TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MA HỒNG TRUÂN CHUYÊN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MA HỒNG TRUÂN CHUYÊN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEM TRANG



Ngày tham gia: 03 Apr 2008
Số bài: 669

Bài gửiGửi: Sat Sep 20, 2008 11:07 am    Tiêu đề: MA HỒNG TRUÂN CHUYÊN ( MINH THÀNH)

MA HỒNG TRUÂN CHUYÊN
MINH THÀNH

Ông Tân- Bắc-Cờ, Tân- Cán- Bộ- Cách- Mạng, Tân- Nhạc- Sĩ, đang cởi xe Honda chạy từ từ qua Cầu Thị Nghè, bỗng có tiếng gọi to:
- Kìa Chú Ba Tân! Chú Tân ơi!
Ông liền quay đầu nhìn về hướng có tiếng gọi mình. Một phụ nữ dáng cao gầy, mặc quấn đen, đầu tóc bù xù, tay phải cầm chiếc nón lá cũ mèm, trên người khoác chiéc áo choàng màu xám tro bạt phết. Mặt mày cô ta xanh mét, ảm đạm, tơi tả, mệt nhọc tiến sát lại phía ông. Ông Tân cho xe rề rề rồi tắp vào lề đường. Trời nắng chang cháng. Nắng như thiêu, như đốt. Vài chíêc xe đò lứớt nhẹ qua cầu. Xe đạp, xe gắn máy lai rai qua lại trên chiếc cầu nổi tiếng này không ngưng nghỉ. Sưc nóng khô khốc như tóe lửa, từ mặt cầu bốc lên ngùn ngụt, tửởng chừng có thể làm phổng da mặt khách bộ hành như chơi , Nguời đàn bà trẻ nhìn ông Tân mừng rỡ la to, khi tiến lại gần chiếc xe của người cán bộ cách mạng:
- Kìa Chú Tân! Cháu là Thanh dây! Thanh ngụ tại cư xá trước kia với Chú đấy! Chú Ba nhận ra cháu chưa?
Cô gái tươi cười rạng rỡ. Nụ cười cởi mở lồ lộ cầu tài khi gặp người quen này. Ông Tân kinh ngạc nhìn cô gái. Ông nhận ra ngay người quen với chiếc răng khểnh bên khóe miệng trái và đồng tiền trên gó má phải của người phụ nữ trẻ trung trước mặt mình. Ông Tân hớn hở la lên:
-Cháu Thanh đấy ư? Trông cháu thay đổi nhiều quá! Tại sao cháu ra nông nổi này? Không phải cháu về nhà rồi ư?
Thanh đang vui, bỗng sụ mặt, buồn bã. Nàng chớp chớp đôi mắt u buồn còn phảng phất nét tinh anh, hiền dịu ngày xưa. Nàng nhìn ông Tân, nói khẻ như nài nĩ:
-Chuyện của cháu còn dài lắm, Mình hãy vào nghỉ tạm ở quán nước đi Chú. Rồi cháu sẽ kể cho Chú nghe sau, Chú Ba ơi!
Nói xong Thanh liền uể oải tiến ra sau, ngồi lên xe Honda. Ông Tân quay đầu xe trở lại, rồi cho xe chạy từ từ vào một quán giải khát gần đó.
ooo
Cách đây mấy năm, sau ngày 30 tháng 4 /1975 không lâu, ông Tân từ Hà Nội vào Miền Nam mới vừa được hoàn toàn giải phóng, để công tác trong Ban Văn Hóa Vận. Ông là nghệ sĩ, là nhạc sĩ XHCN. Là cán bộ cách mạng cao cấp. Là nghệ sĩ ưu tú và nhạc sĩ ca sĩ lừng danh vô sản đấy, bà con ạ! Oai ra phết đấy! Ông được nhà nước cho cư ngụ Free tại khu chung cư số 23 đường Lý Tự Trọng Sài Gòn. Đây là một cơ cở kinh doanh của Giáo Phận Công Giào Sài Gòn trước kia. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã hiến cho Thành Ủy Sài Gòn nhiều chung cư, cư xá của Giáo Hội Công Giáo VN cho khách thuê mướn truớc kia như thế. Gọi là hiến cho có vẻ êm tai chứ thật sự bị bắt buộc nếu không nói là bị tịch thu. Trong số đó có cư xá nói trên. Trong thời gian công tác tại Sài Gòn, ông Tân cư ngự tại đây khá lâu. Khách thuê phòng tại chung cư Lý Tự Trọng, đa phần là dân ngoại quốc có nhiều quồc tịch khác nhau. Nào Pháp. Anh, Đài Loan, Phi Luật Tân... Đặc biệt có hai cô sinh viên ngụ tại đây từ trước ngày 30 tháng 4/ 1975. Đó là Thanh và Nga. Hai cô là gái Bắc Kỷ chính hiệu Hà Nội, một trăm phần trăm gin nòi, bà con ơi! Hai cô là gia đình công giáo và có thé lực trước kia, nên được cha Bình cho cư ngụ lâu dài “miễn phí”. Bố của Nga là nhà ngoại giao, đang công tác ở nước ngoài. Còn bồ của Thanh là sĩ quan cao cấp VNCH, vừa bị tử trận. Gia đình liệt sĩ. Thanh là sinh viên Trường Duợc năm thứ hai. Còn Nga là sinh viên năm thứ nhất, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Cả hai là bạn thân nhau và gia đình họ hiện ở thành phố Đà Lạt.
Hai cô gái đều còn trẻ và xinh đẹp. Hai nàng ưa thích ấm nhạc vô cùng. Hai người bạn thân ngụ chung phòng. Họ ở gần căn hộ của ông Tân tại cư xá Lý Tự Trọng nói trên. Họ đều ở trên lầu 1. Ông Tân là nhạc sĩ, là nghệ sĩ, cà cán bộ vô sản. Là đảng viên CS lâu năm. Tuy nhiên, ông lại thích thưởng thức nhạc của tư bản chủ nghĩa. Ông hay mở nhạc tây phưong loại cổ điển để nghe vào nhưng buổi tối. Ông hiện sống độc thân tại chỗ, sau khi bà xã, gốc gái Hà Lội răng đen mỏ quạ, chính hiệu con nai vàng ngơ ngác dẫm trên lá vàng khô, cũng là càn bộ đảng viên CS, như lang quân mình. Bà ta đã về chầu Các Mác Lê Nin từ lâu. Ông không có con cái chi cả. Vì vậy ông đang sống cu ki, xa xứ, làm bạn với âm nhạc giải sầu, những khi rỗi vịệc. Hai cô gái hàng xóm rất thích âm nhạc cổ điển tây phương nên hay lui tới làm quen với ông, để nghe ké cho vui vậy mà. Hai cô vốn là ca sĩ trong ca đoàn của nhà thờ, nên rành về âm nhạc. Do đó, họ dễ thân nhau. Hơn nữa, tuy là đảng viên CS, nhưng ông Tân gốc công giáo và có theo học trường dòng nội trú ờ Hà Nội hồì ông còn nhỏ. Mặc dù là cán bộ cách mạng XHCN, nhưng ông ta tỏ ra cởi mởi, vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ hai cô gái của ngụy quyền, ngụy quân này. Ông vốn tánh hiền lành, từ tâm, khác hẳn với một số cán bộ, góc Bắc Cờ, mới tíêp thu thành phố, tỏ ra lạnh lùng phân biệt đối xử, lồ lộ thù hận với dân ngụy và con cháu của họ ra mặt,
Chừng vài tháng sau là hai cô Thanh và Nga bị rơi vào tình trạng khốn đốn, khó khăn ngay. Trước kia, hai nàng ở free. Nay nhà nước XHCN, Thành Ủy Sài Gòn, buộc họ phải đóng từ 250 đến 300 đồng, tiền mới đổi, cho mỗi tháng tiền thuê phòng. Nếu không thì phải cuốn gói ra đi. Giá tiền phòng hàng tháng quá đắc.Trong khi lương cán bộ cao cấp XHCN như ông Tân là 95 đồng mỗi tháng. Luơng tháng công nhân là 41 đồng. Ông Tân chỉ phải đóng 5 đồng tiền nhà mỗi tháng. Còn hai nàng thất nghịệp, chờ ngày nhập học đại học, lấy gì trả tiền thuê phòng đây? Hai nàng khộng có hộ khẩu tại thành phố. Không có nguời thân ở đây thì sống ở đâu bây giờ? Hơn nữa, ba của Thanh là sĩ quan cao cáp ngụy, dù đã tử trận, bị cách mạng trừng trị đích đáng rồi, nhưng có nhièu nợ máu với nhân dân và cách mạng. Cho nên nhà cửa của mẹ nàng bị tịch thu hết ráo. Mẹ và các em của nàng phải sống cơ cục lầm than tạm thời bên nhà ngoại.
Còn bố của Nga thì sao? Rủi ro cho ông là trong khi về thăm gia đình ở Đà Lạt thì ông bị kẹt lại sau ngày Miền Nam bị sập tiệm hoàn toàn bất ngờ. Thế là họ còng tây ông, lùa vào các trại tù tập trung cải tạo dành cho sĩ quan và viên chức chánh quyền của chế độ cũ. Những cái tin sét đánh ụp vào tai hai cô gái đang bị kẹt tại cư xá nói trên.
Ngoài ra, vào ngày khai giảng niên học 1975- 1976 năm đó, Thanh và Nga đều không có tên nhập học Trường Dược và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh vì họ là con ngụy. Có lý lịch xấu. Họ bị loại vĩ “ Không đủ tiêu chuẩn”. Thật là bất công, oan ức vô cùng tận . Oan tình thấu đến trời xanh. Phải làm sao đây nè trời?
“ Đổi Đời bi thảm tang thương.
Sinh viên bị loại ra trường ngang nhiên.
Vì là lý lịch ngụy quyền
Ngụy quân, phải chịu oan khiên thảm sầu.
Cửa nhà bị chíếm, tịch thâu
Bất công, tàn bạo trút đầu người dân.
Kẻ chiến thắng thiếu lòng nhân
Điêu tàn đất nước, vô ngần khổ đau.”

Tuy nhiên, ông Tân đã tận tình giúp đỡ họ. Ông giới thiệu hai cô mỹ nữ này làm người mẫu cho các bạn ông, cũng là nghệ sị, họa sĩ mới từ Hà Nội vào công tác trong Nam. Họ OK ngay khi diện kiến với Nhị Kiều gốc Bắc Cờ này. Hai cô có thân hình tuyệt mỹ, làm ngưởi mẫu trong các bức họa khỏa thân thì thật tuyệt vời. Chỉ khỏa thân phần cơ thể lồ lộ nõn nà như mặt mày, vai, bụng, cánh tay tròn lẵn, cặp đùi thon thả diễm lệ, suông đuột. Bộ ngực như hai quá tuyết trắng gợi cảm, hấp dẫn, bắt mắt vô cùng. Còn chỗ kín đáo của giai nhân thì không thể phơi trần đuợc. Thật vậy, người mẫu này dành cho các họa sĩ tử tế mà lị. Họ trả tiền thù lao khi giai nhân ngồi vài giờ là 50 đồng. Có khi Nhị Kiều gặp tay hào hoa, phong nhã “ Anh hùng chiếu cố mỹ nhân” “ Ta cũng nòi tình thương người đồng điệu” thì biếu cho má hồng cả trăm bạc hay vài trăm là thường.” Vì vậy hai người đẹp lúc bấy giờ như trúng số độc đắc. Họ dư sức trả tiền phòng trọ hàng tháng tại cư xá Lý Tự Trọng vào thời điểm ấy. Kịp đến khi nhà nước mở khóa thi tuyển chọn học viên nhập học Trường Quốc Gia Âm Nhạc tại Sài Gòn, Thanh tỏ ra có khiếu về âm nhạc và thích học trường này. Nàng lại nhờ Chú Ba Tân bảo trợ cho đơn xin dự thi, vì lý lịch mình quá xấu. Nhà trường không nhận đơn xin dự thi của má hồng. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của ông nhạc sĩ XHCN này, nàng mới được chấp nhận đơn dự thi. Kết quả nàng đậu cao vòng thi viết. Chỉ chờ ngày thi vấn đáp. Tuy nhiên, vào gió chót, Thanh- Răng- Khểnh- Má –Lúm- Đồng- Tiền, đã nghe lời bạn mình, Nga- Da-Ngà- Mắt- Nhung bỏ về Đà Lạt. Rồi hai cô biệt tăm từ đấy.
Ngày hôm nay, trên cầu Thị Nghè, bất ngờ, ông Tân gặp lại người đẹp, Thanh- Hoa- Khôi một thời, mặt mày hốc hác, da mặt tái xanh như tàu lá, dáng dấp mệt mỏi chán chường. Tại quán nước cô gái Hà Nội đáng thương, nuớc mắt ràn rủa kể lại các biến cố vừa qua cho ân nhân nghe. Thì ra Thanh và Nga đã nghe lời dụ dỗ, tổ chức chuyến vượt biên, mỗi người đóng ba cây vàng y, của một nghệ sĩ ma me. Y vốn là chỗ quen biết với bố của Nga trước kia. Biết người, biết mặt ai dễ biết lòng. Thế là hai cô bị dính vào bẫy. Họ chưa ra khỏi nhà đã bị công an tới tóm gọn. Bị ngồi tù sau đó. Còn tên lừa đảo kia thì vượt thoát với số vàng cưỡm đựơc của bà con và cuối cùng sang định cư tại Hoa Kỳ.
Nga -Mặt- Hoa sau khi ra tù. về sống với mẹ mình tại Đà Lạt. Còn ông bố thì vẫn còn bị tập trung cải tạo, lao động khổ sai mút mùa lệ thủy” Chừng nào tiến bộ thì về”. Riêng Thanh thì khi được phóng thích, hay tin mẹ và các em mình đã vựợt biên tại Nha Trang. Đã đi thoát, nhưng nàng chưa có tin tức gì về họ cả. Tình cờ ,Thanh gâp một nhà văn kịch sĩ quen biết trước đây. Nhà văn kiêm kịch sĩ Mãnh –Tóc- Bờm, Mãnh- Nghệ- Sĩ, Mãnh-Bắc- Cờ. cán bộ cách mạng XHCN trung niên, kém thua tuổi họa sĩ Tân không nhiều. Trong lúc vừa ra tù, bơ vơ, tứ cố vô thân. Nàng đói lắm, rách lắm, khổ lắm! Thế là người hùng tỏ ra thương hương tíếc ngọc, giúp đỡ đúm bọc nàng tận tình. Họ trở thành tình nhân, sống như vợ chồng sau đó.
“Lửa gần rơm không bơm cũng cháy. Huống hồ xăng hảo hạng gặp quẹt máy Super”
“ Má hồng thất thế sa cơ
Tả tơi, đói rách, nương nhờ nhà văn.
Cán bộ cách mạng thương nàng
Hai bên dan dìu, tình tang êm đềm .
Bây gió ói mửa cô em
Hôi cơm tanh cá, chàng liền dọt ngay.
Cưỡm luôn tiền bạc em đây
Trở về Hà Nột sống rày hiền thê.
Răng đen, bốn lửa, ô dề
Sở Khanh thoát nợ, ê chề nữ nhi.”
Thật vậy, hiện tại Thanh khốn khổ, điêu linh, đói rách quá chừng. Bơ vơ không tiền bạc, không thân thích. Bào thai trong bụng đã ba tháng, càng ngày càng nở to ra. Thật là đau khổ, phiền muộn, lo âu qưá vì cái của nợ này. Nhà văn kịch sĩ ma cô, CS Bắc Cờ. đã cao chạy xa bay về với con vợ già, răng đen, mỏ quạ, bốn con. Mái ấm của họ ở tận xa xôi diệu vợi. Mãnh- Họ- Sở đã mất tăm hơi rồi. Thời buổi này không dễ gì phá thai với một cô gái không gia cư, không hộ khẩu, không việc làm, có lý lịch bết bát của gia đình ngụy như nàng.
ooo
Thế là Chú Ba Tân, một lần nữa, ra tay nghĩa hiệp giúp đở má- hồng-lắm- nỗi-truân- chuyên. Hiệp sĩ Don Quichotte liền đóng vai “ Người –tình- không- biên- giới” đưa nàng vào Bịnh Viện Từ Dũ Sài Gòn để mong giải quyết cái của nợ này. Ông Tân phải năn nĩ các cán bộ Lãnh Đạo, các BS XHCN thương tình giúp đỡ giải quyết bảo thai. Người hùng bảo Thanh là cô em họ của mình. Cô gái ngây thơ nhẹ dạ, đã bị kẻ xấu dụ dỗ, lừa đào cả tình lẫn tiền. Ông khẩn trương nhờ họ tận tình săn sóc cô gái đáng thương kia. Mặc cho tiếng đời xì xào. dị nghị. Tha hồ bàng quan thiên hạ nghĩ sao về họ thì nghĩ khi cô gái ngồi sau xe hiệp sĩ ra vô bịnh viện nhiều lần như thế. Họ cứ cho hai người là tình nhân hay vơ chồng gì đó. Ông chấp nhận sự hiểu lầm của thị phi. Miễn là ông có thể giúp Thanh vứt bỏ đứa con bất đắc dĩ này đí và nàng có thể trở lại cuộc sống bình thường là ông vui lòng rồi.
“ Ngày mai cuộc sống ra sao?
Truân chuyên lắm nỗi, má đào long đong.
Càng tài sắc, càng tang thương
Biển trần chìm nổi, vô thường long lanh.
Từ bi, bác ái vắng tanh
Tình nguời đôi lúc cũng xanh cõi này.”

MINH THÀNH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân