hư cửa hại nhà, đốn nó làm kèo làm cội....
   - Muôn tâu bệ hạ! muốn yên nhà lợi nước, nên trồng đước với su, bắt khỉ đột cầm tù, ắt yên nhà lợi nước...
   Có một anh hề trong hánh hát trốn ở lại. Người đó sau này là ông Biện H. Ông biết chút ít chữa nho. Nhờ ổng mà xóm này có viết liễn. Nghe đâu chú của ổng hồi trước phò ông Phan Thanh Giản thủ thành Vĩnh Long. Ổng Phải giả danh kép hát chạy xuống miệt này. Trước khi làm biện ở đình, ổng nổi danh một thời nhờ tài hát huê tình. Ổng nói: phải nhái theo lời văn của hát bội, thí dụ như: “Cả tiếng kêu...! Ờ này em Hai ơi! Sách có chữ Thiện ác đáo đầu...” Thì câu hát mới vui, có tinh thần.
   Ý kiến đó được anh chị em hát huê tình khen là phải.
   Câu chuyện hát bội hồi xưa tới đây cũng khá dài rồi. Nhưng chưa hết, vì còn mấy ông cọp nọ. Có lẽ mấy ổng mê hát bội hơn loài người. Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngả nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường tới lui ngồi cà rũ dựa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhứt là đêm có trăng, mấy ổng le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau này mấy tiếng “coi hát cọp” là do sự tích của mấy ổng hồi xưa, không chừng!

_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
nhungocnguyen



Ngày tham gia: 22 Nov 2011
Số bài: 890

Bài gửiGửi: Fri Sep 19, 2014 7:20 pm    Tiêu đề: Tháng Chạp Chim Về

Tháng Chạp Chim Về
Tác Giả : Sơn Nam

 
   Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo sau nhưng tôi ngạc nhiên:
   - Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
   - Không phải! Không phải đâu!
   Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
   - Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...
   Trên ngọn cây gòn, kìa một con chim to tướng đen thui, đầu có đốm trắng, cao nghệu như đứa trẻ lên mười tuổi. Mặt trời đã gác lên mí rừng dọi lên lông cánh của nó, mướt rượt.
   - Năm nay nó già đi nhiều... Tội nghiệp!
   Khỏi cần lượn vòng quanh, nó cũng nhìn được con rạch Ðường Sân này...
   Nóng ruột tôi hỏi:
   - Con chi gì mà coi dữ quá vậy ông Tư?
   - Con chim già sói. Thứ này bây giờ ít lai vãng tới miệt Cạnh đền này, chớ hồi đó thì ôi thôi...
   - Làm sao bắt nó xuống coi thử. Phải chi mình có súng...
   Ông Tư nhìn tôi, nhăn mặt lắc đầu:
   - Súng với ống mà làm gì? Ðừng nói bậy, nghe được nó bay đi luôn. Giống già sói gan dạ lắm. Cháu chưa biết sao? Hồi năm đó ông kiểm lâm Rôbe lại đây, cũng vào tháng này găp nó. Ông nổ nghe cái “rầm”, con già sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
   Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
   Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạo lập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
   Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Làm ổ dưới đất thì có chim bồ nông là đáng kể.
   Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
   Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con. Chừng hai ngày sau, khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vũng nước đã dọn sẵn kế bên.
   Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét lên inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình. Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của...
   Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn “bạn giữ sân.” Nhiệm vụ của“bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Ðồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
   Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ sáu trăm thước, cao hai thước tây.
   Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là tường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
   Ðâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai chục người bạn, khác, gọi là“bạn giết”. Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trể, chim con sẽ bay mất.
   Ðêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
   Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải choá mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Ðàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
   Cạnh cửa tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
   Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người“bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
   Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữ đột như Triệu Tử Long, Ðương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Ðể chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
   Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
   Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
   Xong xuôi công việc, mấy người“bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đấy đến lúc người“bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công... Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người nầy tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
   Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
   Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
   Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
   - Lông bồ nông một bó một quan.
   - Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
   Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ...
   Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
   Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ.
   Vài con chim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
   Và ông Tư – Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai tráng chính là người“bạn giữ sân” và người“bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa.
   
- o O o -

   Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
   Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
   Ông nói:
   - Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?
   Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
   Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
   Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...

(Sưu tầm)


xxxxxxxxxx

Truyện Ngắn : Cây Huê Xà
Tác Giả : Sơn Nam

Cây huê xà là thứ cây gì? Hình dáng ra sao? Có thiệt hay là bịa đặt? Nó có lợi hay là có hại cho loài người? Bao nhiêu câu hỏi ấy dồn dập, lẩn quẩn trong trí thằng Lợi hằng năm nay mà nó không tài nào trả lời nổi.
   Cây huê xà vốn là vị thuốc chánh trong toa thuốc ngừa rắn của ba nó. Nhờ đó mà đi đến đâu người ta dều khâm phục; ba nó nổi danh là thầy Hai Rắn. Ðược nổi danh là một chuyện khó vì lẽ ở vùng Rạch Giá, Cà Mau, thầy rắn xưa nay cũng nhiều người tài. Họ có thể cứu sống nạn nhơn, bảo đảm trăm phần trăm, nếu người bị cắn không để lâu quá hai giờ đồng hồ. Họ dùng toàn thuốc Nam dễ kiếm như gừng, cỏ ống, vôi, trầu, nhựa ống điếu, trứng rệp... Họ lại còn dám nuôi trong nhà vài con rắn để bắt chuột. Lúc họ uống nước trà, rắn nằm vắt vẻo trên đòn dông nhà, nhìn xuống gục gặc đầu. Ðêm nào có trăng thì rắn đi ngao du, lên tận trên đọt lá dừa để bắt chim trong ổ hoặc rình mổ mấy con dơi rượt muỗi bay qua chớp nhoáng.
   Ba thằng Lợi nổi danh hơn các thầy rắn vừa nói trên. Thuốc của ba nó vò viên sẵn, khỏi tốn thời giờ tìm kiếm. Thuốc ấy mạnh lắm, trừ tuyệt nọc, nghĩa là một hai năm sau đi nựa bịnh nhơn không cảm thấy nhức xương sống mỗi khi lập đông trở về. Phi thường nhứt là có toa thuốc khi thoa vào tay, rắn không bao giờ dám mổ.
   Hồi mới xuống rạch Thuồng Luồng này, ba nó đã có lần thí nghiệm cho các thầy rắn trong xóm coi thử.
   Ba nó - thầy Hai Rắn – loan tin:
   - Tôi có bùa bắt rắn. Bùa này của Phật Thầy Tây An ở núi Sam truyền lại.
   Ai nấy phản đối:
   - Nói dóc! Chân ướt chân ráo mới tới xứ này mà không để cho người ta thương! Phật Thầy Tây An xưa kia bao giờ làm bùa bắt rắn. Ngài lo giữ mối giềng đạo lý, sao cho ai nấy ăn ngay ở phải, đừng vì tiền tài mà nói dóc với chúng sinh.
   Mỉm cười, thầy Hai Rắn mời bà con đúng giờ Thìn sáng mai đến cây thị, trước miễu ông Tà. Cây thị này hồi năm ngoái bị trời đánh tét làm hai. Thiên hạ đồn rằng: Có điềm trời! không vậy sao trong ruột cây có cái bộng đen ngòm. Dưới đáy bộng, một đống đất khô... Ngạc nhiên làm sao! Ðất nhút nhích từng cục, một con rắn hổ ốm nhom vùng ngóc đầu lên cao, phùng mang chồm tới, giống hình cái bàn nạo. Rắn nhìn người chung quanh, hút gió rồi rúc xuống đất vụn để ẩn mình.
   Sáng hôm đó, đúng giờ Thìn, thầy Hai Rắn lại gốc cây thị với mọi người. Lấy tay vỗ mạnh vào gốc cây, thầy nói:
   - Ông xà ơi! Ra đây nói chuyện chơi.
   Ai nấy trố mắt, ngạc nhiên. Có tiếng hút gió như đáp lại rồi từ miệng bộng cây, cái bàn nạo lần lần nhô lên.
   Thầy Hai lấy tay vạch vòng tròn dưới đất, vỗ xuống mạnh:
   - Tôi muốn mời ông xà lại đây, ngồi trong vòng này với tôi.
   Rắn nọ bò xuống, men vào vòng đã vẽ. Thầy xòe tay ra, để cách miệng rắn chừng một tấc mà thét:
   - Cắn thử coi!
   Rắn không nhúc nhích.
   Thầy thét lớn hơn:
   - Áp khẩu tay tôi nè! Cắn ngay đó thì tôi chết liền. Tôi đố ông dám cắn!
   Ai nấy phập phồng chờ đợi. Rắn cục cựa, thối lui, ngóng mỏ lên cao, day qua day lại. Thầy Hai trợn mắt, đưa tay xít lại gần hơn nữa. Bỗng nhiên, rắn hút gió một tiếng rồi quay mình phóng vào bộng cây, mất dạng.
   Thầy đứng dậy, vấn điếu thuốc. Vừa hút phì phà, thầy giảng rằng:
   - Chém ruồi ai dụng gươm vàng làm chi! Nói thiệt cho bà con thương, tôi đây cực chẳng đã mới ra nghề. Tôi biết trong số bà con đây có người tài giỏi hơn tôi nhưng giỏi về môn khác. Thứ bùa này ít ai biết... Lúc ban sơ, tôi dùng nhân lực để kêu rắn ra khỏi bộng cây. Kế đó vẽ vòng tròn tức là tôi dùng thần lực. Ðến khi chuyển qua thiên lực, rắn nọ phải chạy trối chết... Nhân lực, thần lực, thiên lực, đó là ba chặng đường mà tôi đã trải qua. Phần đông, bà con mình xưng là thầy nhưng chỉ mới bước tới nhơn lực.
   Tài của thầy Hai Rắn, ai lại chẳng phục. Ngặt thầy kiêu hãnh quá nên hôm đó không ai muốn thụ giáo, họ bực tức ra về. Trong số đó có Năm Ðiền là thầy rắn bấy lâu lừng danh ở xóm Thuồng Luồng này. Năm Ðiền cảm thấy bị sỉ nhục. Về nhà chú nằm suốt đêm không ngủ được, tâm trí bận rộn, cố nhớ lại mấy toa thuốc. Chú biết đây là một mưu mô của thầy Hai Rắn. Nhứt định thầy Hai có thoa vào tay một thứ thuốc đặc biệt. Ngửi nhằm mùi đó, rắn chịu không nổi, phải mờ mắt hoặc ê răng mà chạy trốn. Ăn cắp cái toa đó là diệu kế nhứt. Nghĩ vậy, chú sực nhớ tới con Lài, Ðứa con gái khá nhan sắc của chú.
   Bấy lâu nay, chú thường để ý: Thằng Lợi, con thầy Hai Rắn, thường bén mảng lại đây để trò chuyện với con Lài.
   Năm Ðiền bèn kêu đứa con gái vào:
   - Lài à!
   - Dạ.
   Nhìn trước cửa thấy không có ai, chú nói nhỏ với con:
   - Bấy lâu cha sống ở rạch rày cũng là nhờ nghề trị rắn. Bây giờ, thầy Hai Rắn tính đập bể nồi cơm của cha con mình!
   Con Lài hỏi, ngây thơ:
   - Sao vậy ba, người ta lạ, mới tới...
   - Bởi vì nếu trời đã sanh Châu Do thì không có Gia Cát Lượng.
   - Gia Cát Lượng là ai vậy ba?
   Năm Ðiền đổ quạu:
   - Không biết gì hết. Ngu quá! Mày biết thầy Hai Rắn là cha của ai không?
   - Dạ... của anh Lợi.
   - Thằng Lợi tới lui đây hoài. Ðiều đó ba biết hết. Ba nào cấm cản. Nó nói gì với con...
   Con Lài bẽn lẽn:
   - Ảnh nói muốn làm quen.
   - Ừ! Ba nói thiệt với con, làm thân con gái phải giữ gìn thân thể. Không khéo, lỡ bề gì nhơ nhuốc danh giá giòng họ. Con thương nó thì phải cho ba hay để bắt buộc nó thương con...
   Con Lài buột miệng:
   - Ðừng... Tội nghiệp người ta.
   - Không sao đâu. chiều mai, con rủ nó lại ăn cơm... Sẵn dịp ba mời nó uống rượu, thứ rượu “rắn giao đầu”.
   Nghe đến rượu “rắn giao đầu”, con Lài liếc nhìn chai rượu thuốc để trên bàn thờ. Trong chai, ngâm hai con rắn mà ba nó lượm được hồi năm ngoái! Con rắn nước nuốt con rắn trun, có lẽ nuốt không vô nên hai con đều chết. Ba nó lượm đem về ngâm rượu.
   Nó hỏi:
   - Uống chết không ba? Con sợ quá.
   - Gì mà sợ. Rượu đó làm cho trai với gái thương nhau như rắn. Uống vô, thằng Lợi không bao giờ bỏ con được. Trăm sự, nó đều thiệt tình. Con nhớ gạn hỏi nó một điều này mà thôi...
   - Ðiều gì ba?
   - Cái toa thuốc thoa vô tay mà rắn không cắn của ba nó xài hôm trước, đằng cây thị trước miễu ông Tà: Nhớ hỏi cho kỳ được. Bằng không, ba giết chết cả hai đứa như giết rắn. Từ nay hai đứa bây là hai con rắn... Vì chất rượu này...
   Lá rụng ơi lá rụng!
   Từng chiếc lá tràm bay lả tả như bươm bướm mỏi cánh, đáp nhẹ xuống mặt nước từ trong ngọn rạch trôi dài ra.
   Con Lài nhìn dòng nước uốn khúc qua voi, qua vịnh như con rắn bò, thứ rắn có khoang màu vàng, con rắn hổ sơn. Nó vụm mặt lại để che cái hình ảnh đó. Nhưng nào được! Kìa chiếc xuồng của thằng Lợi bơi lướt tới, vạch ra hai làn bọt nước lốm đốm trắng như con bạch hoa xà... Lập tức nó xuống bến, bơi theo, mãi đến khi xuồng thằng Lợi ghé bên bờ đìa, kế gốc cây bình bát.
   Thằng Lợi day lại cười:
   - Ði đâu vậy cô Hai... Rắn bông súng?
   Con Lài sực nhìn chiếc áo có bông đang mặc.
   Nó e thẹn, liếc thằng Lợi:
   - Em giống như con rắn bông súng. Còn anh, áo đen mốc như con rắn hổ đất. Cười em làm chi.
   - Rắn đâu dám cười rắn. Nó vừa nói vừa nắm tay con Lài.
   Con Lài rút tay ra cho có lệ. Nó bước qua xuồng, nhã vào lòng thằng Lợi.
   - Anh à!
   - Cái gì đó, hở rắn!
   - Thiên hạ thấy, họ cười chết.
   - Ai thấy mà cười? Chung quanh đây cái gì cũng là rắn như hai đứa mình. Thí dụ như mấy sợi dây choại, dây bòng bong kia...
   Con Lài gật đầu:
   - Phải, dây choại, dây bòng bong giống như rắn lục, nó xanh tươi. Còn đám cỏ bồn bồn đằng kia, nó dẹp lép quả thật là rắn lá... Nhánh củi khô, kế đó, anh thấy không anh Lợi?
   - Nó là con rắn nẹp nía, da nó xù xì...
   - Em suy nghĩ thấy sao kỳ quá, anh à. Rắn có thù oán gì với loài người, cớ sao loài người thù oán rắn. Như dây choại, cỏ bồn bồn, nhánh củi khô rất ích lợi cho con người.
   Thằng Lợi vuốt mái tòc con Lài:
   - Vậy nên rắn mới buồn bực trong lòng, tụ họp lại. Con rắn này tìm con rắn kia làm bạn với mình cho vui. Rắn với rắn thương nhau lắm.
   - Nó có cắn nhau không anh?
   - Ðâu có. Mà nó cũng không muốn cắn loài người. Người nào biết điều thì rắn không cắn.
   - Biết điều là sao?
   - Là biết nói chuyện với rắn. Nói chuyện bằng hơi tay, thí dụ như ba của anh...
   Con Lài cố giữ trầm tĩnh, biết rằng nãy giờ nó đã nói chuyện mhảm vì uống rượu rắn giao đầu, nhưng nó nhớ lời ba nó căn dặn...
   - Hơi tay của ba anh có gì mà nói chuyện được. Anh có cái hơi đó không? Tay anh đâu rồi.
   Thằng Lợi xoa bay rồi đưa trước mặt con Lài?
   - Phải có “ngải mọi”. Em biết thứ ngải đó không? Múc bột nó làm bánh ăn ngon lắm. Ăn bánh ngải rồi uống nước chanh. xong xuôi, nằm xuống hút một điếu á phiện với cái dọc tẩu làm bằng sừng “con dinh”.
   Con Lài lắng nghe từng tiếng rồi hỏi tiếp:
   - Hút á phiện rồi làm gì nữa?
   - Rồi thì vợ chồng dắt tay nhau dạo kiểng, ngắm cái bông huê xà...
   - Bông huê xà là thứ gì?
   - Huê xà là huê xà. Ba của anh nói lại sau rốt.
   Con Lài lẩm bẩm:
   - Ngải mọi, nước chanh, á phiện, sừng dinh, huê xà. Toa này năm vị. Mình nhớ đủ hết.
   Năm Ðiền với đứa con gái bỗng nhiên chết ngã lăn tại nhà.
   Tin đó truyền ra nhanh chóng. Cả rạch Thuồng Luồng, ai nấy chưng hửng. Mấy ông thầy rắn xúm lại khám nghiệm rồi quả quyết:
   - Chết vì rắn. Dấu răng rắn hổ. Chắc chắn có rắn hổ nuôi trong nhà, nó phản lại chủ.
   Chờ cho thưa khách, thầy Hai Rắn tới, cầm bàn tay của hai nạn nhân nọ mà ngửi. Nước mắt của thầy bỗng dưng tuôn xuống. Chợt nhìn chai rượu thuốc “rắn giao đầu” trên bàn thờ, thầy lắc đầu, thở dài.
   Ðêm đó, thầy kêu thằng Lợi ra sân mà nói:
   - Mai này cha phải đi. Con ở lại một mình. Cha buồn lắm. Họ dụ dỗ con để khám phá bí mật, cha biết vậy. Nhưng trăm sự cũng vì toa thuốc nọ thiếu cây huê xà nên không linh nghiệm. Cây đó khó kiếm lắm. Cha con Năm Ðiền tưởng là cha nói gạt chớ sự thật nó có: dây đó tròn bằng mút đũa, vằn vện như da rắn. Phải tìm ở chót núi ông Cấm, tìm cả tháng mới gặp một cây. Con Lài chết, có lẽ vì Năm Ðiền không tin con gái nên cho rắn cắn nó trước. Chừng thấy con chết, y buồn quá nên tự tử theo, không muốn chuyện đổ bể ra e mất thể diện với bạn đồng nghề. Nghề rắn nó nghiệt như vậy đó!
   Ðêm sau thầy Hai Rắn trốn xóm riềng, trốn đứa con trai mà đi mất.
   Còn thằng Lợi ở lại. Tội nghiệp biết chừng nào! Nó nào hiểu tại sao loài người bày đặt ra thuốc rượu “rắn giao đầu” để dụ dỗ lẫn nhau, trong khi cái tình yêu tự nhiên còn keo sơn hơn gấp mấy! Nó không hiểu sở dĩ ngày nay nó cô độc, vắng cha, vắng tình nhân như vậy chỉ vì mối ganh tị giữa hai người đồng nghề là cha nó với cha con Lài.
   Nó thơ thẩn như mất hồn, khóc không ra nước mắt mỗi khi ra thăm nấm mộ của người tình xưa, thấy mấy dây rau muống bò lan bên cạnh.
   Cây huê xà là gì? Có thiệt hay không? Lắm đêm, nó nằm chiêm bao thấy một thứ dây lốm đốm trắng mọc cheo leo ở chót núi ông Cấm, tiếp với trời xanh. Trên cảnh xa vời không nhơ bợn đó, dây huê xà nhởn nhơ uốn éo với gió núi. Giữa lòng từng chiếc lá, hiển hiện kia trăm ngàn gương mặt của con Lài, tươi tắn, cười riêng với nó, trẻ mãi không già...
Kết Thúc (END)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân