TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CỦA NGHỀ LÀM BÁO
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CỦA NGHỀ LÀM BÁO

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
huynh mai



Ngày tham gia: 18 Apr 2012
Số bài: 1556

Bài gửiGửi: Sat Jun 21, 2014 1:20 am    Tiêu đề: NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CỦA NGHỀ LÀM BÁO

NHÀ BÁO VIỆT NAM ĐẦU TIÊN










Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên tự là Sĩ Tải, thường được gọi là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh , Tân Minh , Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre ). Ông là một học giả lớn, thông thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nhìn bài viết.


Nhà báo Việt Nam đầu tiên Trương Vĩnh Ký

Ông có “chân” trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học... và được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới! Ông thành lập và làm tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều tờ báo, được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

Nữ nhà báo đầu tiên ở Việt Nam

Đó là bà Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) tên thật là Huỳnh Thị Thái , con gái của ông Huỳnh Phúc Lợi là võ quan triều Nguyễn từng làm đến chức Quang lộc tự Khanh ở Đà Nẵng .

Có thể coi bà là người phụ nữ tiến bộ nhất địa phương ở Đà Nẵng lúc bấy giờ từ trong suy nghĩ, cách sống, cách hành động. Chỉ trong vòng chưa đầy mười năm từ 1927 đến 1936 bà đã cho ra một số lượng tác phấm đồ sộ trên tất cả các lĩnh vực từ báo chí đến các lĩnh vực đòi hỏi người viết đầu tư nhiều công sức như kịch bản tuồng hát bội “Huyền Trân công chúa” (xuất bản 1933), rồi Khảo luận lịch sử về một dân tộc “Chiêm thành lược khảo (in 1936)...




Thẻ nhà báo của bà Huỳnh Thị Bảo Hòa

Nữ tổng biên tập đầu tiên

Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864 - 1921), bút danh Sương Nguyệt Ánh , con gái thứ 4 của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu , quê ở Ba Tri - Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918, bà lên Sài Gòn làm tổng biên tập tờ Nữ Giới Chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian nó tồn tại.

Bà là một trang hồng nhan bạc mệnh đích thực. Xinh đẹp, tài năng, được nhiều người theo đuổi nhưng chồng lại mất sớm, bà thủ tiết nuôi con khôn lớn. Đến khi bước vào làng báo thì con gái cũng qua đời. Bút danh của bà có chữ “Sương” là do bà tự thêm vào cũng vì những lẽ ấy. Bà làm chủ bút của tờ Nữ giới chung, được độc giả ủng hộ vô cùng nồng nhiệt. Dẫu vậy, do tầm ảnh hưởng lớn nên chỉ sau 22 tuần, tờ báo đã bị đình bản .




Nữ tổng biên tập đầu tiên Sương Nguyệt Ánh



Báo điện tử đầu tiên

Tờ Saigon News CD do Công ty Scitic cùng Saigon News phối hợp xuất bản là báo điện tử đầu tiên của Việt Nam với nội dung tờ báo chứa gọn trong một đĩa CD rom; số 1 phát hành vào tháng 5/1997. Còn điện tử internet đầu tiên là báo Nhân Dân điện tử, bắt đầu phát hành trên mạng internet từ ngày 21/6/2000.


Trang quảng cáo trên báo đầu tiên

Khó có thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện đầu năm 1882. Ở số báo thứ nhất của năm 1882, Gia Định báo đã dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho nhà thuốc pharmacie reynau. Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo và hoạt động quảng cáo cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác.

Cuộc bút chiến đầu tiên trên báo

Cuộc bút chiến đầu tiên diễn ra trên tờ Hữu thanh tạp chí ở số báo ra ngày 1/9/1924. Tờ báo đã đăng bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết” của cụ nghè Ngô Đức Kế mở ra cuộc tranh luận về Truyện Kiều với Phạm Quỳnh .

Tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865.

Tờ báo thiếu niên nhi đồng đầu tiên

Báo Cậu Ấm Cô Chiêu phát hành hàng tuần tại Hà Nội là tờ báo đầu tiên dành cho đối tượng thiếu niên nhi đồng. Số đầu tiên ra ngày 8/5/1935.

Tờ báo Tết đặc biệt đầu tiên

Đầu năm 1918, tờ Nam Phong tạp chí với ấn phẩm đặc biệt ghi ngoài bìa “Số Tết 1918” trở thành tờ báo Tết đầu tiên, mở màn cho truyền thống làm báo xuân trong làng báo Việt Nam.

Tờ báo kinh tế đầu tiên

Báo Nông Cổ Mín Đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn), phát hành vào thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, ra số báo đầu tiên vào ngày 1/8/1901.

Tờ báo tôn giáo đầu tiên

Tập san Pháp Âm do thượng tọa Thích Khánh Hòa làm chủ nhiệm là tờ báo tôn giáo đầu tiên, truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Số đầu tiên ra ngày 13/8/1929.

Tờ báo song ngữ đầu tiên

Tờ Đại Việt Tân Báo với 2 phần: một bên là chữ quốc ngữ, một bên là chữ Hán, trở thành tờ báo song ngữ đầu tiên. Số 1 của nó phát hành năm 1905.

Tờ báo văn học đầu tiên

Tờ An Nam tạp chí do nhà thơ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) sáng lập là tờ báo đầu tiên chuyên về văn học. Số 1 của nó ra ngày 1/7/1926.


Tờ báo phụ nữ đầu tiên

Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918, là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số 1 của nó ra ngày 1/2/1918.

Tờ báo tỉnh đầu tiên

Tuần báo An Hà là tờ báo đầu tiên của một tỉnh nhỏ, được phát hành ở Cần Thơ. Tờ báo tồn tại lâu tới 20 năm sau khi xuất bản số đầu tiên vào năm 1912.

Tờ nhật báo đầu tiên

Gần 4 năm sau khi thành lập, báo Trung Bắc Tân Văn ở miền Bắc tăng tần số phát hành và trở thành tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam, tính từ tháng 1/1919.

Tờ báo tư nhân đầu tiên

Nguyệt san Thông Loại Khóa Trình (báo đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ bút, phát hành hàng tháng tại miền Nam trong những năm 1888 - 1899, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số 1 phát hành vào tháng 5/1888.


Tờ báo hài đầu tiên

So với những lĩnh vực khác, báo chí trào phúng ít hơn và ra đời muộn hơn. Tờ báo hài hước đầu tiên của Việt Nam mang tên Duy Tân, xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1931.



Sưu tầm
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân