TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG CON MÈO
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG CON MÈO

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Wed Sep 24, 2008 5:24 pm    Tiêu đề: NHỮNG CON MÈO
Tác Giả: LÃNG TỬ

     NHỮNG CON MÈO
                         ( Tùy bút)  LÃNG TỬ
 
Cơn mứa bão Gustav vừa tạm dứt tại thành phố thủ phủ tiểu bang thuộc miền Đông Nam Hoa Kỳ. Cây cồi còn ngã đổ ngỗn ngang khắp nơi. Điện vẫn cúp liên tủ tì mấy hôm nay. Nhiều ngôi nhà bị hư hại nặng nề. Mái bị trốc. Hàng rào ngã đổ tứ nhãn âm binh. Một số nhà của cư dân bị cây to trốc gốc ngã đè mái nhà làm hư hại khá trầm trọng  Một vài ngôi nhà bị cây cổ thụ cao to quá tải ngã đè, bị  vỡ làm đôi. Trông khiếp thật! Tiểu bang có nhiều vùng nắm sát bờ biển này cứ thường bị thiên tai bão lụt chiếu cố tận tình. Cách đày ba năm thành phố biễn nổi danh New Orleans. dập bị vỡ. nước tràn ngập thành phố lám hàng ngàn người chết, hàng vạn người khổ đau. Hàng vạn ngôi nhà bị ngập nước và bị hư hại nặng nề. Hàng triệu ngừời phải di tản. Nhiều người bị thiệt mạng trên đuờng đi lánh nạn vì nạn kẹt xe, đói khát, bịnh tật...Năm nay mưa bão lại về tiều bang này nữa.
      Mưa mới dứt. Bão mới tạm lui. Không khí trở nên êm dịu, mát mẻ. Bỗng nhiên mấy chú mèo mun, mèo xám rằn ri, mèo mướp... của nhà hàng xóm chạy ra trửng giỡn trên sân phía trước nhà ông Nguyên. Ông thấy vui vui trong lòng. Ông đứng bên song cửa sổ nhìn ngắm mấy con mèo. Vợ ông đã lái xe lại thăm nhà con trai tại khu phố bên kia đại lộ Florida. Khu vực này có một số ngôi nhà vừa xây cất, các trụ đèn đường mới thiết lập nên không bị hư hại nhiều. Khu phố này chỉ bị cúp điện có mấy tiếng đồng hồ thôi.
   Ông bà Nguyên cư ngụ trong căn nhà rộng lớn này mấy năm nay. Các con của họ, đã lần lượt ra ở riêng hêt ráo. Chỉ còn có hai ông bà già nương tựa vào nhau, để sinh sống qua ngày đoạn tháng, đẻ tồn tại nơi đất khách quê người.” Về già còn lại đôi ta  Hai con khỉ già quanh quẩn bên nhau”, như một nhà thơ đã thốt lên, Ông Nguyên đã nghỉ hưu gần năm nay. Ông trở thành ông từ coi giữ ngôi nhà những khi bà xã đi làm hay đi thăm con cái. Chúng cũng cư ngụ ở trong thành phố này. Mấy hôm nay cúp điện, trời nóng như nung trong căn phòng nhiệt đ6ộ có khi lên tới gần 100 dộ F. Ông ở trần trùng trục. Chỉ mặc chiếc quần đùi. Ông hầu như nằm nghỉ trên thềm nhà, lót gạch bông láng bóng, ban ngày và ban đêm dể tránh bớt hơi nóng như ngun ngút tỏa khắp ngôi nhà không có ánh sáng.
        Chiều nay, đột nhiên những con mèo rũ nhau ra trửng giỡn trên sân mặt tiền căn hộ của ông bà. Các con miêu đen bóng như mun hay mèo mướp từ nhà hàng xóm, sát nhà ông, cứ thường lui tới khu vườn phía sau nhà ông để tìm thức ăn trong bồn chứa thức ăn thừa, ngâm nước dùng để tưới  rau, tuới tiêu những cây bông hoa, cũng như cây ắn trái. Những con mèo này cũng thường rũ nhau ra trững giỡn trên sân mặt tiền nhà ông như hôm nay, Bà hàng xóm ở phía trên nhà ông, già rồi, ít nhất cũng cán mức” Thất thập cổ lai hy”từ lâu. Chồng bà là Bác Sĩ chỉnh xương “ Chiropractor”. Ông này đã về Thiên Đàng hưởng thánh nhan Chúa, hơn cả chục năm nay. Con cháu bà đều hành nghể này.” Cha nào con nấy” Tel père, tel fils” như người Pháp thường nói’ Hay như dân Anh Mỹ” Like father, like son” vậy mà” . Con nối nghiệp cha là nhà có phước”  Dân tỵ nạn, định cử tại xứ Cờ Hoa cứ nghe thiên hạ gọi Doctor hết ráo. Bác sĩ đó mắt làm kính. Bác sĩ nha khoa. Bác sĩ hay tiến sĩ dược khoa ( Doctor óf Pharmay). Con trai của bà hàng xóm nuôi mèo nói trên, bà Gail Smith là bác sĩ chỉnh xuơng; Các cháu gọi bà bằng cô cũng hành nghể này. Hầu như con cháu ruột của nguời phụ nữ da trắng, gốc Tô Cách Lan nòi một trăm phần trăm này. là BS chỉnh xương nói trên, bà con ạ. Người con trai cả, tên Robert Smith, hành  nghề BS chiropractor như đã kể ở trên, có thân hình cao to, mái tóc hoe vàng, mắt xanh mũi lõ. Ông ta giống bố như đúc. Trong dáng dấp ông ta ít nhất cũng phải hơn năm bó. Ông thường xuyên lái xe con màu trắng đến thăm mẹ. Có thể nói ông là ngưới con Mỹ chí hiếu hiếm thấy ở xứ Cờ Hoa. Con cái ở đây, cừ đến tuổi trưởng thành thường rời xa tổ ấm của gia đình bố mẹ mình. Chúng ra sống tư lập. Chúng share phòng ở riêng với bạn bè. Hiếm khi con cái trưởng thành lui tới thăm viếng cha mẹ vì ở xứ này cuộc sống hầu như bận rộn lắm, Ai cũng lu bu công việc làm ăn, sinh nhai, kiếm tièn. Vật chất chủ nghĩa “ Materialism” mà lỵ. Con cháu thỉnh thoảng mới gọi điện thoại hỏi thăm bố mẹ mình. Chứ ít khi lui tới thắm mẹ thường xuyên hằng ngày như BS Robert Smith này. Thật ra thân mẫu của ông ta cao gầy dáng dấp còn khỏe mạnh nhanh nhẹn. Ông Nguyên thường thấy bà ta đẩy thùng rác to máu đen ra, vô phía trước nhà nằm ở đầu đường E Black Oak, sát ngã ba Đại lộ Sherwood Forest và con lộ nói trên. Ông con thì lúc nào ghé thăm hiền mẫu, trên tay cũng ôm con chó xù lông màu nâu vàng. Loại chó nhỏ xinh xắn, lanh lẹ, liến thoắn, khôn ngoan vô cùng, Cỏn mẹ ông ta thí thích nuôi mèo hơn. Một bày mèo mun, mèo xám, mèo mướp... Màu đa màu sắc  Chúng sanh sản nẩy nở rất nhanh chóng. Gần như con cháu của các loài miêu tạp chủng này cừ trú trong nhà bà cả chục con, Bà chỉ nuôi một con chó nhỏ, lông xù như con cẩu của con trai bà thôi. Con chó cứ quanh quẩn, đi lại, hay nằm ngủ, nghỉ, trong phòng khách nhà bà. Còn lũ mèo thì cư trú hầu như khấp nơi trên hàng hiên rộng bao la của gian nhà sau. Mèo của bà thường ngao du, lang thang khắp khu vực hàng xóm láng giềng. Có lân ông John người mỹ trắng hưu trí phía bên kia đưởng, bực mình vì lũ mèo vô chủ cứ lui tới nhà kho của ông. Có lấn chúng đã dẻ một bày con, màu đen tuyền như mun, tại nhà kho của ông, Ông này không thích mèo chó gì cả. Ông ta từc tốc qua nhà ông Nguyên cật vấn ngay:
    - Này ông bạn! Có phải mèo mun của ông qua đẻ bên nhà tôi không?
  Kinh ngạc vô cùng, chàng nhìn ông Mỹ bạch mao trung niên cao gầy có vẻ kỷ thị dân Mít này. Chàng từ tốn trả lời:
-Không phải ạ! Nhà chúng tôi không nuôi mèo, chó gì cả.
     Ông còn vẻ nghi ngờ và hơi tức giận bỏ ra về. Bà Gail thích nuôi pet nhất là mèo. Nhưng bà nuôi quá nhiều mèo, đù loại mà không săn sóc canh chừng chúng. Cứ để lũ mèo tự tung, tự tác lân la đến nhà hàng xóm, láng giềng, Tại xứ Cỡ Hoa dân da vàng mũi tẹt, tị nạn chính trị chúng ta, hầu như thuộc nằm lòng câu nối của người bản xứ:
        “ Nhất bé, nhì em, tam cây, tứ súc,”
     Dân VN ta nuôi các loại gia súc, các loại pét như chó và méo này phải coi chừng đấy bà con ạ! Nếu để chúng tè ra hôi thối thì gia chủ có thể bị hàng xóm gọi cảnh sát tới nơi phạt vạ ngay. Còn nếu như rủi ro chó hay mèo của mình nuôi mà quào hay cắn chảy máy dận Mẽo thì nguy to. Chủ nhân phải bồi thường tiền thuốc men kẻ bị chó méo căn. Phải trả tiến cho BS thú y thử xét nghiệm con vật có bị bịnh dại hay không, Lắm gương dân VN nuôi chó cắn người bản xứ, bị kiện ra hầu tòa và phải đền bù thiệt hại cho nạn nhân một số tiền không nhỏ.  Họ bị rắc rối, phiền phức không ít, vì đã để chó hay mèo căn dân bản xứ, nhât là Mỹ da màu, Tại xứ Cờ Hoa nuôi pét phải có giáy xin phép licence chư không phải tự do nuôi chúng được đâu nhé. Bởi vậy, nhiều gia đình VN định cư tại Mỹ rất ngại nuôi mèo, chó. Hồi mới qua Mỹ, đứa con gái út của ông bà Nguyên thích nuôi chó. Ông bà chìu con út rượu của mình, nuôi một con chó lông xám, loại cao to. Chỉ một thời gian sau, con chó này phát triển cơ thể. Nó  tỏ lớn rất nhanh. Nó hung hăng hay sủa dữ dội khi có khách lại nhà. Vì vậy, họ ngại nều tiếp tục nuôi nó tại nhà, nó có thẻ cắn người bất tử thì mang họa. Cuối cùng, họ đem biếu con chó, cho người quen, trong cộng đồng người Việt tại thành phố.
           Dân Mỹ đa phần thích nuôi pet, Riêng về chó và mèo thì dân tại xứ sở đa văn hóa, đa màu da, đa tôn giáo, đa chủng tộc “ The- Melting- Pot country” này tốn tiền cho thương súc hàng năm khá bộn. Hồi ông Nguyên còn làm clean- up tại một Hảng Kinh Doanh  Sắt Thép, tọa lạc phía bên kia thành phố. Hảng Buôn nằm cách thủ phủ tiều bang một con sông. Dóng sông Mississippi, con sông dài nhất và nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Hai chiếc cầu sắt cũ và mới, có nhiều nhịp, nối liền hai đô thị sầm uất của thủ phủ tiểu bang Miền Đông Nam Hoa Kỳ. Anh chàng Manager xếp sồng Hảng Sắt, phụ trách khâu xe chở hàng và Ware house, ông Kerry Le Blanc là con rể của ông bà chủ nhân Don Brecheen. Anh ta rất khoái nuôi mèo. Anh ta nuôi một bày mèo. Nào mèo mun, mèo xám, mèo mướp...Mèo đủ loại. Anh ta mua một bao thực phẩm to tổ nái dành cho đám mèo của anh ta. Chú mèo đực, màu đen tuyền như mun, bị thiến. Nó sống chung với các cô vợ của nó an toàn xa lộ. Các ả không hề mang bầu và sanh con đẻ cái đông đen như trườc kia nữa. Nó chỉ có thể âu yếm các con cái bằng các dùng mũi và lưỡi rà vào bộ phận sinh dục của phái nữ. Lúc bấy giờ, con cái lim dim mắt, nằm im tỏ ra rất thích thú chờ đợi bạn tình. Nhưng chàng hiệp sĩ mèo mun không thể làm gì hơn. Anh ta trở thành Nhạc Bất Quần, chưởng môn Phái Hoa Sơn hay Đông Phưong Bất Bại, Lãnh Tụ Hắc Đạo Triều Dương Thần Giáo từ lâu, vì họ đã thiến mình để có thể luyện thành Tích Tà Kíêm Phổ từ lâu. Lửa lòng thực sự đã tắt. Không còn khả năng làm ăn gì được nữa,
         Ông Kerry xem chừng rất thích chú miêu đực này. Ông ta hay ôm nó vào lòng. Ông gọi “ Jacky” Còn ba con mèo cái toàn là xám rằn và mèo mướp. Bỗng nhiên hôm đó có con mèo cái, mèo hoang, to như con chó con. Con này thấy chủ nhân quý mến loài miêu quá chừng. Không hề xua đuổi chúng, nên cô ả tự động dời nhà vào sông trong khuôn viên Hảng Sắt. Nó gia nhập và sống thành đàn với nhau. Có điều, khi đến bữa ăn trưa, con xám béo to này, con wild Cat, chỉ đứng xa xa mà ngó ông Nguyên đang ngồi ăn nơi chíềc bàn sắt dã chiến, được đặt ngay trong Warehouse. Còn con mèo mun Jacky và các bà vợ của nó thì tiến sát lại dưới bàn ăn chờ ông Nguyên quăng xuơng cá hay xuơng gà cho chúng hưởng sái. Chỉ có Mun lang quân là dạn dĩ nhất. Nó thường tiền sát vào chân ông. Nó dùng chiếc đuôi dài thoòng cạ vào bàn chân ông.
   Đám công nhân Mỹ đen hay trắng thường dùng bữa trưa tại phòng ăn Eating Room sát ngay phòng của ông xếp Manager Kerry. Chàng thích dùng bữa trưa một mình trong Warehouse, cho được tự do thoải mái hơn. Nhất là ông có thể chợp mắt được chốc lác. Bạn của ông, ông Đình, thợ cắt, uốn sắt thép, có đồng lương gấp đôi ông, thì nghỉ trưa một mình, tại phòng Fab Shop nơi có đặt các máy cưa, cắt, cũng như uốn các loại sắt thép. Đặc biệt, con mèo mun, cứ theo quấn quít bên ông Nguyên những lúc ông ngồi trước cổng của Hảng Sắt, trong khi chờ bạn mình bấm thẻ, vào buổi chiều bãi sở.
   Người con rể của ông bà chủ, anh chàng Kerry Le Blanc,  gốc gác dân Gaulois nòi, chính hiệu một trăm phần trăm, em ơi! Y rất thích mèo. Ông không khoái chó chút nào.
         “ They’ re very dirty. Very stink. I don’ t like dogs.”( Chúng quả bản thỉu. Quá hôi hám. Tôi không thích chó).
        Ông Kerry từng nói với chàng như thế. Tuy nhiên, bá chủ Mary Brecheen, thì trái lại. Bà chỉ thích chó thôi. Con chó xù nhỏ xinh xắn chỉ lớn hơn mèo hoang Wild Cat một ti. Con Buggie lúc nào cũng quấn quít bên bà Mary. Hôm đó, bà vui vẻ cho chàng mượn một lô tiểu thúyết  trinh thám Mỹ, do cac nhà văn đương thời viết, để  ông về nhà đọc cho vui, Bà Mary rất thích đọc sách báo Mỹ, nhất là loại truyện ma quái, trinh thám hay điều tra các vụ án phức tạp. Truyện hình sự gấy cán, hồi hộp, hấp dẫn... Bà ôm con chó thân yêu của mình. Bà nhìn anh chàng cu li chuyên clean-up này. Bà cao hứng phán một câu nghe xanh dờn:
    - Buggie is my sweetie. Who harms mỳ nice dog, I’ ll kill him or I’ ll have somebody kill him.( Tạm dịch:” Buggie là con vật thân thương của tôi. Ai mà gây hại đến nó, tôi sẽ giết hay thuê người thanh toán)
  Ông Nguyên buột miệng:
-You are very cruel.( Bà ác quá hả? )
Bà chủ bỗng nổi giận, nhìn chàng vài giây rồi buông một câu thô tục làm chàng chới với:
-Cruel? It’s my ass hole!( Tạm dịch: “Ác ư? Ác cái lỗ đít tao”.) Chàng liền trấn tỉnh nhìn bà chủ da trắng, mập mạp, phốp pháp như bao gạo biết di động:
-Oh! I’m sorry. I’m just joking! ( Tạm dịch” Ồ! Tôi xin lỗi bà. Tôi chỉ nói đùa thôi!)
Bà liền cởi mở, tỏ ra thông cảm với anh cu li da vàng vui tính hay nói đùa này:
-I know! Don ‘t worry about that.( Tôi biết. Đừng lo lắng vể vấn đề này).
 Con chó Buggie thân yêu của bà, một hôm bị bịnh thình lình và chết sau đó. Bà chủ buồn bã vô cùng. Bà ta như điên lên vì con chó Sweetie của bà đã lìa trần, để lại cho chủ nhân của nó bao nhiêu nhớ thương, triều mến, phiền muôn không nguôi. Bà từng nói về con pet này:
-Con chó trung thành hơn con người. Chó dầu xa chủ cách mấy, khi gặp lại chủ nó, con vật vẫn nhận ra chủ và tỏ ra quấn qúit, trìu mến, chung thủy vớ chủ mình.
   Lúc ấy tự nhiên ông Nguyên nhớ đén câu tục ngữ của ông bà ta:
   “ Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhơn nhơn trả oán.”
 Điều bất ngờ là bà chủ khóc lóc thảm thiết khi con Buggie chết. Ông chủ thú thệt với đám nhân viên văn phòng như thế. Thế là bà nghỉ làm ba ngày luôn. Ông chồng bà, ông Don Brecheen gốc Tô Cách Lan, to con đẹp trai, tướng tá sang trọng, cũng buồn bã vô cùng. Ông không ưa chó lắm, nhưng vỉ chìu bà xã, nên ông thỉnh thoảng cũng tỏ ra thích cón Buggie. Ông ve vuốt nó cho ngừới đẹp vừa cán mức sáu bò hài lòng vậy mà.    
 Lúc bấy giờ ông chủ Hảng Săt than thở với anh công nhân clean- up, khi chàng hỏi thăm bà chủ có khỏe không mà không thấy bà đến Hảng mấy hôm nay. Ông Don Brecheen nhìn anh cu li, lắc đầu thở dài thườn thượt:
 - Con chó Buggie bị bịnh chết. Vơ tôi buồn nhớ chú cẩu quá cở. Bà nghỉ ở nhà. Bà cừ kiêng riềng tôi mãi. Bà muốn giết chết tôi luôn mà.
    Có phải lời  nói gỡ này có ứng nghiệm hay không, mà khoảng một tuần sau, khi bà chủ đi làm thì ông xã ngã bịnh thình lình. Lúc bấy giờ, mặt mày bà chủ còn xanh xao. Bà đâm ra khó tính hơn trước. Bà hay cau có với mọi ngưởi. Ai trông tháy bà, cũng e ngại, dè dặt, khép nép vì sợ bà chủ bức mình thì có thể gặp rắc rối. Hôm trước bà tức giận và đã đưổi cô thư ký Mỹ đen Rosie về tội tò mò, nhiều chuyện, đã dám mách lẻo với nhân viên sales people là Chủ Hảng cho đặt máy camera nhỏ trong phòng rest room dành cho nhóm người “ Blue- collar- employees” này. Cô ta làm việc nhiệt tình, siêng năng cho Hảng Sắt gần 20 năm, Nhưng khi chủ nổi giận thì liền bị mất Job và bể nồi gạo ngay,
    “ Gần hai mươi năm nhiệt tình
     Chu toàn công việc chủ mình ô kê.
     Lỗi lầm làm chủ giận ghê
     Thế là bị đuổi, ê chề khổ đau.
     Tứ bi, bác ái nhạt màu
     Bao dung, tình nghĩa trước sau gió lùa.”
 Cái tin ông chủ bị Heart Attack lan nhanh trong văn phòng và Warehouse. May mà ông ta được người nhà đứa đi cấp cứu kịp lúc. Nều trể thỉ có thể nguy hiểm cho tính mạng không biết đâu mà lường. Ộng được các BS bịnh viện Our Lady Of The Lake giải phẩu tim ông kịp thời. Họ đã cứu sống ông trong đường tơ, kẻ tóc.
  Chứng một tháng sau, bà Mary Brecheen, lại mua một con chó khác. Bà đặt tên nó là Jimmy. Cũng loại chú cẩu nhỏ con. lông xù màu nâu. Con chó xinh xắn nhỏ thó này. giống loại chó mà bà đã nuôi trước đây.
        Những lúc bà chủ cùng chồng đi nghỉ mát nơi vùng xa, vào mùa hè. bà Mary thường nhớ cô Susan, thư ký kế toán, săn sóc chú cẩu dễ thương này. Con chó xù có bộ lông nâu nhạt, mềm mại và láng mướt. Nò bé tí, thân hình nó, chỉ nhích hơn con mèo Wild Cat của người con rễ  bà, một ít thôi. Từ đó, bà chủ cũng vui vẻ thích thú. Bà cứ âu yếm, ôm nó trong lòng như ôm đứa con của mình, mỗi lân bà xuống xe bước vào văn phòng của Hảng hay những lúc rời Hảng ra xe về nhà. Con chó rất khôn lanh vô cùng. Nó biết báo hiệu cho bà chủ, his mom (từ ngữ bà Mary nói với ông Nguyên nhiếu lần trước đây) hay cô thư ký mỗi khi nó cần di tiểu hay đại tiện. Những lúc đó thì hoặc là ông chủ hay bà chủ hay cô thư ký cầm chiếc dây đai màu xanh lá cây trồng vô cổ nó và dắt nó ra bên ngoài khu vực sân hay bãi cỏ phía mặt tiền của Hảng Sắt cho nó tè thoải mái, Bà chủ cứ gọi con chò Jimmy một từ ngữ thân ái, âu yếm vô cùng như người hiền mẫu gọi đứa con cưng của mình “ My Sweetie” “My Beloved” Trong thời gian cô Susan săn sóc con Jimmy ban ngày, còn xế chiều thì cô gái trưởng nữ yêu quý của bà, cô D’ Aaron, bà xã của viên manager warehouse, Kerry Le Blanc, phụ trách khâu đưa con chó về nhà săn sóc và sáng mai đi làm giao lại cho cô thư ký Susan. Cô này phải take care chú cẩu tận tình cẩn thận. Nều con Jimmy có vấn đề gì thì sợ bà Big Boss cho thôi việc ngay. Bà và chồng cùng con chó này ngủ chung trên chiếc giường nệm trắng tinh loại master bed dành cho hai người vậy mà. Con chó khôn lanh, không hề tè bậy trên giường cùa cặp vợ chồng trung niên, lúc nào cũng tìm hơi ấm bên nhau.” Chung giường, chung gối, chung chăn  Đôi ta hạnh phúc, trăm năm vợ chồng.”
          Bà Mary thường nói tiếng Anh với con chó này. Bà bảo con thương súc họ Cẩu này rất ư là thông minh. Nó hiểu hết những gì mẹ nuôi truyền đạt cho nó. Có lần ông Nguyên hỏi đúa khi vuốt ve con chó yêu quý của bà chủ :
  -Jimmy, do you understand what your beloved Mom talk to you? ( Jimmy, mày có hiểu mẹ yêu quý của mày nói gì với mày không?)
   Con chó ngoay ngoảy cái đuôi dài thoòng. Nó cứ nín thinh, khịt khịt chiếc mũi dẹp lep của minh. Nó cứ giữ” Im lặng là vàng. Lời nói là bạc” dài dài. Những lúc ấy, bà chủ nhìn ông vui vẻ, cởi mở, hứng chí. Bà xác nhận một câu chắc nịch như đinh đóng cột:
-Yes, he understands well what I talk to him.
     “ Giai nhân thích cẩu vô cùng
      Mèo thí chẳng khoái, ông chồng dửng dưng.
      Thuơng em anh cũng chìu nường
      Vuốt ve thương súc, má hồng hân hoan.
      Đêm đêm ta cứ tình tang  
      Cẩu mà biết đựơc. chẳng can cớ gì.
      Còn chàng rể quý ai kia
      Không ưa chó lắm, chỉ mê đàn mèo.
      Xám, đen, lớm đớm bày miêu
     Hảng buôn thương sùc dập dìu vô ra.”
                         000
  Bây giờ đây, ông Nguyên vẫn say sưa đứng nhìn ngắm những con mèo nhìếu màu sắc khác nhau. Mèo mun, mèo xám rằn ri, mèo mướp ...Những bô lông mềm mại, bóng lộn, láng muớt, lấp lánh trong ánh nắng vàng nhạt, yếu ớt của buổi chiều êm ả mát mẻ sau cơn mưa bão dữ dội vừa qua đi. Chúng coi như không có gì xảy ra. Chúng âu yếm nhau, trững giỡn nhau từng cặp ngoài sân mặt tiền nhà ông. Trông chúng thật hồn nhiên, vui thích, dễ thương vô cùng. Chúng cứ lấy chân trước cào nhẹ nhàng vào người nhau. Con kia ngã ngữa. Con nọ chồm lên mình người thân minh. Chúng cứ cào cào vào mình nhau nhẹ nhàng thân thương. Chúng cứ kêu meo meo, nhu lấy làm khoan khoái vô cùng. Phía bên kia parikng lot, con mèo mẹ, có bộ lông đen mượt như mun, nằm ngữa minh trên nền xi măng, trong khi ba bốn con mèo con quay quần, âu yếm bên mẹ nó. Trông thật vui mắt. Tư nhiên một cảm giác vu vơ, vừa bâng khuâng vừa xao xuyến len lén vào lòng ông Nguyên. Ông nhớ đến cô bạn tình ngày xưa. Nàng thích mèo ghê lắm. Nàng nuôi con mèo có bộ lông màu xám trắng. Mổi lần chàng lại nhà thăm nàng. Con miêu thân yêu của nàng cứ nằm trên bộ ghế sofa. Nàng cứ vuốt ve mơn trớn con vật trước mặt chàng một cách âu yếm và tư nhiên vô cùng. Nàng hay thủ thỉ bên tai chàng:
   -Em thích mèo lắm anh ơi! Mèo là gia súc cao sang người ta nuôi trong nhà phải không anh? Nó rất sạch sẽ. Nó cứ lân la trên giường ghế. Tiềng meo meo của nó em thấy thích thú và dễ thương chi lạ. Nó như mè nheo, như nũng nịu, nhỏng nhẻo, vòi vĩnh, thấy tức cười quá, anh ơi!  Nó thích được người âu yếm. mơn trớn, vuốt ve, yêu thương, săn sóc nó. Em thấy người phụ nữ cũng giống như con mèo vậy. Họ thích người tình vuốt ve chìu chuộng, nâng niu, âu yếm như con mèo vậy. Có đúng không anh?
 Lúc đó Nguyên âu ýêm nhin bạn tri âm say đắm. Chàng đưa bàn tay mặt vuốt mái tóc huyền ống ả, uốn ngắn ôm bờ vai thon của nàng. Nàng ngã đầu vào ngực chàng. Nàng nâng bàn tan nõn nà, có những ngón búp măng vuốt nhẹ vào ngực trái của chàng. Rổi nàng cũng ngẫng mặt hoa của mình lên. Nàng âu ýêm nhìn chàng. Nàng chìa đôi môi tươi thắm, màu đỏ như thoa son, chờ đợi. Chàng cúi xuống. Hai người ôm hôn, ghì xiết nhau thật lâu. Con mèo cứ nhìn họ kêu meo meo, thật dễ thương.
        Bất ngờ một hôm, con mèo chạy ra đường quan phía trước nhà nàng. Nó bị xe gắn máy vô ý cán chết. Thế lá nàng ôm xác con vật khóc than thảm thiết. Nàng đem con vật xấu số chôn cất tử tế như an táng một đứa bé vậy. Quả là có gái có lòng từ tâm và thương yêu súc vật vô cùng.
           “ Phụ nữ như một con mèo
            Má hồng ưa thích yêu chìu, vuốt ve.
            Ga lăng nam giới ai kía
            Quan tâm săn sóc, xanh rì mến thương.
            Phu thê tình nghĩa keo sơn
            Gia đình hạnh phúc, vợ chống trăm năm.”
     
                        LÃNG  TỬ
                                                         


             
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân